Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

QUY ÐỊNH HỌP ÐẠI HỘI ÐỒNG CỔ ÐÔNG VÀ VỐN ÐIỀU LỆ CỦA NGÂN HÀNG CẦN ÐƯỢC THỰC TIỄN KIỂM NGHIỆM


Hiện nay, Việt Nam có 35 ngân hàng thương mại cổ phần (chưa bao gồm Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội mới sau khi Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội – Habubank sáp nhập vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội) và 5 ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó, có 4 ngân hàng đã cổ phần phần hoá, chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức ngân hàng thương mại cổ phần, ngoại trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank chuyển đổi sang hoạt động dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước sở hữu từ tháng 10/2010). Do đó, tổ chức và hoạt động của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đang chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng đối với loại hình công ty cổ phần (loại hình công ty này trong lĩnh vực ngân hàng gọi là ngân hàng thương mại cổ phần – sau đây gọi tắt là “Ngân hàng”).
Về mô hình công ty cổ phần thì Ðại hội đồng cổ đông (bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết) là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng. Các cổ đông thực hiện quyền biểu quyết của mình về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Ðại hội đồng cổ đông thông qua các phiên họp thường niên hoặc bất thường hoặc thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản. Tùy theo quy định trong Ðiều lệ của từng Ngân hàng, Ðại hội đồng cổ đông có thể xem xét, quyết định các vấn đề rộng hơn so với các vấn đề bắt buộc do pháp luật quy định; các vấn đề còn lại sẽ được Ðại hội đồng cổ đông giao hoặc ủy quyền cho Hội đồng quản trị toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của Ngân hàng và được quy định trong Ðiều lệ của Ngân hàng. Việc Ngân hàng tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên hoặc bất thường phải được tiến hành trong một thời hạn nhất định và phải thông báo, gửi giấy mời các cổ đông tham dự trước một thời hạn tối thiểu xác định theo quy định tại Ðiều lệ của Ngân hàng hoặc quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy định không phù hợp với thực tiễn hoặc thiếu nhất quán giữa các văn bản quy phạm pháp luật có thể làm cho các Ngân hàng không thể tuân thủ được mọi quy định liên quan, đặc biệt là ngành Ngân hàng nơi các ngân hàng thương mại vừa phải tuân thủ quy định của pháp luật chung, vừa phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đề cập đến quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật Doanh nghiệp năm 2005 về thời hạn tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên hoặc bất thường, xác định vốn điều lệ (lý luận về luật thực định) và thực tiễn áp dụng các quy định này trong quá trình hoạt động và kinh doanh của Ngân hàng.
1. Thời hạn tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Ðại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính(1). Thời hạn họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên có thể được gia hạn thêm 2 tháng nếu được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp thuận theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Căn cứ quy định nêu trên của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Ðiều lệ của các Ngân hàng cũng có quy định tương tự. Thực tế, để họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên, các Ngân hàng phải chờ số liệu kiểm toán được ghi trong báo cáo tài chính hợp nhất (dường như các Ngân hàng đều có công ty con trực thuộc, như: công ty chứng khoán, công ty quản lý và khai thác tài sản, công ty cho thuê tài chính…) vì theo quy định của pháp luật, kết quả kinh doanh của năm trước trình Ðại hội đồng cổ đông phê duyệt phải là số liệu đã được kiểm toán và được ghi nhận trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán, trong khi thời hạn hoàn tất việc kiểm toán báo cáo tài chính năm là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính (31/12 hàng năm). Cho nên, phần lớn các Ngân hàng đều tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Việc Ðại hội đồng cổ đông họp thường niên trong thời gian này sẽ đáp ứng được sự mong đợi của các cổ đông (mong họp Ðại hội đồng cổ đông sớm để biết được kết quả kinh doanh và mức cổ tức được chia trong năm qua, định hướng và kế hoạch kinh doanh trong năm tới…) và tiết kiệm được thời gian, chi phí không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục xin gia hạn thời gian tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên. Trường hợp vì lý do nào đó mà Ngân hàng chưa chuẩn bị xong các nội dung trình Ðại hội đồng cổ đông thường niên (như chưa chuẩn bị xong nhân sự để bầu mới/thay thế thành viên Hội đồng quản trị và/hoặc Ban kiểm soát, chưa thống nhất được các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh cho phù hợp tình hình mới trên thị trường, chưa thống nhất được các nội dung trình Ðại hội đồng cổ đông ngoài các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật(2)…), cuộc họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên được thông báo trước đó có thể được hủy bỏ để tổ chức lại vào một thời điểm thích hợp trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Thực tế, đã có nhiều Ngân hàng phải hủy cuộc họp thường niên dự kiến để tổ chức lại cuộc họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên. Ðiển hình là Vietinbank thông báo tạm hoãn họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên 2011 dự kiến tổ chức ngày 04/4/2011 để tổ chức họp thường niên vào ngày 31/5/2011 sau khi có sự chấp thuận của Phòng đăng ký kinh doanh số 01 – Sở Kế hoạch và Ðầu tư TP. Hà Nội tại Công văn số
55/CV-ÐKKD ngày 27/4/2011 hoặc mới đây, cuộc họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên 2012 của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội cũng lùi từ ngày 28/4/2012 xuống ngày 05/5/2012 hoặc Sacombank cũng phải thông báo lùi họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên 2012 xuống ngày 26/5/2012 sau khi Eximbank đề nghị bầu lại toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị và Sacombank chưa kịp chuẩn bị bổ sung một số vấn đề quan trọng liên quan đến công tác tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên 2012 trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính như quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005… Như vậy, thời gian gia hạn họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 là phù hợp với thực tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật về họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên, nhất là các trường hợp vì lý do khách quan không thể họp thường niên trước 30/4 hàng năm và phải xin gia hạn thêm 2 tháng.
Kể từ ngày 01/01/2011 (ngày có hiệu lực của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010), quy định về thời gian gia hạn 2 tháng họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên trong Ðiều lệ của Ngân hàng đã không được một bộ phận cán bộ tiếp nhận đăng ký Ðiều lệ Ngân hàng chấp nhận với lý do Luật các tổ chức tín dụng 2010 chỉ quy định Ðại hội đồng cổ đông họp thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính(3) mà không quy định về việc gia hạn thời gian họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên như quy định tại khoản 2 Ðiều 97 của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Cho nên, Ðiều lệ của Ngân hàng phải tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành (Luật các tổ chức tín dụng năm 2010) về thời gian tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên. Những người này cho rằng, việc Ngân hàng quy định thời gian gia hạn họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên trong Ðiều lệ của Ngân hàng theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 (pháp luật chung) là không phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (pháp luật chuyên ngành). Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Luật Doanh nghiệp năm 2005 đều có quy định thống nhất về thời hạn tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên là 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp hết thời hạn này mà chưa thể tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên thì Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 không quy định thời gian gia hạn, trong khi Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho phép kéo dài thời hạn tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông lên tới 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính với điều kiện có sự chấp thuận của cơ quan đăng ký kinh doanh theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Do pháp luật chuyên ngành không quy định thời gian gia hạn họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên, nên Ngân hàng có quyền áp dụng quy định của pháp luật chung để quy định trong Ðiều lệ của mình. Quy định như vậy là phù hợp với nguyên tắc áp dụng luật và tạo cơ sở thuận tiện cho Ngân hàng tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên. Thực tế chứng minh, việc các Ngân hàng hiểu và quy định trong Ðiều lệ về thời gian gia hạn họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên như nêu trên là phù hợp và đã được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (các Sở Kế hoạch và Ðầu tư trong cả nước). Chính vì vậy, bộ phận tiếp nhận đăng ký Ðiều lệ Ngân hàng tại cơ quan chức năng nên nghiên cứu thêm nguyên tắc áp dụng luật để có cách nhìn và hiểu đúng đắn hơn về hệ thống pháp luật Việt Nam, qua đó, xem xét, chấp thuận quy định tại Ðiều lệ của các Ngân hàng về thời gian gia hạn họp Ðại hội đồng cổ đông thường niên như quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005.
2. Thời hạn tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông bất thường
Ðại hội đồng cổ đông được triệu tập họp bất thường theo quyết định của Hội đồng quản trị khi xảy ra các sự kiện mà Ngân hàng không lường trước được và không thể giải quyết được bằng hình thức khác (lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản) hoặc các nội dung trình Ðại hội đồng cổ đông không thể giao/ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định. Trường hợp phải tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông bất thường, Ngân hàng phải tuân thủ các thủ tục và trình tự do pháp luật quy định hoặc Ðiều lệ Ngân hàng quy định. Tuy nhiên, sự quy định thiếu nhất quán giữa các văn bản quy phạm pháp luật và không phù hợp với thực tiễn có thể làm cho Ngân hàng vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức họp Ðại hội đồng cổ đông bất thường.
Trước khi chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần (bao gồm cả thành lập mới và chuyển đổi), Ngân hàng phải lựa chọn đủ số ứng cử viên làm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát để trình Ðại hội đồng cổ đông thông qua. Ðương nhiên, ứng cử viên phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện tương ứng làm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát do pháp luật hoặc Ðiều lệ của Ngân hàng quy định. Sau khi được bầu tại Ðại hội đồng cổ đông, số thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng phải có ít nhất 5 thành viên và có nhiều nhất không quá 11 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên độc lập. Thành viên của Ban kiểm soát không bị khống chế mức tối đa mà chỉ phải có đủ số lượng tối thiểu 3 thành viên. Ðại hội đồng cổ đông có quyền quy định trong Ðiều lệ của Ngân hàng số lượng thành viên cụ thể của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của từng nhiệm kỳ trong phạm vi số lượng thành viên nêu trên. Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát không quá 5 năm và thực tế thường dao động từ 3 – 5 năm. Trong quá trình hoạt động, có nhiều nguyên nhân dẫn đến số thành viên còn lại của Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát không đủ hai phần ba tổng số thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định của Ðiều lệ Ngân hàng (như thành viên Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát bị chết đột xuất do tai nạn hoặc bệnh tật, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị truy cứu trách nhiệm pháp lý, có đơn xin từ chức do áp lực công việc quá lớn…). Khi xảy ra sự kiện này, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 yêu cầu Ngân hàng phải bổ sung đủ số lượng thành viên Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên(4).
Tuy nhiên, việc Ngân hàng phải bổ sung đủ số lượng thành viên Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát trong thời hạn 60 ngày theo quy định nêu trên là khó có thể thực hiện được trên thực tế, đặc biệt là các Ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán vì các lý do chính sau đây:
(i) Khi số lượng thành viên Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát không đủ theo yêu cầu nêu trên thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người khác có thẩm quyền phải triệu tập họp Hội đồng quản trị để xem xét, thông qua nội dung trình Ðại hội đồng cổ đông và thủ tục bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát. Người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông báo mời họp cho các thành viên Hội đồng quản trị chậm nhất 5 ngày làm việc (tương đương với 7 ngày) trước ngày dự kiến họp và gửi kèm theo các tài liệu có liên quan. Cuộc họp Hội đồng quản trị chỉ được tiến hành khi có đủ từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập lần thứ nhất không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì người có thẩm quyền được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trong trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.
(ii) Sau khi họp và thống nhất nội dung trình Ðại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị phải gửi thông báo thực hiện quyền đầy đủ, hợp lệ tới Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày đề nghị chốt danh sách cổ đông (tương đương 2 tuần làm việc = 14 ngày). Chậm nhất 4 ngày làm việc sau ngày chốt danh sách cổ đông, VSD mới gửi cho Ngân hàng danh sách cổ đông tổng hợp được quyền tham dự họp Ðại hội đồng cổ đông bất thường.
(iii) Danh sách cổ đông có quyền dự hp Ðại hội đồng cổ đông bất thường được lập dựa trên danh sách cổ đông (sổ đăng ký cổ đông) được chốt tại thời điểm xác định để thực hiện quyền nêu trên và phải lập xong chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc Ðại hội đồng cổ đông bất thường.
(iv) Hội đồng quản trị phải lấy ý kiến các cổ đông có quyền dự họp Ðại hội đồng cổ đông bằng văn bản về số lượng thành viên dự kiến bầu, bổ sung vào Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát. Thời hạn lấy ý kiến của các cổ đông về việc ứng cử, đề cử nhân sự dự kiến phải được ghi cụ thể tại văn bản lấy ý kiến và bảo đảm tối thiểu 30 ngày, kể từ ngày gửi văn bản lấy ý kiến(5).
(v) Chậm nhất 30 ngày trước ngày dự kiến họp Ðại hội đồng cổ đông bất thường để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát, Ngân hàng lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự theo quy định tại khoản 1 Ðiều 51 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Song, thời hạn Ngân hàng Nhà nước trả lời Ngân hàng về danh sách nhân sự dự kiến hiện vẫn chưa được quy định rõ ràng.
(vi) Cuộc họp Ðại hội đồng cổ đông bất thường được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Nếu cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì Hội đồng quản trị được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp Ðại hội đồng cổ đông bất thường được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Nếu cộng cơ học các khoảng thời gian nêu trên thì tổng thời gian thực hiện các thủ tục trước khi họp với giả thiết cuộc họp lần đầu của Hội đồng quản trị và Ðại hội đồng cổ đông đủ điều kiện để tiến hành thì ít nhất mất 85 ngày, kể từ ngày không đủ số thành viên Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát theo quy định tại Ðiều lệ của Ngân hàng, Ðại hội đồng cổ đông mới có thể họp bất thường để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát. Do đó, quy định nêu trên của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 không chỉ không phù hợp với thực tiễn mà còn không nhất quán với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 “Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá một phần ba so với số quy định tại Ðiều lệ công ty thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Ðại hội đồng cổ đông trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị(6). Chính vì lẽ đó, quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 cần được tổng kết, đánh giá để có kế hoạch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và quy định của pháp luật chung mà thực tiễn đã kiểm nghiệm.
3. Xác định vốn điều lệ
Vốn điều lệ của Ngân hàng là một trong những căn cứ quan trọng để phân định và xác định thẩm quyền của Ðại hội đồng cổ đông với Hội đồng quản trị. Nếu quy định của pháp luật về vốn điều lệ phù hợp với vốn điều lệ thực của Ngân hàng tại từng thời điểm thì quyền lợi chính đáng của Ngân hàng được bảo đảm và không tạo động cơ cho các Ngân hàng tìm cách lách luật để được hưởng các quyền lợi chính đáng của mình phù hợp với vốn điều lệ thực; ngược lại, việc xác định vốn điều lệ không phù hợp với vốn điều lệ thực của Ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của Ngân hàng và tạo động cơ cho các Ngân hàng tìm cách lách luật để bảo đảm quyền lợi của mình cho phù hợp với vốn điều lệ thực tại từng thời điểm. Do vậy, quy định của pháp luật chuyên ngành về xác định vốn điều lệ vừa phải phù hợp với thực tiễn, vừa phải phù hợp với thông lệ quốc tế và thống nhất với quy định của pháp luật chung.
Theo quy định tại các điểm o, p, q khoản 2 Ðiều 59 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì Ðại hội đồng cổ đông quyết định thông qua phương án góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng khác; quyết định đầu tư, mua, bán tài sản của ngân hàng; thông qua các hợp đồng với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), cổ đông lớn, người có liên quan của người quản lý, thành viên Ban kiểm soát, cổ đông lớn của ngân hàng, công ty con, công ty liên kết của ngân hàng. Thẩm quyền quyết định của Ðại hội đồng cổ đông đối với các nội dung nêu trên được xác định ở giới hạn có giá trị bằng 20% trở lên vốn điều lệ của Ngân hàng được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất. Nếu các nội dung trên có giá trị dưới 20% vốn điều lệ của Ngân hàng được ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất sẽ do Hội đồng quản trị quyết định hoặc được phân cấp, ủy quyền cho Tổng Giám đốc, tuỳ theo quy định nội bộ và Ðiều lệ của từng Ngân hàng.
Tuy nhiên, quy định nêu trên của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 về vốn điều lệ để xác định thẩm quyền của Ðại hội đồng cổ đông là chưa thật phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật về chứng khoán. Như chúng ta đã biết, vốn điều lệ của Ngân hàng là số vốn do các cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Ðiều lệ của Ngân hàng. Ðối với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng – một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các cổ đông phải góp đủ vốn pháp định trước khi được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ của Ngân hàng là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho Ngân hàng và được ghi nhận trong Ðiều lệ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bao gồm cả các lần thay đổi vốn điều lệ trong quá trình kinh doanh). Cho nên, vốn điều lệ của Ngân hàng có thể được bổ sung (tăng lên) thông qua hình thức phát hành cổ phiếu. Hiện nay, có hai hình thức phát hành cổ phiếu phổ biến để tăng vốn điều lệ của Ngân hàng, bao gồm: chào bán cổ phiếu ra công chúng và chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Pháp luật về chứng khoán không hạn chế số đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng mà chỉ yêu cầu các đợt chào bán cổ phần riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 6 tháng. Do đó, một năm Ngân hàng có thể có nhiều lần tăng vốn điều lệ dưới hình thức phát hành cổ phiếu, tùy thuộc vào quyết định của Ðại hội đồng cổ đông và các điều kiện mà Ngân hàng phải đáp ứng theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, về cả lý luận và thực tiễn, báo cáo tài chính của Ngân hàng chỉ được kiểm toán mỗi năm/một lần. Ðiều này dẫn đến số vốn điều lệ được ghi trong báo cáo tài chính được kiểm toán gần nhất không phản ánh đúng số vốn điều lệ thực của Ngân hàng giữa hai kỳ kiểm toán nếu Ngân hàng có phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong khoảng thời gian đó, nhất là khi đợt kiểm toán báo cáo tài chính năm trước và năm sau cách nhau đến 12 tháng.
Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi của Ngân hàng và phù hợp với thực tiễn, vốn điều lệ quy định tại các điểm o, p, q khoản 2 Ðiều 59 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 nên được xác định theo số vốn điều lệ được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hiện hành của Ngân hàng.
Thay cho lời kết
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 là đạo luật chuyên ngành có hiệu lực cao nhất và là căn cứ pháp lý hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Mặc dù đạo luật này đã khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 cũng như đã bổ sung một số quy định mới cho phù hợp với pháp luật của các nước phát triển trên thế giới, tập quán quốc tế, nhưng sau gần hai năm thực hiện, những quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 cần được thực tiễn kiểm nghiệm để phản ánh, chứng minh tính thực thi, phù hợp hoặc chưa phù hợp. Vì vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên tổ chức họp tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm để bảo đảm những quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 được thực hiện trên thực tế, tạo cơ sở pháp lý thuận tiện và hành lang pháp lý an toàn cho các Ngân hàng thực hiện.

1) Khoản 2 Ðiều 97 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
(2) Các nội dung quy định tại khoản 2 Ðiều 97 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
(3) Khoản 1 Ðiều 59 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
(4) Khoản 3 Ðiều 43 và khoản 5 Ðiều 44 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
(5) Khoản 1 mục II Công văn số 324/NHNN-TTGSNH ngày 18/01/2012 của Ngân hàng Nhà nước.
(6) Khoản 3 Ðiều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Nguồn: TẠP CHÍ NGÂN HÀNG SỐ 12/2012

BÀN VỀ VIỆC TÒA ÁN YÊU CẦU PHẢI HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ …


ng A và ông B ký hợp đồng (viết tay) chuyển nhượng quyền sử dụng đất với nhau nhưng đến hạn theo thỏa thuận thì ông B (người chuyển nhượng) không đồng ý làm thủ tục chuyển quyền sang tên nên hai bên phát sinh tranh chấp. Ông A đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án xử: Tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên và yêu cầu ông B phải trả số tiền đã nhận chuyển nhượng.
Thẩm phán đã thụ lý hồ sơ và lãnh đạo Tòa án đã phân công một Thẩm phán khác giải quyết vụ án trên. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Thẩm phán trực tiếp giải quyết án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án căn cứ vào khoản 2, Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự với lý do tranh chấp giữa ông A và ông B là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tranh chấp đất đai theo qui định của Luật đất đai nhưng chưa được hoà giải ở cơ sở theo khoản 2, Điều 135 Luật đất đai. Như vậy, tranh chấp trên chưa đủ điều kiện khởi kiện theo điểm đ, Khoản 1, Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Ông A không đồng ý với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm nên đã kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm đã tuyên không chấp nhận đơn kháng cáo của ông A, giữ nguyên quyết định đình chỉ. Vụ việc đã làm cho ông A bức xúc, đi lại nhiều lần nhưng ông A buộc vẫn phải làm theo hướng dẫn của Tòa án, nộp đơn khởi kiện tại UBND xã để được tổ chức hòa giải ở cơ sở, đủ điều kiện thụ lý vụ án.
Điều 135 Luật đất đai quy định, khi các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn. Trường hợp không hòa giải được tại UBND cấp xã, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Khoản 26, Điều 4 Luật Đất đai qui định: “Tranh chấp đất đai (TTĐĐ) là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (NSDĐ) giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
Thông thường để an toàn, một số Thẩm phán giải quyết án đều yêu cầu phải hòa giải ở cơ sở đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai. Việc “cầu toàn” của Thẩm phán đã “vô tình” gây nhiều phiền hà cho dân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một số vị thẩm phán chưa phân biệt rõ được: tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai?. Tranh chấp đất đai, đối tượng tranh chấp phải là quyền sử dụng đất. Còn các tranh chấp liên quan đến đất đai thì có đối tượng tranh chấp khác. Cụ thể, trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là nghĩa vụ trả tiền đã nhận chuyển nhượng của ông B chứ không phải là quyền sử dụng đất của ông B. Nên việc giải quyết án, không cần thủ tục hòa giải ở cơ sở.
Hiện nay, ở nhiều địa phương, các tranh chấp về hợp đồng thế chấp, cầm cố, chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các yêu cầu của đương sự là trả tiền cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng; không phải là quyền sử dụng đất nhưng một số Tòa lại qui định theo kiểu an toàn: bắt buộc phải hòa giải ở cơ sở. Đối với các trường hợp này, Luật không có qui định bắt buộc hòa giải ở cơ sở vì đây không phải là tranh chấp đất đai. Do đó, Tòa án cần thống nhất áp dụng đúng qui định của pháp luật, chứ đừng vì “cầu toàn” mà tự mình qui định các thủ tục thừa, gây khó khăn, phiền hà cho dân.
Nguồn: TẠP CHÍ KIỂM SÁT ONLINE

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHOẢN TIỀN BÙ ĐẮP VỀ TINH THẦN DO BỊ XÂM PHẠM VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005


Khoản tiền “bù đắp về tinh thần” do bị xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín là khoản tiền mà người bị xâm phạm hoặc người thân thích của người bị xâm phạm được hưởng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Trước khi Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự năm 1995, chưa có quy định nào của pháp luật buộc người gây thiệt hại phải bồi thường khoản tiền này, do còn quan niệm cho rằng, tổn thất về tinh thần, danh dự, nhân phẩm, uy tín không thể tính ra thành tiền được và “tinh thần” được coi là một phạm trù “phi vật chất”. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử trong nhiều năm cho thấy, việc buộc người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền để “bù đắp về tinh thần” cho người bị thiệt hại (nếu là sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm) hoặc cho người thân thích của người bị thiệt hại (nếu là tính mạng bị xâm phạm) là cần thiết, phù hợp với tập quán và truyền thống văn hoá xã hội của dân tộc Việt Nam.
Mặc dù Bộ luật dân sự năm 1995 đã quy định về khoản tiền “bù đắp về tinh thần”nhưng chỉ quy định: Tuỳ từng trư­ờng hợp, Toà án quyết định buộc người xâm phạm phải bồi thư­ờng một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần, còn khoản tiền đó là bao nhiêu thì Bộ luật dân sự năm 1995 chưa quy định. Do vậy, thực tiễn xét xử các Toà án địa phương đã áp dụng không thống nhất. Để khắc phục tình trạng này, ngày 28-4-2004, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; trong đó có khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết này thì:
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm,…
Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì người được nhận là những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng nạn nhân. Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm thì người bị thiệt hại đương nhiên được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân,… Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
§èi víi khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm. Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Nội dung hướng dẫn trên đã được “luật hoá” khi Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự năm 2005 thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người xâm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 
Theo quy định tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 
Như vậy, trải qua một thời gian dài với nhiều quan điểm khác nhau, khoản tiền “bù đắp tổn thất về tinh thần” đã được Quốc hội chính thức quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 một cách chi tiết, bảo đảm việc áp dụng khi xét xử các vụ án dân sự và vụ án hình sự có phần bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Sau khi Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực (01-01-2006), ngày 08-7-2006  Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trong đó có khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Theo hướng dẫn tại  Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 thì:
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại. Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
- Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. Trường hợp không có những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị xâm phạm. Trong mọi trường hợp khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào hình thức xâm phạm (bằng lời nói hay đăng trên báo viết hay báo hình….), hành vi xâm phạm, mức độ lan truyền thông tin xúc phạm…Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.
Mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cũng hướng dẫn tương đối cụ thể về trường hợp bồi thường khoản tiền “bù đắp tổn thất về tinh thần” nhưng thực tiễn xét xử vẫn có nhiều trường hợp vướng mắc khi phải giải quyết khoản tiền “bù đắp tổn thất về tinh thần” đối với trường hợp tính mạng bị xâm phạm. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao mới hướng dẫn trường hợp có một người chết và có nhiều người được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần, nhưng chưa hướng dẫn trường hợp có nhiều người bị chết mà có một người hoặc một số người  thân thích với người đã chết được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần thì xác định mức bồi thường như thế nào?
Ví dụ: Khoảng 6 giờ ngày 29-3-2005, Nguyễn Quốc S lái xe ô tô tải biển kiểm soát 70H-3683 (do bà Nguyễn Thị Th là chủ sở hữu) chở 10 tấn hạt điều lưu thông trên quốc lộ 1A, hướng từ ngã tư An Sương về Thủ Đức. Khi đến giao lộ 1A và đường Nguyễn Văn Quá thuộc phường Tân Thới Hiệp, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, do không làm chủ  tốc độ, xử lý tay lái kém, S để xe lao chéo sang trái đường đâm vào 3 xe máy đang đi từ hướng ngược chiều là: xe máy do anh Nguyễn Ngọc A điều khiển phía sau chở anh Sơn Ngọc T; xe máy do anh Vũ Hoài N điều khiển phía sau chở hai con là Vũ Thu H và Vũ Văn Q và xe máy do chị Nguyễn Thị M điều khiển. Sau khi đâm vào 3 xe máy trên, xe ôtô do S điều khiển còn tiếp tục lao vào quán cà phê ở phía trái đường, đâm vào 5 xe máy, 2 xe đạp và đâm vào ông Đoàn Văn N, Nguyễn Văn V, anh Nguyễn Ngọc Phan T.
Tai nạn xảy ra làm 4 người bị chết là anh Vũ Quốc N cùng với hai con của anh N là cháu Vũ Thu H, cháu Vũ Văn Q và anh Nguyễn Ngọc Phan T. Ngoài ra còn 7 người khác bị thương và hư hỏng một số tài sản.
Tại bản án hình sự sơ thẩm, ngoài việc quyết định về tội danh, hình phạt đối với Nguyễn Quốc S, các khoản tiền bồi thường thiệt hại về người và tài sản đối với những người khác, Toà án cấp sơ thẩm còn buộc bà Nguyễn Thị Th (chủ phương tiện) bồi thường cho gia đình anh N khoản tiền bù đắp về tinh thần là 12.600.000 đồng (36 tháng x 350.000 đồng).
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 15-12-2005, đại diện gia đình anh N kháng cáo đề nghị xét xử lại phần dân sự.
Tại bản án hình sự phúc thẩm số, Toà án cấp phúc thẩm đã sửa bản án sơ thẩm, buộc bà Nguyễn Thị Th bồi thường tổn thất về tinh thần cho vợ anh N số tiền 63.000.000 đồng (350.000 đồng/01 tháng x 180 tháng).
Sau khi xét xử phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Th người phải bồi thường khoản tiền tổn thất về tinh thần không đồng ý với quyết định của Toà án cấp phúc thẩm nên đề nghị cấp giám đốc thẩm xét lại bản án phúc thẩm về quyết định này của Toà án cấp phúc thẩm.
Khi trao đổi, thảo luận về quyết định của Toà án cấp phúc thẩm đối với khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà Toà án cấp phúc thẩm quyết định buộc bà Nguyễn Thị Th phải bồi thường cho vợ anh N, có nhiều ý kiến khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28-4-2004 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao chỉ mới có hư­ớng dẫn là một ngư­ời chết có một người thân thích hoặc có nhiều ng­ười thân thích thì tất cả những đó chỉ được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (nếu hai bên không thoả thuận được), mà chưa hướng dẫn trường hợp có nhiều người chết, có nhiều ng­ười thân thích thì mức bồi thường được xác định như thế nào. Mặt khác, tại khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định: “Người xâm tính mạng của người khác” chứ không quy định một người hay nhiều người và mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Do đó, trường hợp trong một gia đình có nhiều người bị chết thì những mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa cũng không đ­ược vư­ợt quá 60 tháng lương tối thiểu. Trong vụ án trên, anh Vũ Quốc N cùng với hai con của anh N là cháu Vũ Thu H, cháu Vũ Văn Q bị chết thì những người thân thích của anh N, cháu H và cháu Q chỉ được bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa không đ­ược vư­ợt quá 60 tháng lương tối thiểu. Toà án cấp phúc thẩm buộc bà Nguyễn Thị Th bồi thường tổn thất về tinh thần cho vợ anh N số tiền 63.000.000 đồng (350.000 đồng/01 tháng x 180 tháng) là không đúng quy định của Bộ luật Dân sự .
Quan điểm thứ hai cho rằng, nếu trong một gia đình có nhiều người bị xâm phạm về tính mạng, thì ng­ười thứ nhất đ­ược bồi thường mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu, từ người thứ hai trở đi đ­ược tính theo tỷ lệ % giảm dần của mức tối đa 60 tháng lư­ơng. Ví dụ: Nếu ng­ười bị xâm phạm tính mạng thứ nhất đ­ược tính mức tối đa là 60 tháng l­ương, thì ngư­ời bị xâm phạm tính mạng thứ hai được tính 80% của 60 tháng l­ương là 48 tháng l­ương, còn ng­ười bị xâm phạm tính mạng thứ ba đư­ợc tính 60% của 60 tháng l­ương là 36 tháng l­ương. Theo quan điểm này thì trường hợp đối với 3 người chết trong vụ án trên những người thân thích của anh N, cháu H và cháu Q chỉ được bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa không được vượt quá 144 tháng lương tối thiểu.
Quan điểm thứ ba cho rằng, khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự quy định: “Ng­ười xâm phạm tính mạng của ngư­ời khác” có nghĩa là xâm phạm đến tính mạng của một người chứ không thể hiểu là xâm phạm đến tính mạng của nhiều người khác. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu là đối với một người bị xâm phạm tính mạng. Nếu có nhiều người bị xâm phạm tính mạng, thì cứ mỗi người bị xâm phạm đến tính mạng, những người thân thích được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu. Nếu có 3 ngư­ời bị xâm phạm tính mạng thì những ngư­ời thân thích đư­ợc hư­ởng tối đa không quá 180 tháng lư­ơng tối thiểu; ba người chết trong một gia đình mức độ tổn thất về tinh thần không thể như một người chết được. Giả thiết có ba người chết trong ba gia đình khác nhau thì người xâm phạm đến tính mạng cũng phải bồi thường khoản tiền cho mỗi người chết là không quá 60 tháng lương. Vậy có gì khác giữa ba người chết trong một gia đình với ba người chết trong ba gia đình, chưa kể ba người chết trong một gia đình sự đau thương mất mát về tinh thần còn cao hơn nhiều so với trường hợp ba người chết trong ba gia đình. Theo quan điểm này thì Toà án cấp phúc thẩm buộc bà Nguyễn Thị Th bồi thường tổn thất về tinh thần cho vợ anh N số tiền 63.000.000 đồng (350.000 đồng/01 tháng x 180 tháng) là đúng quy định của Bộ luật Dân sự.
Các quan điểm trên đều chứa đựng nhân tố hợp lý. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì chưa có quan điểm nào nêu ra được căn cứ xác đáng, chưa thể hiện đúng nội dung quy định của Bộ luật Dân sự, cũng như hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.
Trước hết cần khẳng định rằng: khoản tiền “bù đắp tổn thất về tinh thần” không phải là đại lượng để xác định những thiệt hại về tinh thần mà người bị thiệt hại hoặc người thân thích của họ bị tổn thất. Bởi lẽ, những tổn thất về tinh thần không thể xác định được một cách chính xác hoặc tương đối chính xác như thiệt hại về vật chất; mức độ tổn thất về tinh thần nhiều hay ít cũng không phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm; cũng không phụ thuộc vào hình thức lỗi của người xâm phạm (cố ý hay vô ý), mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị hiểu lầm của người bị thiệt hại hoặc người thân thích của nạn nhân.
Mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm cũng là một đại lượng khó xác định. Không thể đưa ra một đại lượng chung cho mọi trường hợp, mà tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định. Thực tiễn xét xử cho thấy, có trường hợp một người bị chết nhưng những người thân thích của người đó không hề tỏ ra một chút đau thương, buồn phiền gì cả, thậm chí còn mong người đó chết cho “thoát nợ”. Ví dụ: Lê Hoàng N là một thanh niên hư hỏng từ Bð. Lớn lên, N lao vào con đường nghiện ngập, cờ bạc. Nhà chỉ có hai mẹ con nên bà H mẹ của N bất lực không dạy dỗ được H đành buông xuôi. Mỗi lần N xin tiền để cờ bạc, hút hít, nếu bà H không cho thì N chửi mắng bà thậm tệ. Có lần, N dùng dao doạ bà H nếu không đưa tiền thì sẽ giết. Mỗi lần, N đi đâu về nhà là bà H lo sợ tìm cách tránh mặt N. Bà H thường tâm sự với mọi người rằng, thằng N có chết đi thì tôi mới thoát nợ. Đã có lần, bà H định bỏ thuốc độc vào cơm cho N ăn nhưng bà lại sợ. Một hôm, có người báo cho bà H biết N thua bạc không có tiền trả đã đánh nhau với các con bạc khác và bị đâm chết. Biết N bị đâm chết, nhưng bà không khóc, cũng không buồn phiền mà tỏ ra yên tâm hơn vì từ nay bà được sống một cuộc sống bình yên, không nơm mớp lo sợ khi thấy N về nhà nữa. Trong trường hợp này, những tổn thất về tinh thần mà bà H phải chịu không đáng kể nếu không nói là không có. Ngược lại, có trường hợp tuy tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm không lớn, người xâm phạm thực hiện hành vi của mình do vô ý, nhưng người bị thiệt hại hoặc người thân thích của nạn nhân lại lo âu, buồn phiền tột độ, thậm chí bị suy kiệt về sức khoẻ không phục hồi được. Ví dụ: Bà Vũ Thị C là vợ liệt sĩ có người con gái là Đặng Thị Phương D. Sau khi chồng hy sinh, bà C ở vậy nuôi con. Chị D lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà C. Năm 18 tuổi, Phương D thi đỗ vào trường Đại học Ngoại thương. Vì thương mẹ vất vả nên tuần nào Phương D cũng về thăm Mủ. Bà C thường tâm sự với bà con hàng xóm rằng, nếu cái D có bề gì thì chắc tôi cũng theo nó luôn. Bà chỉ yên tâm khi thấy D ở bên bà. Sang năm học thứ hai, Trường tổ chức cho sinh viên đi thăm quan và chuyến đi này, do lái xe ô tô vi phạm quy định về an toàn giao thông nên đã gây ra tai nạn làm 3 người chết trong đó có Phương D con gái bà C. Nhận được tin con chết, bà C như người mất trí, khóc than, bỏ ăn hàng tuần. Do quá buồn phiền, nên bà C bị mắc bệnh tâm thần dạng trầm cảm, gia đình phải đưa bà vào bệnh viện tâm thần điều trị. Trong trường hợp này, những tổn thất về tinh thần mà bà C phải chịu là rất lớn có bù đắp bao nhiêu cũng không đủ.
Như vậy, mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị hiểu lầm của người bị thiệt hại hoặc người thân thích của nạn nhân là căn cứ để quyết định mức tiền bù đắp tổn thất về tinh thần chứ không phải căn cứ vào mức độ lỗi của người gây thiệt hại. Vì vậy, khi xác định mức tiền để buộc người gây thiệt hại bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc người thân thích của nạn nhân phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và nhất thiết phải xác định mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị hiểu lầm của người bị thiệt hại hoặc người thân thích của nạn nhân.
Vấn đề còn lại và cũng là vấn đề trọng tâm của bài viết này vẫn còn các ý kiến khác nhau là: Trong một gia đình cùng một lúc có nhiều người bị xâm phạm đến tính mạng (nhiều người chết) thì xác định mức bồi thường như thế nào? Như trên chúng tôi đã phân tích, không thể xác định một cách máy móc cứ một người bị xâm phạm đến tính mạng (một người chết) thì mức bù đắp tổn thất về tinh thần là “một suất” (không quá 60 tháng lương tối thiểu) còn hai người chết thì mức bù đắp tổn thất về tinh thần là “hai suất” (120 tháng lương tối thiểu), còn ba người chết thì mức bù đắp tổn thất về tinh thần là “ba suất” (180 tháng lương tối thiểu). v. v… mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm của người thân thích của các nạn nhân mà xác định mức bù đắp tổn thất về tinh thần nhưng không được quá mức mà Bộ luật Dân sự đã quy định. Trường hợp có nhiều người bị xâm phạm tính mạng nhưng chỉ có một người được hưởng tiền bù đắp tổn thất về tinh thần thì trước hết phải xác định mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm nhưng mức tối đa cũng không quá 60 tháng lương tối thiểu đối với  một người bị xâm phạm về tính mạng. Nếu có 3 người chết thì mức tối đa không quá 180 tháng lương tối thiểu. Chúng tôi đặt vấn đề như vậy là xuất phát từ quy định tại khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự: “người xâm phạm tính mạng của người khác” tức là, xâm phạm tính mạng của một người chứ không quy định “người xâm phạm tính mạng củanhiều người khác”. Mặt khác, việc một người có tới 3 người thân thích bị chết nếu các yếu tố khác tương tự như nhau thì thông thường mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm phải gấp 3 lần so với trường hợp chỉ có một người thân thích bị chết. Tuy nhiên, khi xác định khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho một người có 3 người bị xâm phạm tính mạng không nên đơn giản làm một phép tính số học: 1 người thì 60 tháng lương, 3 người thì lấy 60 x 3 = 180 tháng lương, làm như vậy thì quy định “bù đắp tổn thất về tinh thần” không còn ý nghĩa nữa.
Trở lại vụ án trên, việc Toà án cấp sơ thẩm chỉ buộc bà Th bồi thường 12.600.000 đồng khoản tiền bù đắt tổn thất về tinh thần cho chị Ph và Toà án cấp phúc thẩm sửa quyết định này, buộc bà Th bồi thường cho chị Ph 180 tháng lương với số tiền 63.000.000 đồng, chúng tôi có một số ý kiến như sau:
Xác định khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần, Toà án cấp sơ thẩm đã không xác định có bao nhiêu người thân thích của anh N, 2 cháu H và Q được bù đắp tổn thất về tình thần. Ngoài chị Ph thì còn có ai thuộc diện được bù đắp tổn thất về tinh thần hay không? Toà án cấp sơ thẩm lại xác định anh Vũ  Quốc  Đ là em trai của anh N là nguyên đơn dân sự trong vụ án là không đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự. Nếu anh Đ có giấy uỷ quyền của chị Nguyễn Thị Ph (vợ của anh N) thì trong bản án phải viết: “nguyên đơn dân sự là chị Nguyễn Thị Ph uỷ quyền cho anh Đ tham gia phiên toà”. Tuy nhiên, trong vụ án này, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì ngoài chị Nguyễn Thị Ph (vợ anh N), còn có mẹ anh N (chưa xác định được họ tên) và con anh N là cháu Vũ Anh T (người chưa thành niên). Lẽ ra trong trường hợp này, Toà án cấp sơ thẩm phải xác định gia đình anh N có ba người được bù đắp tổn thất về tinh thần là: Chị Nguyễn Thị Ph đối với anh N, cháu H và Q; mẹ anh N đối với anh N và cháu Vũ Anh T đối với anh N. Nhưng Toà án cấp sơ thẩm chỉ xác định chị  Nguyễn Thị Ph là người được bù đắp về tinh thần là chưa đầy đủ. Nếu Toà án cấp sơ thẩm xác định đầy đủ người được bù đắp tổn thất về tinh thần thì chắc chắn không quyết định có 36 tháng lương tối thiểu.
Khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm đã không phát hiện được những sai sót của Toà án cấp sơ thẩm nên vẫn xác định nguyên đơn dân sự là anh Đ, đồng thời lại xác định, hễ cứ một người bị chết thì người thân thích của họ được bồi thường khoản tiền bù đắp về tinh thần là 60 tháng lương, vậy gia đình chị Ph có 3 người chết thì được bồi thường “ba suất”, mà không xác định xem có bao nhiêu người được bù đắp tổn thất về tinh thần, không xác định mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm… của người được bù đắp tổn thất về tinh thần.
Theo khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự thì mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì Toà án mới quyết định, nhưng cả Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều không tiến hành để hai bên thoả thuận, mà quyết định ngay là chưa thực hiện đúng tinh thần quy định tại khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự.
Ngoài ra, Toà án cấp phúc thẩm còn quyết định buộc bà Th bồi thường tiền mất thu nhập của anh N được tính trong thời gian 06 tháng, mỗi tháng 1.500.000 đồng, với tổng số tiền 9.000.000 đồng là không đúng với quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2005 về thu nhập thực tế bị mất. Theo quy định tại Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 1995 thì các khoản phải bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: chi phí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Không có quy định về khoản tiền mất thu nhập của anh N sau khi anh N bị chết.
Với những sai lầm nghiêm trọng của Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm nêu trên, Chánh án TAND tối cao đã kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm và Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã chấp nhận kháng nghị của Chánh án, huỷ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm về phần bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần và khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần và khoản tiền mất thu nhập của anh N để xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Nguồn: toaan.gov.vn

THUẬT NGỮ “THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ”, “THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ” TIẾP CẬN TỪ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ


Hiện nay, thuật ngữ “thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN)” và thuật ngữ “thị trường công nghệ” được các tác giả sử dụng khác nhau, thậm chí trong cùng một văn bản dùng đồng thời cả hai thuật ngữ này. Dưới góc độ pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT), tác giả cho rằng: khoa học không thể trở thành hàng hóa, do đó không tồn tại thị trường khoa học, và tất nhiên không tồn tại thị trường KH&CN…
Dẫn nhập
Thuật ngữ “thị trường KH&CN”, “thị trường công nghệ” hiện đang được dùng trong các văn bản quản lý nhà nước về KH&CN, cũng như trong các nghiên cứu về KH&CN, có thể điểm qua như sau:
- Văn bản quản lý nhà nước về KH&CN:
Mục II. Tạo lập thị trường KH&CN, trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về KH&CN (ban hành kèm theo Quyết định số 188/2002/QĐ-TTg ngày 31.12.2002 của Thủ tướng Chính phủ), có ghi:
“1. Hoàn thiện và xây dựng mới các cơ chế, chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy phát triểnthị trường KH&CN;…
3. Hình thành các tổ chức quản lý và hỗ trợ phát triển thị trường công nghệ”[1].
- Các nghiên cứu về KH&CN:
+ Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2006), Phát triển thị trường KH&CN: kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam.
+ Hoàng Thúy (2007), Các giải pháp thúc đẩy thị trường KH&CN phát triển, Tạp chí Công nghiệp, 7.2007, tr. 14-15.
+ Hoàng Xuân Long (2007), Tăng cường quản lý thị trường công nghệ ở địa phương, Tạp chí Công nghiệp, 8.2007, tr. 14-15.
Qua đó cho thấy, thuật ngữ “thị trường KH&CN”, “thị trường công nghệ” đang được các tác giả dùng khác nhau, thậm chí cả hai thuật ngữ này được dùng đồng thời ngay trong một văn bản như vừa nêu. Vậy hai thuật ngữ này là khác nhau hay cùng có chung một nghĩa? Bài viết này sẽ lý giải điều đó – tiếp cận từ quyền SHTT. Giới hạn nghiên cứu của bài viết này chỉ dừng lại ở việc xác định tồn tại cả hai thuật ngữ hay chỉ tồn tại một trong hai thuật ngữ nêu trên mà chưa đưa ra khái niệm đầy đủ về các thuật ngữ này.
Thuật ngữ “thị trường”
Do khuôn khổ có hạn, bài viết không khảo sát khái niệm thị trường, mà chỉ đưa ra định nghĩa theo từ điển, trong đó nêu Thị trường: 1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nói chung; 2. Nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa[2]Như vậy, điều kiện tiên quyết để tồn tại thị trường là phải có hàng hóa để mua, bán, trao đổi, nếu không có hàng hóa thì không tồn tại thị trường. Nói cách khác, thị trường bao gồm 4 yếu tố cơ bản: có hàng hóa (hàng hóa được đề cập trong mục này có thể tồn tại ở dạng hữu hình – công cụ, phương tiện hoặc ở dạng vô hình – tài sản trí tuệ); người bán (bên cung hàng hóa); người mua (bên cầu hàng hóa); tập hợp các quy định điều chỉnh hoạt động mua, bán.
Thuật ngữ “thị trường KH&CN”
Trong các văn bản và nghiên cứu được trích dẫn ở trên thì chỉ có nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2006), Phát triển thị trường KH&CN: kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam là đưa ra khái niệm thị trường KH&CN khi bàn đến cả quan niệm của các học giả nước ngoài và các học giả trong nước. Nghiên cứu này nhận định: “Khái niệm thị trường KH&CN do các học giả Trung Quốc đưa ra không khác biệt nhiều so với khái niệm đang được thừa nhận ở Việt Nam. Về cơ bản theo các tác giả Trung Quốc, thị trường KH&CN cũng giống như các thị trường khác, được hình thành trên cơ sở ba điều kiện sau: (i) Phải có hàng hoá, đây được coi là điều kiện thiết yếu nhất cho thị trường hình thành và phát triển; (ii) Phân công lao động xã hội phải phát triển tương ứng sao cho tồn tại quan hệ cung – cầu giữa các thành viên trong xã hội và giữa các loại hình sản xuất trong xã hội, tức là phải có người có nhu cầu đối với hàng hoá KH&CN và người có khả năng cung ứng những hàng hoá này; (iii) Phải có phương tiện thanh toán đáp ứng nhu cầu của người bán. Mặc dù coi thị trường KH&CN cũng là một dạng thị trường hàng hoá nhưng các chuyên gia Trung Quốc và Việt Nam đều thống nhất cho rằng thị trường KH&CN là một loại thị trường đặc biệt. Tính đặc biệt này được tạo ra do đặc tính của “hàng hoá” KH&CN. Khác với các hàng hoá khác, hàng hoá KH&CN có những đặc tính đặc biệt sau: (a) Hàng hoá của KH&CN thực chất là kiến thức được thể hiện dưới một dạng vật chất hữu hình như bằng sáng chế nhưng cũng có thể vô hình dưới dạng các ý tưởng công nghệ; (b) Việc xác định giá trị của hàng hoá rất khó khăn do lao động được kết tinh trong hàng hoá là lao động trí óc và tồn tại sự bất đối xứng thông tin giữa người bán và nguời mua. Trong đó, thông thường trong trường hợp này, người bán (nhà phát minh, sáng chế) ở vị thế mặc cả kém hơn người mua; (c) Hàng hoá KH&CN mang tính chất tác động ngoại lai (externality) tích cực mà ở đó, lợi ích xã hội do hàng hoá đem lại lớn hơn lợi ích cá nhân; (d) So với các hàng hoá khác, hàng hoá KH&CN được sản xuất và phát triển muộn hơn so với các hàng hoá vật thể thông thường”.
Nghiên cứu này nhận định thêm: đối với một vấn đề còn đang được tranh luận nhiều hiện nay ở Việt Nam là nên sử dụng khái niệm “thị trường công nghệ” hay “thị trường KH&CN”, các tác giả Trung Quốc cho rằng không nên hiểu tách biệt giữa KH&CN[3].
Khi tìm hiểu khái niệm thị trường KH&CN trong nghiên cứu trên, chúng tôi đã tra cứu Luật phát triển KH&CN của Trung Quốc[4] và nhận thấy Luật này không định nghĩa thuật ngữ “khoa học”, “công nghệ”, cũng không hề nhắc đến thuật ngữ “thị trường KH&CN” (Sciense and Technology Market), nhưng điều 12 của Luật này lại nhắc đến thuật ngữ thị trường công nghệ (Article 12. The State shall establish and developtechnology market to promote the commercialization of scientific and technological achievements…). Bởi vậy, rất khó có thể bình luận quan niệm của các học giả Trung Quốc về khái niệm thị trường KH&CN trong nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2006) nêu trên. Xin lưu ý, chúng tôi chỉ nói “khó có thể bình luận…” khi tiếp cận từ Luật phát triển KH&CN của Trung Quốc thông qua văn bản tiếng Anh, rất tiếc chúng tôi không có điều kiện để tiếp cận với bản gốc tiếng Trung của Luật này, đồng thời cũng chưa có điều kiện để tiếp cận với các luật khác của Trung Quốc trong lĩnh vực KH&CN (dù chỉ ở bản dịch tiếng Anh).
Tại khái niệm thị trường KH&CN trong nghiên cứu nêu trên, chúng tôi chú ý đến yếu tố“… hàng hoá của KH&CN thực chất là kiến thức được thể hiện dưới một dạng vật chất hữu hình như bằng sáng chế nhưng cũng có thể vô hình dưới dạng các ý tưởng công nghệ”, trong đó sáng chế được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, ý tưởng công nghệcó thể được bảo hộ là bí mật kinh doanh (cũng là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp) nếu nó là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh theo quy định của điều 4.23 Luật SHTT.
Khoa học có thể trở thành hàng hóa không?
Điều 2.1. Luật KH&CN định nghĩa: Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đồng thời điều 2.4. Luật KH&CN cũng định nghĩa: Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng.
Hệ thống tri thức trong định nghĩa về khoa học nêu trên là kết quả của nghiên cứu cơ bản. Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản là các khám phá, phát minh, phát hiện, dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học[5]. Các khám phá, phát minh, phát hiện… được thể hiện trong các tác phẩm khoa học, chúng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và theo Luật SHTT. Các sản phẩm vừa nêu có thể thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (như định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, định luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt của Nguyễn Văn Hiệu,…), cũng có thể thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (như quy luật giá trị thặng dư của K. Marx, quy luật “bàn tay vô hình” trong nền kinh tế thị trường của Adam Smith…).
Cần nhấn mạnh rằng, pháp luật về quyền tác giả không bảo hộ nội dung phát minh và phát hiện, theo điều 6.1 Luật SHTT thì: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký. Để chứng minh cho nhận định này, chúng tôi xin lấy trường hợp định luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt của Nguyễn Văn Hiệu (định luật này đang còn hiệu lực bảo hộ cả về quyền nhân thân và quyền tài sản). Khi pháp luật bảo hộ quyền tác giả của Nguyễn Văn Hiệu đối với định luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt thì pháp luật cũng không cho phép Nguyễn Văn Hiệu quyền ngăn cấm người khác áp dụng nội dung của định luật này. Nói cách khác, không có ai lại bỏ tiền ra mua quyền sở hữu hay quyền sử dụng định luật bất biến tiết diện của các quá trình sinh hạt[6]. Bởi vậy, hệ thống tri thức về các hiện tượng,sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy không thể trở thành hàng hóa để có thể mua, bán, trao đổi trên thị trường.
Trong một tài liệu khác, khoa học còn được hiểu là: 1. Hệ thống tri thức; 2. Hoạt động xã hội; 3. Hình thái ý thức xã hội; 4. Thiết chế xã hội[7]. Nếu hiểu khoa học theo nghĩa rộng này thì hoạt động xã hội, hình thái ý thức xã hội, thiết chế xã hội cũng không thể trở thành hàng hóa để có thể mua, bán, trao đổi trên thị trường.
Nhận định 1: Khoa học không thể trở thành hàng hóa. Khi khoa học không thể trở thành hàng hóa thì không tồn tại thị trường khoa học như trên đã nêu.
Thuật ngữ “thị trường công nghệ”
Theo điều 2.4. Luật KH&CN thì nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu ứng dụng là sự vận dụng quy luật được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống. Giải pháp được hiểu theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này: có thể là giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý[8]. Trong các dạng giải pháp vừa nêu, thì giải pháp về tổ chức và quản lý thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nó không thể trở thành hàng hóa và bởi vậy không thuộc đối tượng của thị trường công nghệ.
Điều 2.2. Luật KH&CN định nghĩa: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ ở định nghĩa này có thể là sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh (các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp), trong đó quan trọng nhất là sáng chế. Điều 4.12 Luật SHTT định nghĩa: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Công nghệ theo nghĩa này là tài sản vô hình. Nhưng công nghệ còn có thể được hiểu theo nghĩa rộng hơn, điều 3.2. Luật chuyển giao công nghệ định nghĩa: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Như vậy, công nghệ theo nghĩa này còn có thể là tài sản hữu hình (công cụ, phương tiện). Nhân đây cũng cần nói thêm là công cụ, phương tiện chỉ được hiểu là bộ phận của công nghệ trong lần chuyển giao đầu tiên quyền sử dụng cho một chủ thể, còn các lần chuyển giao tiếp theo (cho chính chủ thể đó) thì công cụ, phương tiện chỉ là hàng hóa bình thường mà không được coi là một bộ phận của công nghệ.
Khác với việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khoa học như đã nêu trên (không bảo hộ nội dung của phát minh, phát hiện), chủ sở hữu tác phẩm không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nội dung của tác phẩm, nhưng khi một công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì chủ sở hữu của nó có quyền ngăn cấm người khác sử dụng công nghệ đó. Như vậy, người khác chỉ có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghệ nếu được chủ sở hữu công nghệ chuyển giao (quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng). Việc chuyển giao này thực chất là việc thuê, mua, bán hàng hóa công nghệ.
Nhận định 2: Công nghệ có thể trở thành hàng hóa. Khi công nghệ trở thành hàng hóa thì tồn tại thị trường công nghệ.
Kết luận
Từ nhận định 1 và nhận định 2 đã nêu, tiếp cận từ góc độ pháp luật về SHTT thì:
- Chỉ tồn tại thị trường công nghệ;
- Không tồn tại thị trường khoa học và tất nhiên không tồn tại thị trường KH&CN.
Cũng cần nhắc lại là bài viết chỉ nghiên cứu hai thuật ngữ đã nêu – tiếp cận từ pháp luật về SHTT mà không nghiên cứu chúng dưới các cách tiếp cận khác, đồng thời như giới hạn nghiên cứu đã chỉ rõ ở phần đầu bài báo, bài viết này chưa bàn đến nội hàm của khái niệm thị trường công nghệ. Đây là một vấn đề phức tạp, rất cần được các nhà khoa học, các nhà quản lý nghiên cứu sâu thêm và cùng trao đổi, bàn luận.

[1] http://www1.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungchienluockhoahoccongnghe?categoryId=862&articleId=3028
[2] Nguyễn Như Ý (chủ biên) 1998, Đại Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
[3] Xin tham khảo thêm: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2006), Phát triển thị trường KH&CN: kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam (www.vnep.org.vn/…/cac%20loai%20tt,%20TT%20KHCN%20-…).
[4] Law of the People’s Republic of China on Science and Technology Progress(Adopted at the Second Meeting of the Standing Committee of the Eighth National People’s Congress on July 2,1993, promulgated by Order No.4 of the President of the People’s Republic of China, and effective as of October 1,1993).
[5] Vũ Cao Đàm (2002), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 21-22.
[6] Trần Văn Hải, Về các thuật ngữ phát minh, phát hiện, sáng chế, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 577, tháng 6.2007.
[7] Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr 12-18.
[8] Vũ Cao Đàm (2002), đd, tr 23.
Nguồn: TẠP CHÍ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, SỐ THÁNG 7 NĂM 2012

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Quy định về vốn pháp định trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam-dưới một góc nhìn so sánh


1.  Vị trí và vai trò của vốn pháp định trong pháp luật doanh nghiệp các nước.
Vốn (capital) có vai trò cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào trên thế giới khi ra thương trường. Nhận xét về vai trò của đồng vốn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, Barrios (2003) khẳng định vốn đối với các ngân hàng có vai trò quyết định để đánh giá khả năng tài chính dài hạn và khả năng thanh toán của các ngân hàng cũng như niềm tin của công chúng vào hoạt động của các ngân hàng.[1]Có thể nói, vốn là yêu cầu quan trọng hàng đầu để nhà đầu tư gia nhập thị trường mà các quốc gia đang phát triển kinh tế thị trường không thể không quan tâm. Tuy nhiên, điều đặt ra là ngưỡng vốn tối thiểu bao nhiêu để cho phép nhà đầu tư gia nhập thị trường lại là một vấn đề không đơn giản mà pháp luật doanh nghiệp nhiều nước phải cân nhắc để có những điều chỉnh cho phù hợp. Vì thế, vốn pháp định (legal capital) khi thành lập doanh nghiệp đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của pháp luật doanh nghiệp ở nhiều nước. Pháp luật doanh nghiệp của Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức, Indonesia, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kỳ, Pháp, ..kể cả Việt Nam, cũng đều có những quy phạm pháp luật nhất định để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến vốn pháp định. Mặt khác, sự cần thiết phải áp dụng vốn pháp định đối với doanh nghiệp cũng là đề tài được tranh luận nhiều giữa các nhà khoa học trong thời gian vừa qua. Jennifer Payne (2008) đã luận bàn về vai trò của vốn pháp định ở Anh quốc trong tương quan với quy định vốn pháp định áp dụng tại các quốc gia khác ở Châu Âu sau sự kiện nước Anh ban hành Luật Công ty 2006.[2] Còn John Armour (2006) cũng nêu lên sự cần thiết ở một khía cạnh nhất định vai trò của vốn pháp định áp dụng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế.[3] Ngay cả Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) về Môi trường kinh doanh toàn cầu bao giờ cũng dành một nội dung quan trọng để nói về sự ”tăng trưởng” hay sụt giảm của cơ chế áp dụng vốn pháp định ở các nền kinh tế trên thế giới.[4] Nhiều năm qua, Ngân hàng Thế giới cũng xác định việc lấy vốn pháp định làm một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thông thoáng trong thủ tục thành lập doanh nghiệp cũng như tính hiệu quả của chương trình cải cách thủ tục hành chính ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Luận bàn về vai trò của vốn pháp định, chúng ta thấy rằng ở một số nước, nhà nước kiểm soát hoạt động đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư, đặc biệt là năng lực tài chính của họ dựa trên mức vốn tối thiểu nhà nước ấn định khi thành lập doanh nghiệp (vốn pháp định), đây được xem là biện pháp cần thiết để đánh giá đúng thực lực và quy mô của nền kinh tế, hạn chế tình trạng nhà đầu tư ra thương trường theo dạng ”tay không ra trận” gây rủi ro cho nền kinh tế nói chung và các đối tác của họ nói riêng. Vốn pháp định được xác định như là một ”ngưỡng” tài chính tối thiểu mà nhà nước yêu cầu nhà đầu tư phải đáp ứng và chứng minh bằng các phương thức khác nhau rồi mới được phép hoạt động kinh doanh. Vốn pháp định là vấn đề phức tạp trong pháp luật doanh nghiệp nhiều nước, vì suy cho cùng quy định vốn pháp định ít nhiều đụng chạm đến quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và việc cải cách thủ tục hành chính trong nền kinh tế. Khi đánh giá về vai trò và phạm vi áp dụng vốn pháp định, do có sự khác biệt về quan điểm chính trị pháp lí và điều kiện kinh tế - xã hội mà các quốc gia cũng nhìn nhận vấn đề vốn pháp định dưới các khía cạnh khác nhau. Thậm chí người ta còn chỉ ra rằng một trong những điểm khác biệt giữa trường phái pháp luật Anh – Mỹ và Châu Âu lục địa thể hiện ở mức độ áp dụng vốn pháp định đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ở các nước theo trường phái Thông luật Anh – Mỹ thì vốn pháp định không phổ biến như là biện pháp để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, chẳng hạn, ở Hoa Kỳ, hầu hết các bang của nước này đều bãi bỏ vốn pháp định như bang California[5] hoặc chỉ còn tồn tại rất ít[6] ở một số tiểu bang như bang Delaware hay NewYork.[7] Ở Anh Quốc, vốn pháp định chỉ áp dụng cho mô hình công ty cổ phần, chứ không áp dụng cho các loại hình công ty khác.[8] Ngược lại, ở các nước Châu Âu lục địa khác thì vốn pháp định vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong pháp luật doanh nghiệp.[9]
Ở Việt Nam, quy định về vốn pháp định có quá trình hình thành và phát triển hơn 20 năm từ khi Việt Nam mở cửa kinh tế thị trường.[10] Dù trải qua những giai đoạn thăng trầm nhất định nhưng vốn pháp định vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam suốt từ năm 1990 cho đến nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế cùng với tiến trình cải cách thủ tục hành chính đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì việc nhìn nhận và đánh giá lại pháp luật điều chỉnh vốn pháp định ở Việt Nam trong tương quan với quy định vốn pháp định ở các nền kinh tế khác trên thế giới lại có y nghĩa hơn bao giờ hết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà những vấn đề về vốn pháp định cho hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản ở Việt Nam vẫn còn đọng lại nhiều vướng mắc, bất cập đòi hỏi phải nhanh chóng và hoàn thiện trong thời gian sớm nhất để tạo ra sự ổn định cho kinh tế nước nhà phát triển bền vững, thoát ra thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kinh tế mà Việt Nam đang phải nếm trải suốt từ năm 2008 đến nay.
2. Vốn pháp định trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam – Những điểm tương đồng và khác biệt với thế giới
Ở Việt Nam, vốn pháp định  được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định pháp luật để thành lập DN.[11] Đó còn được hiểu như là một biện pháp kiểm tra khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp (solvency test).[12] Bất kỳ NĐT nào khi thành lập DN đều phải có một khối lượng tài sản nhất định, tức là họ phải có năng lực tài chính. Nếu DN kinh doanh ngành, nghề mà nhà nước không đòi hỏi phải chứng minh năng lực tài chính thì vốn của DN sẽ do NĐT đăng kí và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn đó.[13] Như đã phân tích ở trên, việc tồn tại vốn pháp định trong pháp luật doanh nghiệp không chi riêng Việt Nam có mà pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng có đề cập đến quy định này ở các góc độ khác nhau. Nhìn chung, quy định vốn pháp định giữa pháp luật doanh nghiệp Việt Nam với các quốc gia khác trên có những điểm tương đồng và khác biệt thể hiện ở những nội dung cơ bản sau :
Thứ nhất, vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp như hầu hết các nước trên thế giới đã và đang thực hiện..
Khoản 3 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 8 Nghị định 102/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010 để quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 2005 đã xác định vốn pháp định với tư cách là mức vốn ”sàn” đối với doanh nghiệp ở Việt Nam không áp dụng đại trà trong nền kinh tế, mà chỉ áp dụng cho từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể do pháp luật chuyên ngành điều chỉnh. Có thể nói, lịch sử phát triển của vốn pháp định ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhất định nhưng tất cả đều thống nhất ở chỗ : vốn pháp định ở Việt Nam chưa bao giờ áp dụng theo từng loại hình doanh nghiệp như nhiều nước khác đã và đang làm. Giai đoạn từ  năm 1991 – 1999 vốn pháp định áp dụng tràn lan trong nhiều ngành nghề theo yêu cầu của Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990. Mỗi ngành, nghề Chính phủ Việt Nam đều ấn định một một mức vốn nhất định buộc doanh nghiệp ở Việt Nam phải đáp ứng bằng cách có xác nhận của Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản hoặc xác nhận của Phòng Công chứng nhà nước về tài sản góp vốn bằng hiện vật khi thành lập. Nhìn chung, vốn pháp định áp dụng trong nhiều ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 1991-1999 không đem lại hiệu quả trên thực tế mà nguyên nhân là do nhà nước quy định mức vốn tối thiểu quá thấp đã làm mất hết y nghĩa của việc quy định về mức vốn pháp định là nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của chủ doanh nghiệp đối với việc kinh doanh và đối với khách hàng.[14]  Khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời thì vốn pháp định chỉ còn lại trong số rất ít ngành nghề kinh doanh. Đến thời điểm năm 2003, cả nước chỉ còn một số ngành, nghề DN phải chứng minh vốn pháp định như kinh doanh tiền tệ- tín dụng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán và kinh doanh vàng.[15] Sau này khi Luật Doanh nghiệp 2005 được ban hành thì vốn pháp định tiếp tục áp dụng cho một số ngành, nghề như : kinh doanh tiền tệ - tín dụng, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, kinh doanh dịch vụ bảo vệ, kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh cảng hàng không, kinh doanh cung cấp dịch vụ hàng không, kinh doanh sản xuất phim, kinh doanh Sở giao dịch hàng hoá và kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập. Chẳng hạn, để kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê thì phải có ít nhất là 2 tỷ VND, kinh doanh bất động sản thì phải có vốn tối thiểu là 6 tỷ VND,....[16] Thực ra, việc tiếp cận vốn pháp định để áp dụng trong từng ngành nghề kinh doanh cụ thể của Việt Nam có nét tương đồng với pháp luật doanh nghiệp của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào khi mà quốc gia này cũng quy định vốn pháp định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể.[17]
Trong khi đó, ở nhiều nước, vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp họ lại có cách tiếp cận khác, đó là quy định vốn pháp định áp dụng theo từng loại hình doanh nghiệp, hoặc một mức thống nhất cho doanh nghiệp, chứ không áp dụng theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể như tại Việt Nam và Lào. Điều này được thể hiện qua các dẫn chứng sau : Ở Phần Lan, vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp mà quốc gia này quy định chung là 2.500 euro.[18] Ở Cộng hòa Dominican từ năm 2011 họ yêu cầu NĐT phải có ít nhất 100.000 Dominican Pesos (khoảng 2.855 USD) để thành lập một công ty TNHH.[19] Ở Indonesia, để thành lập công ty TNHH thì họ bắt buộc NĐT phải có ít nhất 50 triệu rupiah.[20] Ở Hàn Quốc, một công ty cổ phần trong lĩnh vực đầu tư phải có vốn tối thiểu 1 tỷ won,[21] còn trong lĩnh vực thương mại thì vốn pháp định đối với một công ty TNHH là 10 triệu won, trong đó giá trị mỗi phần vốn góp ít nhất là 5.000 won, còn đối công ty cổ phần là 50 triệu won và giá trị danh nghĩa của mỗi cổ phiếu thấp nhất là 100 won.[22] Ở Trung Quốc, để thành lập công ty TNHH một thành viên phải có vốn pháp định là 100.000 yuan, đối với công ty cổ phần là 5.000.000 yuan, còn đối với công ty TNHH hai thành viên là 30.000 yuan.[23] Ở Đức, thành lập công ty TNHH thì họ quy định phải có tối thiểu 25.000 euro, công ty cổ phần là 50.000 euro.[24] Ở Anh Quốc, thành lập công ty cổ phần thì phải có tối thiểu 50.000 euro[25] và ít nhất ¼ trong số đó phải được thành toán đủ khi thành lập.[26] Ở Pháp, để thành lập công ty hợp danh hữu hạn (Société à responsabilité limitée - SARL) thì phải có vốn tối thiểu là 7.500 euro, còn nếu thành lập công ty cổ phần (La Société Anonyme) thì phải có ít nhất 37.000 euro.[27] Ở Romania, để thành lập công ty cổ phần thì phải có ít nhất là 1 triệu ROL.[28] Chính việc không quy định mức vốn pháp định cụ thể áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp hoặc một ngưỡng thống nhất chung cho tất cả các doanh nghiệp như nhiều nước đang làm điều đó có nghĩa là về mặt pháp lí nhà đầu tư ở Việt Nam khi thành lập doanh nghiệp có thể chỉ đăng kí với mức vốn khiêm tốn 1.000 VND vẫn được ! Qua đó, việc gia nhập thị trường của nhà đầu tư sẽ được nhiều thuận lợi hơn, phù hợp với chủ trương phát huy nội lực, giải phóng sức sản xuất trong nhân dân mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện. Theo thống kê, trong năm 2010, cả nước Việt Nam đã có khoảng 85.000 doanh nghiệp dân doanh thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 500 nghìn tỷ đồng trên phạm vi 63 tỉnh, thành. Bình quân vốn đăng kí của mỗi doanh nghiệp đạt gần 6 tỷ đồng.[29]
Thứ hai, việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành, trong khi ở hầu hết các nước  vốn pháp định của họ lại thường được được điều chỉnh trong các đạo luật có giá trị pháp lí cao hơn do cơ quan lập pháp ban hành.
 Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định được xếp vào dạng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo đó, chỉ có Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ mới có quyền quy định về điều kiện kinh doanh áp dụng trong các ngành nghề nhất định theo luật định. Điều đó có nghĩa là vốn pháp định có thể tồn tại trong các văn bản luật do Quốc hội ban hành hoặc trong các văn bản dưới luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành. Thực tế, ở Việt Nam, danh mục ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định hầu như chỉ được liệt kê trong các Nghị định do Chính phủ ban hành, còn luật và pháp lệnh do Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chỉ đóng vai trò hết sức mờ nhạt, mang tính định hướng là cơ bản. Chẳng hạn, Luật Kinh doanh Bất động sản do Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006 chỉ khẳng định kinh doanh bất động sản là ngành nghề phải có vốn pháp định, nhưng không quy định cụ thể mức vốn đó là bao nhiêu, mà vốn pháp định cho kinh doanh bất động sản lại được ”chuyển tiếp” qua Điều 3 Nghị định 153/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2007. Trong khi đó, ở các quốc gia khác nếu có quy định vốn pháp định thì họ lại xác định rõ mức vốn cụ thể trong đạo luật về doanh nghiệp mà cơ quan lập pháp đã ban hành. Ở Trung Quốc, mức vốn pháp định cho các doanh nghiệp  được xác định cụ thể tại các Điều luật số 26, 59 và 81 của Luật Công ty 2005,[30] ở Anh Quốc cũng vậy – Điều 768 Luật Công ty 2006 của họ quy định rõ mức vốn pháp định áp dụng đối với công ty cổ phần là 50.000 euro. Sự khác biệt này có thể dễ dàng giải thích là do xuất phát của vốn pháp định ở Việt Nam áp dụng trong ngành, nghề kinh doanh cho nên các điều luật trong một đạo luật ở Việt Nam cũng không thể liệt kê bao quát hết tất cả các ngành nghề phải có vốn pháp định mà dành việc đó cho các văn bản dưới luật chuyên ngành điều chỉnh cũng là điều hợp lí, trong khi ở các nước khác vốn pháp định thường được quy định chung thống nhất cho một loại hình doanh nghiệp cụ thể hoặc chung cho tất cả các doanh nghiệp thì việc xác định mức vốn tối thiểu trong văn bản luật là điều hết sức phù hợp và dễ dàng thực hiện. Chính việc quy định vốn pháp định trong các văn bản dưới luật cũng dẫn đến hệ quả là so với nhiều nước trên thế giới thì vốn pháp định ở Việt Nam không có tính ổn định cao bằng, đó là điều tất yếu. Ở Trung Quốc, việc điều chỉnh vốn pháp định đối với công ty cổ phần từ con số 10 triệu yuan theo Luật Công ty 1993 xuống còn 5 triệu yuan theo Luật Công ty 2005 phải mất đến 12 năm.[31] Trong khi ở Việt Nam, đối với lĩnh vực ngân hàng hết sức quan trọng nhưng sự điều chỉnh vốn pháp định trong các Nghị định của Chính phủ lại diễn ra hết sức chóng vánh, khiến cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng hết sức lúng túng từ con số 50 (70) tỷ đồng theo Nghị định 82/1998/NĐ-CP lên 1.000 tỷ đồng theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP vào thời điểm năm 2008 rồi đến 3.000 tỷ đồng cũng theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP vào thời điểm năm 2010, dự kiến còn có thể tăng lên đến 5.000 tỷ (năm 2012) và 10.000 tỷ đồng (năm 2015) theo định hướng của Chính phủ đã gây xáo trộn lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, làm cho cung cầu tiền tệ trên thị trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, buộc DN phải ”cõng” thêm thủ tục hành chính mà lẽ ra chúng phải được giảm trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế như : doanh nghiệp phải làm thủ tục xin phép Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho phát hành chứng khoán để tăng vốn trên thị trường chứng khoán, phải làm thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước phê duyệt phương thức tăng vốn, phải làm đơn xin Nhà nước lùi thời hạn tăng vốn pháp định suốt hơn 2 năm qua khiến nhiều ngân hàng cảm thấy mệt mỏi với thủ tục hành chính ”ăn theo” việc tăng vốn này. Hơn nữa, việc quy định vốn pháp định và thay đổi mức vốn nhiều lần trong thời gian ngắn cũng gây bức xúc cho doanh nghiệp. Điều đó thể hiện chính sách thiếu nhất quán mang tính lâu dài trong công tác quản lí nhà nước cho vấn đề vốn pháp định. Tính đến thời điểm tháng 12/2010, có đến 9 ngân hàng thương mại không đáp ứng đủ vốn pháp định 3.000 tỷ đồng, buộc Chính phủ phải cho gia hạn thời hạn tăng vốn pháp định thêm 1 năm nữa đến ngày 31/12/2011, thay cho ngày 31/12/2010 như Nghị định 141/2006/NĐ-CP đã quy định.[32]
Thứ ba, trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm bớt vai trò và ảnh hưởng của vốn pháp định đối với doanh nghiệp thì ở Việt Nam vốn pháp định lại đang có chiều hướng gia tăng trở lại trong nhiều ngành nghề
Trên thế giới, phạm vi áp dụng vốn pháp định hiện có nhiều quan điểm khác nhau. Đề xuất của Uỷ ban Châu Âu (EC) nhằm đơn giản hoá Chỉ thị số 02 về vấn đề vốn của doanh nghiệp,[33] mà đang được triển khai mạnh mẽ nhưng cũng tiếp tục gây tranh luận về khả năng mở rộng phạm vi áp dụng vốn pháp định trên diện rộng trong tương lai nữa hay không.[34]
Trong Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế giới (WB) về Môi trường kinh doanh toàn cầu 2011 thì Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia không có quy định vốn pháp định áp dụng trong thành lập doanh nghiệp cùng với một số quốc gia khác trên thế giới như Canada, Bangladesh, Tunisia, Belarus, Colombia.[35] Thực ra, nếu chỉ nhìn vào Báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì các nhà đầu tư dễ hiểu nhầm là ở Việt Nam không áp dụng mức vốn ”sàn” trong thành lập doanh nghiệp. Ngược lại, do đặc thù vốn pháp định ở Việt Nam không áp dụng cho doanh nghiệp như đa phần các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện, trong từng ngành nghề kinh doanh cụ thể thì nhà nước Việt Nam sẽ có những quy định riêng để điều chỉnh về vấn đề này. Nhưng ở đây có điều cần luận bàn là trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh thu hút đầu tư nhiều quốc gia đang tiến tới thu hẹp bớt vai trò của vốn pháp định bằng cách loại bỏ hoàn toàn quy định về vốn pháp định ra khỏi nền kinh tế hoặc điều chỉnh lại vốn pháp định theo hướng giảm xuống để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư gia nhập thị trường. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) thì Bulgaria, Đan Mạch, Kazakhstan, Thụy Điển, Syria, Ukraine, Zambia là những quốc gia đi tiên phong trong việc bãi bỏ hoặc giảm yêu cầu về vốn pháp định trong thành lập doanh nghiệp, trong số đó Zambia đã chính thức bãi bỏ vốn pháp định đối với doanh nghiệp, còn Syria thì giảm bớt yêu cầu vốn pháp định xuống gần 2/3 so với trước, Bulgaria đã giảm mức vốn pháp định từ 5.000 leva (tương đương 3250 USD) xuống chỉ còn 2 leva (tương đương 1.30 USD) để cho sự ra đời của một doanh nghiệp ở xử sở hoa hồng này.[36]Còn Kazkhstan đã giảm mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp ở quốc gia này chỉ còn  100 tenge (tương đương 0.70 USD) – những con số chủ yếu chỉ mang tính tượng trưng là cơ bản.[37] Ngay cả Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nơi nổi tiếng có truyền thống bảo thủ, nhưng năm 2005 họ đã ban hành mới Luật Công ty với nhiều quy định thông thoáng bằng cách loại bỏ hoàn toàn vốn pháp định khi thành lập DN nhằm khuyến khích nhà đầu tư ra thương trường nhiều hơn.[38]Trong khi đó, ở Việt Nam, dù dưới góc nhìn của cộng đồng quốc tế qua đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì không áp dụng vốn pháp định nhưng thực chất vốn pháp định ở Việt Nam lại có dấu hiệu  ”tăng trưởng” âm ỉ trong nhiều ngành, nghề kinh doanh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 2006 trở về sau. Đến thời điểm tháng 10/2010, cả nước có khoảng 16 ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định,[39] đó là chưa kể đến ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập theo Luật Kiểm toán độc lập 2010 phải có vốn pháp định nhưng chờ Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật này quy định mức vốn cụ thể cho nhà đầu tư khi kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập.
Nếu như vào thời điểm năm 2003, cả nước chỉ có khoảng 3-4 ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, thì tại thời điểm năm 2011, số lượng ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định đã tăng từ 5-6 lần so với thời điểm năm 2003 và chưa có dấu hiệu dừng lại trong thời gian tới. Sự gia tăng các ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định ở Việt Nam cũng gây nhiều lo ngại cho doanh nghiệp và đi ngược lại tiến trình cải cách thủ tục hành chính mà Nhà nước Việt Nam đang tiến hành. Bởi lẽ, song song với quy định vốn pháp định đó thì hàng loạt các thủ tục hành chính ”ăn theo” vốn pháp định sẽ gắn chặt với doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải có thêm nhiều loại giấy tờ khi thành lập bằng các phương thức khác nhau như xác nhận của ngân hàng về số dư trên tài khoản, đem báo cáo tài chính của doanh nghiệp đi kiểm toán hoặc phải có chứng thư định giá của công ty định giá chuyên nghiệp.[40] Thậm chí, trong một số trường hợp vốn pháp định ở Việt Nam còn được sử dụng để tạo lực cản cho nhà đầu tư gia nhập thị trường, đây là điều mà hiếm khi xuất hiện trong pháp luật doanh nghiệp các nước khác. Chẳng hạn, dẫu biết rằng kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có vốn pháp định 2 tỷ VND nhưng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ đòi nợ.[41] Quy định này khiến cho nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu hồi nợ tại Việt Nam cảm thấy bất ngờ vì chúng xâm hại đến quyền tự do kinh doanh dành cho nhà đầu tư mà Hiến pháp 1992 và Luật Doanh nghiệp 2005 đã công nhận, đồng thời phản ánh sự khác biệt rất lớn trong cách hiểu và vận dụng quy định vốn pháp định ở Việt Nam và phần còn lại của thế giới. Thử hình dung thế này, nếu doanh nghiệp chỉ ”ôm” ít nhất 2 tỷ VND và chỉ được kinh doanh một ngành, nghề duy nhất là đòi nợ thuê, mà đây lại là ngành nghề dịch vụ, không đòi hỏi chi phí lớn thì liệu có hấp dẫn nhà đầu tư bỏ vốn vào lĩnh vực này không ? hay điều kiện kinh doanh khắt khe đó chỉ tạo ra rào cản loại bỏ nhà đầu tư ở Việt Nam ra khỏi ngành, nghề kinh doanh đang rất thịnh hành trong nền kinh tế này ? Thực tiễn này đã đặt các nhà hoạch định chính sách pháp luật liên quan đến doanh nghiệp ở Việt Nam phải xem xét, đánh giá lại quy định vốn pháp định để chúng thực sự phát huy được hiệu quả trên thực tế chứ không phải là rào cản cho quyền tự do kinh doanh của người dân như dẫn chứng trên đã phân tích.
3. Thay lời kết
Vốn pháp định ở Việt Nam đã có bề dày phát triển đáng ghi nhận qua hơn 20 năm đổi mới kinh tế. Từng giai đoạn lịch sử nhất định, phạm vi áp dụng quy định về vốn pháp định ở Việt Nam có những mức độ đậm nhạt khác nhau, nhưng nhìn chung, đối với các ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi vốn lớn và cần bảo hiểm rủi ro thì việc duy trì vốn pháp định ở Việt Nam là điều cần thiết.[42] Trên thế giới, do sự khác biệt về nhận thức cũng như các quan điểm chính trị, pháp lí khác nhau nên cơ chế áp dụng vốn pháp định đối với doanh nghiệp có nhiều khác biệt so với Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Về cơ bản, vốn pháp định ở Việt Nam chỉ áp dụng trong những ngành, nghề kinh doanh cụ thể do văn bản dưới luật chuyên ngành điều chỉnh quy định cụ thể mức vốn, không như đa phần các nước khác là vốn pháp định áp dụng theo loại hình doanh nghiệp và được điều hẳn trong văn bản luật về doanh nghiệp. Bài báo khoa học chỉ phác họa những nét chấm phá chung về sự khác biệt giữa quy định pháp lí về vốn pháp định ở Việt Nam so với phần còn lại của thế giới để qua đó giúp cho các độc giả có cái nhìn toàn diện hơn ở vấn đề này. Đồng thời, qua bài báo khoa học này, những trăn trở của Tác giả về cơ chế áp dụng vốn pháp định ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ một số bất cập, vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động kinh đoanh của doanh nghiệp cũng được phản ánh ở khía cạnh chung nhất, với hy vọng rằng các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam sẽ sớm có biện pháp hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp nói chung và quy định vốn pháp định nói riêng trong thời gian tới để vốn pháp định tồn tại có thực chất, là công cụ bảo vệ lợi ích của bạn hàng và chủ nợ của công ty.[43]


[1] Xem : Victor E. Barrios, Juan M.Blanco “The Effectiveness of bank capital Adequacy Regulation : A Theoretical  and Emperical Approach”Journal of Banking & Finance, 2003, Volume 27, Issue 10, Page 1935.
[2] Xem Jennifer Payne : “Legal capital in UK Following theo Companies Act 2006” in J.Armour and J. Payne (eds) Rationality in company law: Essays in Honour D D Prentice, Working Paper No 13, 2008,  Hart Publishing 2008
[3] Xem : John Armour : “Legal capital : An outdated concept ?”, European Business Organization Law Review, Volume 7, 2006.
[4] Xem : World Bank : “Doing Business 2011 : Making a difference for Entrepreneurs” Publisher : World Bank Publications, 10/2010, Pages 20-22
[5] Xem : Luật Công ty Trách nhiệm hữu hạn của Bang California ban hành năm 2005. Trong đó, không khống chế số vốn tối thiểu mà DN thành lập tại tiểu bang lớn nhất của Hoa Kỳ.
[6] Xem : John Armour – Center for Business Research, University of Cambridge : “Legal Capital : An outdated Concept ?”, Working Paper No. 320, 03/2006, Page 19
[7] Xem : Dr. Andreas Engert, LL.M “Life without Legal capital : Lessons from Americn Law” Working Paper, 01/2006, Page 19
[8] Xem : Company Act 1985, 88, 118 : “Minimum capital requiment stated to apply only to public company”. Một CTCP tại Anh quốc phải có vốn pháp định là 25.000 bảng Anh (Xem 77/91 EEC Article 6.1)
[9] Xem : John Armour – Center for Business Research, University of Cambridge : “Legal Capital : An outdated Concept ?”, Working Paper No. 320, 03/2006, Page 1
[10] Vốn pháp định được chính thức áp dụng đối với doanh nghiệp ở Việt Nam theo quy định tại Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 và được quy định cụ thể chi tiết tại  Nghị định 221/1991/NĐ-HĐBT và Nghị định 222/1991/NĐ-CP do Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành vào ngày 23 tháng 07 năm 1991 để quy định chi tiết thi hành Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990.
[11] Xem Khoản 7 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005
[12] Xem : “High level group of company Law experts, a model regulatory framework for  Company Law in Europe 87-88 (2002)
[13]Nếu kê khai vốn đăng kí không đúng thực tế, theo quy định tại Nghị định 53/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày 04 tháng 07 năm 2007 thì DN có thể bị phạt hành chính từ 10 – 15 triệu đồng.
[14] Xem : TS. Hoàng Thế Liên (Chủ biên), Đinh Mai Phương, Nguyễn Xuân Anh, Chu Thị Hoa, Nguyễn Văn Cương, Nguyễn Tuấn Anh : “Một số điểm mới cơ bản của của Luật Doanh nghiệp 1999”, Thông tin Khoa học Pháp lí, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lí (Bộ Tư pháp), 2000, Trang 35.
[15]Kinh doanh vàng  áp dụng quy định vốn pháp định đến tháng 08/2003 thì bị bãi bỏ theo quy định tại Nghị định số 64/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 06 năm 2003
[16] Xem : Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/06/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ  và Điều 3 Nghị định 153/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2007 để quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản 2006
[17] Xem : Điều 20 Luật Doanh nghiệp của CHDCND Lào ban hành ngày 07/12/2005 và Điều 7 Luật Doanh nghiệp Việt Nam ban hành ngày 29/11/2005
[18] Xem Luật Công ty Phần Lan (Finnish Companies Act) thông qua ngày 02/09/2005, áp dụng từ ngày 01/09/2006
[20] Xem Khoản 1 Điều 32 Luật Công ty Trách nhiệm hữu hạn  của Indonesia, thông qua ngày 16 tháng 08 năm 2007
[21] Xem : Điều 5 Luật Công ty Đầu từ Hàn Quốc số 8635 ban hành ngày 29/03/2004 và được sửa đổi, bổ sung vào ngày 29/02/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 04/02/2009.
[22] Xem : Khoản 1 và Khoản 2 Điều 546 Bộ luật Thương mại Hàn Quốc ban hành vào ngày 20/01/1962, được sửa đổi, bổ sung lần thứ 12 vào ngày 29/12/2001.
[23] Xem : Điều 26 và Điều 59 và Điều 81 Luật Công ty của CHDCND Trung Hoa thông qua ngày 27/10/2005, áp dụng từ ngày 01/01/2006.
[24] Xem “Giấc mơ về nửa triệu DN và một đạo luật chung : Luật DN từ một góc nhìn so sánh” của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7 (219) năm 2006, Trang 52.
[25] Xem : Companies Act 2006, Section 763
[26] Xem : Companies Act 2006, Section 586 (formerly Companies Act 1985, section 101)
[27] Xem : Christophe Estay “Setting up Businesses in France and USA : A Cross Cultural Analysis”, European Management Journal, 2004, Volume 22, No 4, Page 457
[28] Xem : Điều 8 Luật Doanh nghiệp Romania ban hành ngày 19/11/1990.
[29]Nguồn : Báo cáo của  Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam  năm 2010 tại kỳ họp Quốc hội Khoá XII vào ngày 20/10/2010 tại Hà Nội
[30]Xem : Luật Công ty Cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa do Quốc hội Trung Quốc ban hành năm 2005 và có hiệu lực thực thi từ ngày 01 tháng 01 năm 2006
[31]Xem : Điều 78 Luật Công ty Trung Quốc 1993 và Điều 81 Luật Công ty Trung Quốc 2005
[32] Nguồn : Số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố vào tháng 12 năm 2010.
[33] Xem : European Commission, Proposal for a Directive of the European Parliament and the Council Amending Council Directive 77/91 EEC, as regards the formation of public limited liability companies and the Maitenance and alterration of their capital, COM (2004), final Brussels, 21/09/2004.
[34] Xem : European Commission, Modernising Company Law and Enhancing Corporate Governance in the European Union – A plan to move forward, COM (2003) 284 final, Brussels, 21/05/2003, 17-18, see generally Rickford et.al. (2004); Ferran (2005).
[35] Xem : World Bank : “Doing Business 2011 : Making a difference for Entrepreneurs” Publisher : World Bank Publications, 09/2010, Page 21
[36] Xem : World Bank : “Doing Business 2011 : Making a difference for Entrepreneurs” Publisher : World Bank Publications, 09/2010, Pages : 19, 135
[37] Xem : World Bank : “Doing Business 2011 : Making a Difference for Entrepreneurs” Publisher : World Bank Publications, 09/2010, Page : 138
[38]Xem : Luật Công ty Nhật Bản do Nghị viện Nhật Bản thông qua ngày 29/06/2006, có hiệu lực thực thi từ ngày 01/05/2006 để thay thế cho Luật Công ty 1994. Trước ngày 01/05/2006, để thành lập một công ty cổ phần tại Nhật Bản thì phải có vốn pháp định 10 triệu JPY nhưng nay chỉ cần tượng trưng 1 JPY là có thể thành lập công ty cổ phần tại Nhật Bản.
[39]Nguồn : Truy cập vào địa chỉ  http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Vuong-ve-yeu-cau-xac-nhan-von-phap-dinh-trong-thu-tuc-dang-ky-kinh-doanh/20107/33884.vgp, đăng ngày 21/07/2010.
[40] Xem : Thông tư 13/2008/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành ngày 21/05/2008  về hướng dẫn thi hành Nghị định 153/2007/NĐ-CP trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Theo đó, một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải trải qua thủ tục chứng minh vốn pháp định bằng nhiều phương thức khác nhau khá phức tạp, trong khi mức vốn pháp định thì quá thấp (chỉ có 6 tỷ đồng), khiến vốn pháp định chỉ tồn tại mang tính hình thức nhưng thủ tục hành chính thì lại là thực tế khó khăn mà doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải “cõng” thêm.
[41] Xem : Khoản 2 Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
[42] Xem : PGS.TS Trần Thị Minh Châu : “Về chình sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam”,  Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng 12/2007, Trang 146
[43] Xem : TS. Trang Thị Tuyết : “Một số giải pháp hoàn thiện quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng 06/2006, Trang 140

Nguồn: Phapluatkinhdoanh