Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Về chủ thể có thẩm quyền giám đốc thẩm


Theo Từ điển tiếng Việt, “thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật”.(1) Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, thẩm quyền của toà án là tổng hợp các quyền về hình thức cũng như nội dung mà pháp luật quy định cho toà án được xem xét, giải quyết những vụ việc nhất định, trong phạm vi, giới hạn nhất định và có những cách giải quyết, định đoạt nhất định.(2) Như vậy, thẩm quyền giám đốc thẩm của toà án là chế định có phạm vi rộng, bao gồm nhiều nội dung trong đó có những nội dung cơ bản đó là việc xác định chủ thể nào có quyền giám đốc thẩm (thẩm quyền giám đốc thẩm); giới hạn những vấn đề được giải quyết khi giám đốc thẩm (phạm vi giám đốc thẩm); có quyền giải quyết như thế nào (quyền hạn của hội đồng giám đốc thẩm). Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập việc xác định chủ thể có quyền giám đốc thẩm.
Điều 279 BLTTHS năm 2003 quy định:
“1. Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đă có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện. Uỷ ban thẩm phán TAQS cấp quân khu giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đă có hiệu lực pháp luật của TAQS khu vực.
2. Toà hình sự TANDTC giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đă có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh. TAQSTƯ giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đă có hiệu lực pháp luật của TAQS cấp quân khu.
3. Hội đồng thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đă có hiệu lực pháp luật của TAQSTƯ, của toà hình sự, các toà phúc thẩm TANDTC bị kháng nghị.
4. Những bản án hoặc quyết định đă có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này thì cấp có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án”.
So với quy định của BLTTHS năm 1988, BLTTHS năm 2003 đă bổ sung quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đă có hiệu lực pháp luật về cùng vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau. Theo quy định trong BLTTHS năm 1988, thẩm quyền giám đốc thẩm luôn thuộc về toà án cấp trên trực tiếp của toà án đă ra bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Việc phân định thẩm quyền xét xử theo nguyên tắc toà án cấp trên trực tiếp giám đốc việc xét xử của toà án cấp dưới có nhiều điểm hợp lí, đảm bảo được yêu cầu phân quyền theo tổ chức toà án. Tuy nhiên, quy định này chỉ phù hợp với những vụ án mà chỉ có một bản án có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vụ án phức tạp có nhiều bị cáo hoặc bị cáo phạm nhiều tội khác nhau và phải qua nhiều cấp xét xử như sơ thẩm, phúc thẩm hoặc đă qua giám đốc thẩm thì có thể trong cùng vụ án có nhiều bản án có hiệu lực pháp luật. Ví dụ, trường hợp chỉ có kháng nghị phúc thẩm đối với một phần bản án sơ thẩm của toà án cấp huyện thì phần bản án sơ thẩm không bị kháng nghị phúc thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật, nếu phần bản án này có kháng nghị giám đốc thẩm thì toà án cấp tỉnh là toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Phần bản án bị kháng nghị phúc thẩm được toà án cấp tỉnh đă xét xử phúc thẩm, nếu bản án của toà án cấp phúc thẩm bị kháng nghị giám đốc thẩm thì toà hình sự TANDTC có thẩm quyền giám đốc thẩm. Quy định chỉ có toà án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giám đốc làm cho việc giải quyết vụ án phức tạp và kéo dài vì phải chờ toà án này giám đốc thẩm xong, toà án khác mới có hồ sơ vụ án để giám đốc thẩm. Hơn nữa, việc hai cấp toà án cùng giám đốc thẩm một vụ án cũng hạn chế việc xét lại bản án một cách toàn diện. Quy định tại khoản 4 Điều 279 BLTTHS năm 2003 làm cho việc giám đốc thẩm linh hoạt hơn và khắc phục những vướng mắc nói trên. Tuy nhiên, thẩm quyền giám đốc thẩm như quy định hiện nay cũng vẫn c̣n nhiều cấp, cần phải được quy định tập trung hơn nữa.
Trước đây, theo quy định của BLTTHS năm 1988 thì có bốn cấp có thẩm quyền giám đốc thẩm. Như vậy, “về lí thuyết và thực tiễn một vụ án có thể trải qua sáu lần xét xử và đòi hỏi thời gian và các chi phí khác rất lớn và nhiều khi để lại trong tâm lí xă hội những ấn tượng rất không hay về hiệu quả hoạt động của cơ quan pháp luật nói chung và các toà án nói riêng”.(3) Việc BLTTHS năm 2003 không quy định thẩm quyền giám đốc thẩm cuả Uỷ ban thẩm phán TANDTC đă phần nào đă hạn chế được những hậu quả nói trên đồng thời phù hợp với quy định về tổ chức của TANDTC (theo khoản 2 Điều 18 Luật tổ chức TAND trong cơ cấu tổ chức không c̣n Uỷ ban thẩm phán). Tuy nhiên, theo chúng tôi, thẩm quyền giám đốc thẩm cần phải quy định tập trung vào TANDTC.
Thứ nhất, theo chúng tôi, không cần thiết phải quy định thẩm quyền giám đốc thẩm ở toà án cấp tỉnh mà nên tập trung thẩm quyền giám đốc thẩm vào TANDTC vì những lí do sau:
- Do tính chất đặc biệt của giám đốc thẩm là xét lại các bản án, quyết định khi các bản án, quyết định này đă có hiệu lực pháp luật, đă được thi hành, thậm chí đă thi hành xong nên việc xét lại phải hết sức thận trọng và đảm bảo chất lượng. Khi thẩm quyền giám đốc thẩm được tập trung ở TANDTC với những thẩm phán chuyên ngành có trình độ chuyên môn cao sẽ đảm bảo tốt hơn chất lượng của hoạt động giám đốc thẩm.
- Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm thông qua hoạt động xét lại bản án, quyết định đă có hiệu lực pháp luật thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn việc áp dụng và thi hành pháp luật đúng và thống nhất. Nếu quá nhiều toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm có thể dẫn đến trường hợp các toà án giải quyết không thống nhất đối với cùng vấn đề. Quy định thẩm quyền giám đốc thẩm tập trung ở TANDTC không chỉ nâng cao chất lượng giám đốc thẩm mà c̣n làm cho việc giám đốc thẩm thống nhất hơn.
- Việc giám đốc thẩm ở cấp tỉnh vì nhiều lí do khách quan và chủ quan nên hiệu quả chưa cao.
- Việc giảm bớt một cấp giám đốc thẩm làm cho thủ tục bớt phiền phức, kéo dài, đáp ứng được yêu cầu xử lí nhanh chóng, kịp thời tội phạm và người phạm tội, tránh t́nh trạng việc giải quyết vụ án bị kéo dài, làm giảm hiệu lực của các bản án và quyết định đă có hiệu lực pháp luật. Mặt khác, do giám đốc thẩm không phải là hoạt động xét xử nên khi xác định thẩm quyền giám đốc thẩm tập trung vào TANDTC cũng không ảnh hưởng đến những vấn đề mà khi xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm phải quan tâm như đảm bảo thuận lợi cho những người tham gia tố tụng, đảm bảo hiệu quả kinh tế của việc xét xử sao cho tiết kiệm nhất…
- Việc xác định chỉ có TANDTC có thẩm quyền giám đốc thẩm là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp, trong Nghị quyết của Bộ chính trị số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đă định hướng; tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, việc xét xử sơ thẩm được tiến hành ở toà án sơ thẩm cấp khu vực và một số vụ án ở toà án phúc thẩm; việc xét xử phúc thẩm được tiến hành ở toà án cấp phúc thẩm và ở toà thượng thẩm; việc giám đốc thẩm và tái thẩm được tiến hành ở TANDTC.
- Việc xác định chỉ có TANDTC có thẩm quyền giám đốc thẩm là phù hợp với Hiến pháp năm 1992. Điều 34 Hiến pháp năm 1992 quy định: “TANDTC giám đốc việc xét xử của các TAND địa phương và các TAQS” mà không quy định cho TAND cấp tỉnh giám đốc việc xét xử của TAND cấp huyện.
Về thực tiễn, theo số liệu thống kê của TANDTC, trong 12 năm (1996 – 2007), số lượng án giám đốc thẩm thụ lí ở cấp tỉnh là 2.589/5.561 vụ, chiếm 46,55% tổng số án giám đốc thẩm mà toà án đă thụ lí. Nếu không quy định thẩm quyền giám đốc thẩm ở cấp tỉnh thì số lượng án cần giám đốc thẩm dồn lên TANDTC khoảng gần gấp đôi mức hiện nay. Tuy nhiên, với những giải pháp đồng bộ, số lượng án cần giám đốc thẩm sẽ giảm đi nhiều nên sẽ không vượt quá khả năng giải quyết của TANDTC. Trên thực tế, số lượng án có kháng nghị giám đốc thẩm ngày càng giảm và giảm mạnh trong năm 2004, 2005. Theo số liệu thống kê của TANDTC, năm 1996, số lượng án giám đốc thẩm hình sự là 620 vụ; năm 2007 chỉ c̣n 228 vụ, bằng 36,77%, giảm 63,23% so với số lượng án giám đốc thẩm hình sự năm 1996.
Từ lí luận và thực tiễn có thể thấy rằng việc tập trung thẩm quyền giám đốc thẩm vào TANDTC là cần thiết và đáp ứng thực tiễn xét xử. Nghiên cứu luật tố tụng hình sự của một số nước chúng tôi nhận thấy xu hướng chung các nước quy định chủ thể có quyền giám đốc thẩm rất hạn chế, hầu hết chỉ quy định một cấp toà án có quyền giám đốc thẩm, tập trung quyền này vào một toà án duy nhất là toà phá án hoặc toà án tối cao. Luật tố tụng hình sự các nước thường chỉ quy định một hoặc hai cấp giám đốc thẩm. Luật tố tụng hình sự Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada quy định thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc TATC.(4) Luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp quy định thẩm quyền phá án thuộc toà phá án.(5) Cũng có nước như Liên bang Nga, Trung Quốc quy định ngoài TANDTC thì các toà án khác cũng có quyền giám đốc thẩm. Theo quy định tại Điều 403 BLTTHS Liên bang Nga, có ba cấp có thẩm quyền giám đốc thẩm: Uỷ ban thẩm phán của TATC nước Cộng hoà, toà án vùng, khu vực, toà án thành phố thuộc liên bang và uỷ ban thẩm phán TAQS vùng, khu vực; cấp thứ hai là Uỷ ban thẩm phán quân sự và Uỷ ban thẩm phán về các vụ án hình sự thuộc TATC Liên bang; cấp thứ ba là Hội đồng thẩm phán TATC Liên bang Nga.(6) Do tổ chức nhà nước của Liên bang Nga là nhà nước liên bang nên thẩm quyền giám đốc thẩm gồm nhiều cấp nhưng nếu xét trong phạm vi của nước cộng hòa thì chỉ có một cấp thuộc TATC nước cộng hòa; c̣n ở Liên bang chỉ có hai cấp thuộc TATC Liên bang. Như vậy, có thể thấy rằng thẩm quyền giám đốc thẩm theo quy định của Liên bang Nga cũng hạn chế tập trung vào TATC nước cộng hòa và TATC Liên bang.
Thứ hai, cần xem xét lại quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC.
Theo quy định của BLTTHS, Hội đồng thẩm phán của TANDTC là cấp giám đốc thẩm cao nhất và tiến hành giám đốc thẩm các bản án hoặc quyết định đă có hiệu lực pháp luật của các toà thuộc TANDTC, về tất cả các chuyên ngành hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Quy định này không hợp lí vì những lí do sau:
- Việc xét lại những bản án hoặc quyết định đă có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm ở Hội đồng thẩm phán TANDTC đòi hỏi những người tham gia Hội đồng giám đốc thẩm phải là những thẩm phán có trình độ chuyên môn cao (có thể nói là ở mức cao nhất) trong lĩnh vực mà họ tham gia giám đốc thẩm. Đòi hỏi này thứ nhất là do tính chất của những vụ án phải xét lại, nhìn chung, những vụ án phải xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm là những vụ án có sự phức tạp trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết, cần phải có những chuyên gia giỏi để xem xét và giải quyết; thứ hai là do tính chất của quyết định giám đốc thẩm mà Hội đồng thẩm phán TANDTC đưa ra, Hội đồng thẩm phán TANDTC là cấp giám đốc thẩm cao nhất trong hệ thống TAND, quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC không thể bị kháng nghị giám đốc thẩm để xét lại. VÌ vậy, quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC phải đảm bảo tính đúng đắn ở mức cao nhất, phải là mẫu mực của việc áp dụng pháp luật, đảm bảo tính hướng dẫn đối với việc xét xử của toà án các cấp.
- Trong khi đó, theo quy định pháp luật hiện hành, Hội đồng thẩm phán của TANDTC không phải là Hội đồng chuyên ngành, thành viên của Hội đồng thẩm phán TANDTC gồm những thẩm phán thuộc những chuyên ngành khác nhau mà trong t́nh hình thực tế của nước ta hiện nay “không thể hoặc rất khó tìm ra những thẩm phán được đào tạo chuyên sâu, có tri thức tốt và khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp về tất cả các ngành luật”.(7) VÌ vậy, việc Hội đồng thẩm phán TANDTC giám đốc tất cả các bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật về các vụ án thuộc các lĩnh vực khác nhau là không đảm bảo chất lượng, không đáp ứng đòi hỏi của việc giám đốc thẩm ở cấp cao nhất này.
- Việc Hội đồng thẩm phán TANDTC phải giám đốc thẩm tất cả những bản án hoặc quyết định đă có hiệu lực pháp luật của các toà thuộc TANDTC làm cho Hội đồng thẩm phán mất rất nhiều thời gian vào việc giám đốc thẩm, không có điều kiện thực hiện chức năng rất quan trọng là hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.(8)
- Việc thực hiện quy định Hội đồng thẩm phán TANDTC giám đốc thẩm phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Hội đồng thẩm phán TANDTC không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện mà có thể khó khăn do không đủ số lượng thành viên để lập hội đồng theo luật định.
- Việc quy định thành viên của Hội đồng thẩm phán TANDTC có thể không tham gia hội đồng giám đốc thẩm dẫn đến bất cập trong việc biểu quyết của hội đồng. Nếu theo quy định hiện nay (khi biểu quyết về nội dung của kháng nghị phải biểu quyết theo trình tự những ý kiến đồng ý với kháng nghị, những ý kiến không đồng ý với kháng nghị) thì vẫn có thể xảy ra t́nh trạng không có ý kiến nào được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng thẩm phán TANDTC biểu quyết tán thành dẫn đến việc phải hoăn phiên toà.
Để giải quyết những bất cập trên, một số nhà khoa học đă đưa ra giải pháp:
- Có quan điểm cho rằng cần thành lập hội đồng giám đốc thẩm chuyên ngành gồm từ 5 đến 7 thành viên của Hội đồng thẩm phán theo quyết định của Chánh án TANDTC.(9)
- Có quan điểm cho rằng có thể lựa chọn hai giải pháp: Hoặc là thành lập hội đồng giám đốc thẩm chuyên ngành bao gồm 9 hoặc 12 thẩm phán hoặc là khi bổ nhiệm thẩm phán vào chức vụ chánh toà các toà chuyên trách hoặc toà phúc thẩm của TANDTC (là những thành viên của Hội đồng thẩm phán TANDTC) phải tuyển chọn được những người giỏi về pháp luật, có trình độ và kiến thức tốt về tất cả các ngành luật, đây là vấn đề rất khó trong t́nh hình đào tạo cán bộ hiện nay.(10)
Trên cơ sở những phân tích như đã trình bày, chúng tôi nhất trí với quan điểm của PGS.TS Trần Văn Độ cho rằng: Không nên quy định thẩm quyền giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC để Hội đồng tập trung vào việc hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật; tổng kết kinh nghiệm xét xử; thông qua báo cáo của Chánh án TANDTC về công tác của tòa án để trình bày Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Để thay thế vai trò của Hội đồng thẩm phán TANDTC trong giám đốc thẩm, thành lập Hội đồng thẩm phán chuyên ngành gồm 5 hoặc 7 thành viên do Chánh án TANDTC quyết định phân công cho từng vụ án cụ thể. Quy định như vậy là đảm bảo tính chuyên ngành của Hội đồng giám đốc thẩm. Mặt khác, nếu thành lập Hội đồng giám đốc thẩm chuyên ngành gồm 5 hoặc 7 thành viên do Chánh án TANDTC quyết định phân công cho từng vụ án cụ thể sẽ linh hoạt hơn rất nhiều so với quy định hiện hành. Việc quy định theo hướng đó cũng đảm bảo tính khả thi cho việc quy định tất cả các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm phải có mặt tại phiên tòa vì số lượng thẩm phán không có nhiều và có thể thay đổi. Khi các thành viên đã có mặt đầy đủ tại phiên tòa thì những bất cập hiện nay trong việc Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết để ra quyết định giám đốc thẩm cũng sẽ được giải quyết một cách triệt để hơn.

Chú thích:
(1).Xem: Trung tâm từ điển học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa học xă hội, Hà Nội, 1994, tr. 890.
(2).Xem: Nguyễn Văn Hiện, “Vấn đề thực tiễn, lí luận và yêu cầu hoàn thiện thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự của toà án các cấp”, Tạp chí toà án nhân dân, số 4 năm 1997, tr.30. – Xem: Nguyễn Văn Huyên (2003), “Thẩm quyền xét xử của toà án”, Giai đoạn xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.32; – Xem: Nguyễn Đức Mai, “Thẩm quyền của toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm”, Tạp chí toà án nhân dân, số 2 năm 1994, tr.19.
(3).Xem: Trần Văn Độ, “Một số ý kiến về hoàn thiện thẩm quyền xét xử của toà án các cấp”, Tạp chí toà án nhân dân, số 6 năm 2001, tr.3.
(4). VKSNDTC, Viện khoa học kiểm sát, tố tụng hình sự Hàn Quốc, (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội, 1998, tr.100; VKSNDTC, Viện khoa học kiểm sát, BLTTHS Nhật Bản, (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội, 1993, tr. 74; VKSNDTC, Viện khoa học kiểm sát, BLTTHS Canada 1994, (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội, 1998, tr.230.
(5). Nhà pháp luật Việt – Pháp, BLTTHS của nước Cộng hoà Pháp, bản dịch tiếng Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.243.
(6). VKSNDTC, Viện khoa học kiểm sát, BLTTHS Liên bang Nga, (bản dịch tiếng Việt), Hà Nội, 2002, tr.167.
(7).Xem: Nguyễn Văn Hiện, “Tiếp tục hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xét xử của toà án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 4 năm 1998, tr.12.
(8).Xem: Trần Văn Độ, “Một số vấn đề về tái thẩm”, Tạp chí luật học, số 4 năm 1995, tr.6.
(9).Xem: Trần Văn Độ, “Một số ý kiến về hoàn thiện thẩm quyền xét xử của toà án các cấp”, Tạp chí toà án nhân dân, số 6 năm 2001, tr.6.
(10).Xem: Nguyễn Văn Hiện, “Tiếp tục hoàn thiện các quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác xét xử của toà án”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 4 năm 1998, tr.12.
 Nguồn: Tạp chí Luật học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét