Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Bồi thường Nhà nước trong Thi hành án dân sự

Liên Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng vừa ban hành Thông tư liên tịch số 24/2011/TTLT-BTP-BQP hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự (THADS) và sẽ có hiệu lực từ ngày 30/1/2012.

Phân định trách nhiệm bồi thường
Theo quy định, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người thi hành công vụ ra quyết định hoặc tổ chức thi hành quyết định về THADS chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện sau đây: có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật; hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; có thiệt hại thực tế xảy ra; có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hoặc làm cơ sở để xác định người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó là: Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; Kết luận nội dung tố cáo của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 157 Luật THADS; Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
Xác định thiệt hại bị mất thế nào?
Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của tổ chức  được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của hai năm liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại. Thu nhập của tổ chức được xác định theo báo cáo tài chính hợp pháp của tổ chức; trường hợp không có báo cáo tài chính, tổ chức có thể chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút bằng các tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Nếu tổ chức được thành lập chưa đủ hai năm tính đến thời điểm xảy ra thiệt hại thì thu nhập thực tế của tổ chức được xác định dựa trên cơ sở thu nhập bình quân trong thời gian hoạt động thực tế của tổ chức đó.
Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ.   
Đối với thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của cá nhân được tính như sau: Nếu trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề của người đó trước khi xảy ra thiệt hại để xác định khoản thu nhập thực tế.
Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có việc làm và hàng tháng có thu nhập nhưng không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
Nếu trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác có thu nhập nhưng theo mùa vụ hoặc không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương; nếu không xác định được thu nhập trung bình thì lấy mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng cho công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế.
Thương lượng trong vòng 30 ngày
Thông tư quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, người đại diện phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại. Thời hạn thực hiện việc thương lượng là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài thêm nhưng không quá 45 ngày.
Tuy nhiên, nếu người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường hoặc hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường mà cơ quan giải quyết bồi thường không ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định  thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan quản lý nhà nước về công tác THADS ở trung ương để thực hiện thủ tục cấp phát, chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại...
  

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ: LÀM MỘT BỘ PHIM, BỊ HAI NƠI KIỆN

TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM) đang thụ lý vụ ca sĩ, diễn viên Minh Thuận kiện yêu cầu Công ty Năng Động Việt trả hơn 380 triệu đồng theo hợp đồng ký giữa hai bên để cung ứng diễn viên cho bộ phim Anh chàng vượt thời gian.
Thay ngựa giữa đường
Theo đơn kiện của ca sĩ Minh Thuận, tháng 7-2010, công ty của ông ký hợp đồng (trị giá hơn 1,6 tỉ đồng) cung ứng diễn viên cho Năng Động Việt để làm bộ phim truyền hình dài 36 tập Anh chàng vượt thời gian. Sau đó, Năng Động Việt chỉ thanh toán cho ông được 320 triệu đồng. Đến hạn của những lần thanh toán tiếp theo thì Năng Động Việt liên tục nại ra các lý do để lần lữa.
Tháng 1-2011, Năng Động Việt gửi văn bản cho Minh Thuận thông báo thay đổi pháp nhân sở hữu dự án phim Anh chàng vượt thời gian cho Công ty Cổ phần Tiếp thị Năng Động Việt (tách ra từ Năng Động Việt). Cho rằng Năng Động Việt cố tình vi phạm hợp đồng, Minh Thuận gửi yêu cầu quyết toán chi phí thực tế để thanh lý hợp đồng và yêu cầu bồi thường nhưng từ đó đến nay Năng Động Việt không phản hồi gì. Do đó, Minh Thuận đã khởi kiện đòi Năng Động Việt phải trả hơn 300 triệu đồng tiền dịch vụ cung ứng diễn viên còn thiếu và phạt vi phạm hợp đồng 80 triệu đồng, tổng cộng hơn 380 triệu đồng.
Hợp đồng có vô hiệu?
Quá trình tòa giải quyết vụ kiện đã nảy sinh nhiều tình tiết mới. Khi tòa lấy lời khai, bị đơn đã yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng dịch vụ cung ứng diễn viên giữa hai bên vô hiệu. Lý do là công ty của Minh Thuận không có chức năng cung ứng lao động theo giấy phép của cơ quan chức năng. Khi ký hợp đồng, bị đơn không phát hiện ra chuyện này vì nguyên đơn cố tình che giấu.

Lập tức, Minh Thuận phản bác rằng trong giấy phép thì công ty của ông có chức năng kinh doanh hoạt động hỗ trợ cho công nghiệp phim ảnh. Công ty không đào tạo diễn viên mà chỉ làm dịch vụ cung cấp và quản lý diễn viên (tức là sau khi đọc kịch bản sẽ chọn người phù hợp cung cấp cho nhà sản xuất phim). Công ty đã từng cung ứng dịch vụ diễn viên cho một số bộ phim đã trình chiếu như Cô gái xấu xí, Cánh đồng bất tận, Cô dâu đại chiến, Tóc rối… Tất cả hợp đồng giữa các diễn viên với công ty đều là hợp đồng dịch vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự chứ không phải là hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động.
Bên quay phim cũng kiện
Liên quan đến bộ phim này, Công ty Cổ phần Tiếp thị Năng Động Việt cũng bị Công ty Cổ phần Gỗ Sài Lý khởi kiện đòi phải trả tiền công quay phim, làm hậu kỳ theo hợp đồng đã ký giữa hai bên. Vụ kiện này đã được TAND quận Bình Thạnh thụ lý.
Theo đơn khởi kiện, tháng 2-2011, Công ty Cổ phần Tiếp thị Năng Động Việt ký hợp đồng trị giá hơn 1,9 tỉ đồng với Công ty Cổ phần Gỗ Sài Lý để quay và làm hậu kỳ trọn gói cho toàn bộ 36 tập phim Anh chàng vượt thời gian. Hơn một tháng sau, sau khi thanh toán đợt đầu được 250 triệu đồng thì Công ty Cổ phần Tiếp thị Năng Động Việt yêu cầu ngưng hợp đồng, đổi êkíp khác và hai bên chấp nhận. Tuy nhiên, Sài Lý vẫn khởi kiện yêu cầu Công ty Cổ phần Tiếp thị Năng Động Việt phải thanh toán nốt tiền cho đến ngày chấm dứt hợp đồng. Cụ thể công việc mà nguyên đơn đã làm hết hơn 700 triệu đồng, phía bị đơn đã trả 250 triệu, còn lại hơn 460 triệu nữa. Ngoài ra, Sài Lý cũng yêu cầu phía bị đơn trả lại năm ổ cứng trị giá 7 triệu đồng mà Sài Lý đã cho bị đơn mượn để chép dữ liệu.
Sắp tới TAND quận Bình Thạnh sẽ tiến hành hòa giải giữa các bên đương sự. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Anh chàng vượt thời gian từng gây ồn ào
Bộ phim này có ý tưởng khá lạ, kể về một anh chàng bị hôn mê, tìm thấy lỗ hổng thời gian và đi ngược về quá khứ… Tuy nhiên, khi phát sóng hết phần một trên giờ vàng thì VTV đã quyết định ngưng vào cuối tháng 4-2011 với lý do là phim bị chỉ trích gay gắt về chất lượng cũng như nội dung, không được đầu tư công phu, thiếu tính chuyên nghiệp trong tất cả các khâu, diễn viên diễn xuất dở và mệt mỏi. Thậm chí bộ phim này từng bị khán giả liệt vào hàng “thảm họa phim Việt 2011”.
Cạnh đó, khi bộ phim còn đang quay, chưa hoàn thành thì đạo diễn, diễn viên và các thành viên khác trong  êkíp cũng đã mâu thuẫn gay gắt, đấu khẩu qua lại trên các mặt báo khiến bộ phim bị gián đoạn nhiều lần, không được sản xuất theo đúng kế hoạch.
Nguồn: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM: KHÔNG CÓ LỖI, BẢO HIỂM CŨNG PHẢI BỒI THƯỜNG

Ngày 27-12, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã y án sơ thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai, buộc Công ty Bảo hiểm X. phải bồi thường cho Công ty Bảo vệ Y. 97 triệu đồng…
Bảo vệ làm mất xe
Theo hồ sơ, tháng 3-2009, Công ty Bảo vệ Y. ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (những trách nhiệm phát sinh mà công ty bảo vệ phải bồi thường cho khách hàng của mình do những lỗi, sơ suất về chuyên môn) với Công ty Bảo hiểm X. Một thời gian sau, Công ty Y. để trộm vào lấy mất chiếc xe SH của một khách hàng và phải bồi thường hơn 97 triệu đồng. Sau đó căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm, Công ty Y. yêu cầu Công ty X. phải hoàn lại cho mình số tiền trên.
Phía công ty bảo hiểm từ chối với lý do sự cố trên không thuộc phạm vi bảo hiểm, việc mất xe là do lỗi của công ty bảo vệ. Bởi công ty bảo vệ giữ xe của khách nhưng không giao thẻ; khi mất xe, nhân viên bảo vệ không có mặt tại hiện trường… Theo hợp đồng, công ty bảo hiểm chỉ phải bồi thường nếu công ty bảo vệ có giao thẻ xe cho khách hàng.
Không đồng ý với cách lập luận trên, tháng 8-2010, Công ty Bảo vệ Y. khởi kiện ra TAND tỉnh Đồng Nai đòi được bồi thường.

Bảo hiểm phải bồi thường
Xử sơ thẩm tháng 7-2011, TAND tỉnh Đồng Nai nhận định công ty bảo vệ giữ xe nhưng không giao thẻ dẫn đến mất xe là có lỗi. Tuy nhiên, đây là lỗi chủ quan, sơ suất trong khi thực hiện nhiệm vụ chứ không phải cố ý để chiếm đoạt xe trái pháp luật. Vì thế cơ quan điều tra đã không khởi tố hai nhân viên bảo vệ – người có trách nhiệm trông giữ chiếc xe trên. Việc không giao thẻ cho khách diễn ra từ trước đến khi xảy ra sự cố do hai bên quá quen biết nhau. Thế nên công ty bảo hiểm viện lý do việc giữ xe không có thẻ để từ chối trả bảo hiểm là không phù hợp. Sau khi bị mất xe, công ty bảo vệ đã báo cơ quan công an, báo với công ty bảo hiểm là đúng quy trình, đúng quy định. Hợp đồng bảo hiểm vẫn còn hiệu lực nên công ty bảo hiểm phải thanh toán số tiền như công ty bảo vệ yêu cầu.
Xử phúc thẩm hôm qua, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đồng tình với bản án sơ thẩm. HĐXX cho rằng bị đơn kháng cáo đề nghị tòa loại trừ trách nhiệm bồi thường của phía bị đơn là không có cơ sở. Án sơ thẩm xác định việc mất xe là có thật. Mặt khác, theo hợp đồng bảo hiểm giữa hai bên đã ký thì thiệt hại phát sinh dù người được bảo hiểm có lỗi cố ý hay vô ý cũng được bồi thường. Như vậy yêu cầu đòi bồi thường của công ty bảo vệ là có căn cứ. Mức bồi thường tính theo giá trị xe tại thời điểm mất xe cũng là hợp lý. Do vậy, tòa bác toàn bộ kháng cáo của công ty bảo hiểm, y án sơ thẩm.
Việc gửi, giữ có thể thỏa thuận miệng
Theo quy định của pháp luật dân sự, hợp đồng gửi, giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng gửi, giữ tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản… Với vụ án trên, công ty bảo vệ không sai khi giữ xe mà không có thẻ vì hai bên quen biết, việc gửi, giữ được thỏa thuận miệng. Khi xe bị mất, công ty bảo vệ đã bồi thường cho khách. Như vậy, căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm mà hai bên ký kết như tòa đã đề cập, công ty bảo vệ phải được công ty bảo hiểm bồi thường.
Luật sư NGUYỄN MINH THUẬN, Đoàn Luật sư TP.HCM
Nguồn: BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

BÀN VỀ VẤN ĐỀ VƯỢT QUÁ PHẠM VI YÊU CẦU KHỞI KIỆN BAN ĐẦU TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

I. Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự:
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc mang tính bắt buộc và rất quan trọng, được áp dụng xuyên suốt từ khi Tòa án thụ lý đến khi giải quyết xong vụ án. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 5 BLTTDS: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự… Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.
Xuất phát từ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự nên quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định cụ thể tại Điều 58, 59 60,61 BLTTDS, trong đó quy định: Đương sự có quyền giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 218 BLTTDS : "Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu". Như vậy, hiểu như thế nào là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu? đây là vướng mắc hiện nay còn nhiều quan điểm, chưa thống nhất.
Tại điểm 6 mục III Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai thủ tục giải quyết các vụ án tại tòa cấp sơ thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự “Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

Như vậy, hiểu như thế nào là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, vượt quá về yêu cầu nội dung, tăng giá trị so với yêu cầu khởi kiện ban đầu hay vượt quá về quan hệ pháp luật tranh chấp, những yêu cầu nào thì được Hội đồng xét xử xem xét. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến quyền bổ sung yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm xét xử các vụ án dân sự.
2. Vượt quá về mặt quan hệ pháp luật:
Nếu tại phiên tòa, đương sự bổ sung yêu cầu nhưng là yêu cầu mới, chưa đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và chưa được xem xét thì có thể khẳng định đây là yêu cầu vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu, Hội đồng xét xử căn cứ vào điều 218 BLTTDS không chấp nhận yêu cầu bổ sung này.
Ví dụ : Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả tiền cọc và phạt cọc, là một hợp đồng phụ của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quá trình chuẩn bị xét xử, Tòa án đã tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa, đương sự yêu cầu bổ sung hủy hợp đồng chính là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây là một yêu cầu mới và vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, nên Hội đồng xét xử không chấp nhận. Bởi lẽ, quan hệ pháp luật tranh chấp chính trong vụ án này là tranh chấp hợp đồng đặt cọc chứ không phải hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải tuân thủ nguyên tắc xét xử khách quan, toàn diện, trên cơ sở xem xét đầy đủ các chứng cứ của vụ án, do vậy nếu đương sự yêu cầu mà yêu cầu đó nằm trong một quan hệ pháp luật thì phải xem xét toàn diện toàn bộ vấn đề và xem đây là việc đương sự bổ sung yêu cầu nhưng không vượt quá phạm vi của yêu cầu khởi kiện ban đầu.
ví dụ:  Nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế, tài sản để lại có một phần đã được định đoạt bằng di chúc nên khi khởi kiện không yêu cầu phần này. Tại phiên tòa, nguyên đơn bổ sung yêu cầu, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại phần di chúc tặng cho để chia vì cho rằng di chúc không hợp pháp. Đây được xác định là yêu cầu không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu vì vụ án này có quan hệ pháp luật tranh chấp chính là chia di sản thừa kế.
3. Vượt quá về mặt giá trị yêu cầu.
Trường hợp tại phiên tòa, đương sự bổ sung tăng giá trị yêu cầu trong cùng một quan hệ pháp luật tranh chấp thì có xem là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu không? Ví dụ: tại đơn khởi kiện đương sự chỉ yêu cầu giải quyết buộc bị đơn có trách nhiệm trả khoản tiền là 100 triệu đồng nhưng tại phiên tòa yêu cầu trả 150 triệu thì có xem là vượt quá yêu cầu ban đầu hay không? Theo tác giả thì trong cùng một quan hệ tranh chấp nếu tăng về giá trị không nên xem là vượt quá phạm vi khởi kiện, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu này để xem xét. Bởi vì xét về hiện tượng, bản chất thì đây là trường hợp là vượt quá về số lượng nhưng thực tế trong giải quyết án nằm trong quan hệ pháp luật chính nên không xem là vượt quá.
4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Hiện nay, Tòa án địa phương chưa thống nhất về cách hiểu vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, ví dụ trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản, đương sự chỉ yêu cẩu giải quyết buộc bị đơn trả nợ gốc, nhưng tại phiên tòa yêu cầu bổ sung thêm tiền lãi chậm trả của số nợ gốc đã yêu cầu trong đơn khởi kiện, như vậy, yêu cầu về tiền lãi có xem là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu không?
Theo quy định tại Điều 302 Bộ luật dân sự thì tiền lãi chậm trả được quy định , lãi được tính theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố và đây là nghĩa vụ của bị đơn khi chậm trả tiền, do đó không xem là vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, Hội đồng xét xử xem xét và quyết định trong bản án.
Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng yêu cầu lãi là một yêu cầu bổ sung vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, do đó không chấp nhận, cần phải giải quyết đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (nộp tạm ứng án phí, Tòa án phải tổ chức hòa giải trước khi đưa vụ án ra xét xử…). Tác giả đồng ý theo quan điểm này, hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu bổ sung  do vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.
Hiện nay, quy định về quyền thay đổi, bổ sung của đương sự tại phiên toà được quy định tại Điều 218 BLTTDS và Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Do hướng dẫn chưa cụ thể nên còn nhiều quan điểm khác nhau, kính đề nghị Toà án nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để các Toà án địa phương thống nhất áp dụng pháp luật.

Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

BÀN VỀ VẤN ĐỀ VƯỢT QUÁ PHẠM VI YÊU CẦU KHỞI KIỆN BAN ĐẦU TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

I. Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự:
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc mang tính bắt buộc và rất quan trọng, được áp dụng xuyên suốt từ khi Tòa án thụ lý đến khi giải quyết xong vụ án. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 5 BLTTDS: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự… Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.
Xuất phát từ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự nên quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định cụ thể tại Điều 58, 59 60,61 BLTTDS, trong đó quy định: Đương sự có quyền giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 218 BLTTDS : "Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu". Như vậy, hiểu như thế nào là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu? đây là vướng mắc hiện nay còn nhiều quan điểm, chưa thống nhất.
Tại điểm 6 mục III Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai thủ tục giải quyết các vụ án tại tòa cấp sơ thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự “Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

Như vậy, hiểu như thế nào là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, vượt quá về yêu cầu nội dung, tăng giá trị so với yêu cầu khởi kiện ban đầu hay vượt quá về quan hệ pháp luật tranh chấp, những yêu cầu nào thì được Hội đồng xét xử xem xét. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến quyền bổ sung yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm xét xử các vụ án dân sự.
2. Vượt quá về mặt quan hệ pháp luật:
Nếu tại phiên tòa, đương sự bổ sung yêu cầu nhưng là yêu cầu mới, chưa đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và chưa được xem xét thì có thể khẳng định đây là yêu cầu vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu, Hội đồng xét xử căn cứ vào điều 218 BLTTDS không chấp nhận yêu cầu bổ sung này.
Ví dụ : Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả tiền cọc và phạt cọc, là một hợp đồng phụ của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quá trình chuẩn bị xét xử, Tòa án đã tiến hành thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa, đương sự yêu cầu bổ sung hủy hợp đồng chính là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây là một yêu cầu mới và vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, nên Hội đồng xét xử không chấp nhận. Bởi lẽ, quan hệ pháp luật tranh chấp chính trong vụ án này là tranh chấp hợp đồng đặt cọc chứ không phải hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải tuân thủ nguyên tắc xét xử khách quan, toàn diện, trên cơ sở xem xét đầy đủ các chứng cứ của vụ án, do vậy nếu đương sự yêu cầu mà yêu cầu đó nằm trong một quan hệ pháp luật thì phải xem xét toàn diện toàn bộ vấn đề và xem đây là việc đương sự bổ sung yêu cầu nhưng không vượt quá phạm vi của yêu cầu khởi kiện ban đầu.
ví dụ:  Nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa kế, tài sản để lại có một phần đã được định đoạt bằng di chúc nên khi khởi kiện không yêu cầu phần này. Tại phiên tòa, nguyên đơn bổ sung yêu cầu, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại phần di chúc tặng cho để chia vì cho rằng di chúc không hợp pháp. Đây được xác định là yêu cầu không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu vì vụ án này có quan hệ pháp luật tranh chấp chính là chia di sản thừa kế.
3. Vượt quá về mặt giá trị yêu cầu.
Trường hợp tại phiên tòa, đương sự bổ sung tăng giá trị yêu cầu trong cùng một quan hệ pháp luật tranh chấp thì có xem là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu không? Ví dụ: tại đơn khởi kiện đương sự chỉ yêu cầu giải quyết buộc bị đơn có trách nhiệm trả khoản tiền là 100 triệu đồng nhưng tại phiên tòa yêu cầu trả 150 triệu thì có xem là vượt quá yêu cầu ban đầu hay không? Theo tác giả thì trong cùng một quan hệ tranh chấp nếu tăng về giá trị không nên xem là vượt quá phạm vi khởi kiện, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu này để xem xét. Bởi vì xét về hiện tượng, bản chất thì đây là trường hợp là vượt quá về số lượng nhưng thực tế trong giải quyết án nằm trong quan hệ pháp luật chính nên không xem là vượt quá.
4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Hiện nay, Tòa án địa phương chưa thống nhất về cách hiểu vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, ví dụ trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản, đương sự chỉ yêu cẩu giải quyết buộc bị đơn trả nợ gốc, nhưng tại phiên tòa yêu cầu bổ sung thêm tiền lãi chậm trả của số nợ gốc đã yêu cầu trong đơn khởi kiện, như vậy, yêu cầu về tiền lãi có xem là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu không?
Theo quy định tại Điều 302 Bộ luật dân sự thì tiền lãi chậm trả được quy định , lãi được tính theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố và đây là nghĩa vụ của bị đơn khi chậm trả tiền, do đó không xem là vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, Hội đồng xét xử xem xét và quyết định trong bản án.
Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng yêu cầu lãi là một yêu cầu bổ sung vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu, do đó không chấp nhận, cần phải giải quyết đúng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (nộp tạm ứng án phí, Tòa án phải tổ chức hòa giải trước khi đưa vụ án ra xét xử…). Tác giả đồng ý theo quan điểm này, hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu bổ sung  do vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.
Hiện nay, quy định về quyền thay đổi, bổ sung của đương sự tại phiên toà được quy định tại Điều 218 BLTTDS và Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Do hướng dẫn chưa cụ thể nên còn nhiều quan điểm khác nhau, kính đề nghị Toà án nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để các Toà án địa phương thống nhất áp dụng pháp luật.

Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

TÀI SẢN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NHIỀU NGHĨA VỤ: ƯU TIÊN THANH TOÁN CHO AI?

Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ thể cùng nhận một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ là một vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn xét xử của Tòa án và thực tiễn ký kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm của các ngân hàng thời gian qua.
Được coi là mục tiêu quan trọng hàng đầu khi xây dựng hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng dường như vấn đề nêu trên chưa thực sự được quan tâm đầy đủ và toàn diện.
Giấy tờ gốc hay thời điểm đăng ký quan trọng hơn?
Đầu tháng 7/2010, tòa án nhân dân tỉnh P thụ lý một vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa Chi nhánh Ngân hàng X (dưới đây gọi tắt là X) và Chi nhánh Ngân hàng Y (dưới đây gọi tắt là Y) xoay quanh việc X nhận thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay của Công ty TNHH A và sau đó Công ty TNHH A lại dùng tài sản hình thành từ vốn vay đó thế chấp tại Y để vay vốn. A mất khả năng thanh toán, làm nảy sinh vấn đề xử lý tài sản thế chấp. Theo bản án sơ thẩm số 05/2010/KDTM-ST ngày 09/7/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh P thì Y được hưởng quyền ưu tiên phát mãi tài sản thế chấp vì đã “xuất trình toàn bộ các giấy tờ gốc của tài sản”, còn X không được hưởng quyền ưu tiên phát mãi tài sản thế chấp vì “không cầm, nắm giữ cơ sở pháp lý gốc của tài sản thế chấp”.
X không “tâm phục khẩu phục”, vì họ đã đăng ký giao dịch bảo đảm trước Y tới hơn 1 năm, cùng tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản tại TP Đà Nẵng (Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tài sản giữa A và X có thời điểm đăng ký là 13h56’ phút ngày 14 tháng 4 năm 2006; trong khi việc đăng ký thế chấp tài sản giữa A và Y có thời điểm đăng ký là 15h21’ ngày 4 tháng 6 năm 2007).
Tra lại các quy định của pháp luật hiện hành về thời điểm đăng ký, thứ tự ưu tiên thanh toán và căn cứ xác định thứ tự ưu tiên thanh toán thì “một tài sản có thể bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” (khoản 1, Điều 324 BLDS 2005).

Căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm phải là thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm
Trong trường hợp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ và đều thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm thì thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được pháp luật quy định như sau: “Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Dân sự” (khoản 1 Điều 6 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm). Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì “thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký” (khoản 1 Điều 325 BLDS 2005). Ngoài ra, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định: “Giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký” và theo Thông tư số 06/2006/TT-BTP ngày 28/9/2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thì “thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm Trung tâm Đăng ký nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ”.
Theo một chuyên gia của Bộ Tư pháp, với các quy định nêu trên, căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm phải là thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm chứ không phải là việc cầm, giữ giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 350 Bộ luật Dân sự 2005 thì việc “nắm, cầm, giữ” giấy tờ về tài sản thế chấp hoàn toàn do các bên thỏa thuận (giấy tờ có thế chấp do bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp giữ).
Do đó, việc Tòa án nhân dân tỉnh P cho rằng, do X “không cầm, nắm giữ cơ sở pháp lý gốc của tài sản trùng lắp” nên không thể phát mãi tài sản trùng lắp giữa hai ngân hàng để bảo đảm việc thanh toán nợ cho X là chưa phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nếu áp dụng các quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán trong việc giải quyết vụ việc nêu trên thì tài sản bảo đảm khi xử lý phải được ưu tiên thanh toán cho X trước khi thanh toán cho Y.
Tìm hiểu kỹ tình trạng của tài sản thế chấp
Tìm hiểu cặn kẽ thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản được dùng để thế chấp trước khi ký kết hợp đồng thế chấp tài sản sẽ không bao giờ là thừa – quan chức Vụ Pháp luật Dân sự (Bộ Tư pháp) khuyến cáo – đặc biệt là đối với bất động sản. Việc tìm hiểu thông tin này không phải là quá khó (chỉ cần đến cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền), trong khi lại cực kỳ hữu ích: thông tin có xác nhận của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm không chỉ giúp ngân hàng đánh giá được rủi ro tín dụng, mà còn là một cách thức để ngân hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi phát sinh tranh chấp liên quan đến thứ tự ưu tiên thanh toán. Bởi lẽ, đây được coi là một căn cứ chứng minh người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự.
Về phía các cơ quan tư pháp, để thống nhất cách hiểu và xử lý những tranh chấp tương tự, nhằm thực hiện đúng quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong thực tiễn xét xử, vẫn chuyên gia trên gợi ý, một văn bản liên tịch của Bộ Tư pháp và Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn về giá trị pháp lý của việc đăng ký trong việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng là hết sức cần thiết.

Nguồn: BÁO DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ

Quyền tuyển và “đuổi đầy tớ” của dân

“Ông chủ”, “đầy tớ” và nạn nhân của tệ tham nhũng
Trong những lần khẳng định: ở nước Việt Nam, mọi quyền bính đều thuộc về nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định rõ mối quan hệ giữa Chính phủ và người dân. Người viết: "Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta"[1]. "Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa"[2]. Như vậy, Người đã luôn khẳng định: Dân là chủ, Chính phủ là “đầy tớ” của dân.
“Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Quyền “đuổi Chính phủ” này cũng được hiểu là quyền của người dân - “ông chủ” “đuổi đầy tớ”. Nhưng từ “thời dân chủ cộng hòa” cho đến nay, đã hơn sáu mươi lăm năm qua, người dân vẫn chưa biết “đuổi đầy tớ” bằng cách nào, khi “đầy tớ” “không làm được việc cho dân”.
Hiện nay, một doanh nghiệp dân doanh thì không cần áp dụng luật chống tham nhũng, cũng không cần đến các ban bệ phòng, chống tham nhũng, chỉ cần đến một tổ chức rất đơn giản là Ban kiểm soát, nhưng tham nhũng trong doanh nghiệp - cũng như trong khu vực dân doanh - rất thấp. Các cổ đông trong doanh nghiệp dân doanh không cần đưa ra lý lẽ, bằng chứng về những vi phạm của ban giám đốc, nhưng ban giám đốc vẫn rất sợ bị sa thải, bởi các cổ đông này có thể hành xử quyền "đuổi đầy tớ" một cách trực tiếp, nguyên vẹn, không bị cắt xén. Trong khu vực doanh nghiệp nhà nước thì lại có rất nhiều các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng "cùng nhau đan lưới", nhưng những vụ việc kiểu Vinasin vẫn dễ dàng "lọt lưới". Hiện tượng này có thể được lý giải bởi lý do: tất cả các "cơ quan đan lưới" này không phải là nạn nhân trực tiếp của tệ tham nhũng. Thậm chí, trong lòng "những con cá lọt lưới" có phần còn biết ơn "những bàn tay kéo lưới" thô vụng một cách đáng ngờ.  
Ai mới là nạn nhân cuối cùng của tệ tham nhũng? Nạn nhân của tệ tham nhũng thì nhiều, không chỉ riêng người dân mà có cả công chức, thậm chí quan chức cấp cao trong một số trường hợp cũng có thể trở thành nạn nhân của tệ tham nhũng. Nhưng quan chức chỉ là số ít. Và họ ít khi là nạn nhân cuối cùng của tệ tham nhũng, vì có thể, ở chỗ này họ là nạn nhân, nhưng ở chỗ khác có thể họ lại được hưởng lợi từ tham nhũng. Chỉ có người dân mới là nạn nhân cuối cùng của tham nhũng, nạn nhân truyền kiếp nếu vẫn còn tệ tham nhũng. Họ có thể bị tác động trực tiếp khi phải đưa dấm dúi phong bì ở "cửa quan", có thể bị tác động gián tiếp khi tiền thuế mà họ đóng góp đã không quay lại phục vụ nhân dân mà chảy vào túi tư.  
Các nạn nhân này, với tư cách là người chủ đất nước, đang tìm cách và luôn tìm cách khắc chế tham nhũng, nhưng phải thừa nhận là hiện tại, họ - ông chủ - đang thiếu công cụ của một người chủ thực thụ để thực hiện quyền "đuổi đầy tớ".  
Tuyển "đầy tớ"
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nguyên tắc "các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân", "nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ" trong bối cảnh đất nước mới giành được độc lập, khoảng 80% dân chúng còn mù chữ và cuộc sống còn muôn vàn khó khăn khác, nhưng để đảm bảo quyền "đuổi đầy tớ" của nhân dân thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt thông qua Hiến pháp 1946 với nhiều quyền dân chủ thực sự, đã tiến hành một cuộc bầu cử công bằng và kết quả là đã hình thành nên một Chính phủ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Trong cuộc bầu cử 1946, chưa có cơ chế hiệp thương, các ứng viên được lựa chọn địa bàn ra ứng cử (đơn vị bầu cử nào), chứ không phải do Hội đồng bầu cử trung ương phân bổ như bây giờ[3]. Bởi vậy, các ứng viên đã lựa chọn nơi mình có nhiều mối quan hệ gắn bó nhất, và theo họ, là nơi cử tri có hiểu biết về họ nhiều nhất, để ra ứng cử. Chính vì vậy, sự hiểu biết của cử tri về ứng cử viên rất tốt, đặc biệt là mối quan hệ lợi ích giữa ứng viên và cử tri rất gắn bó, mặc cho phương tiện truyền thông thời đó rất lạc hậu. Một đơn vị bầu cử có thể có tới hàng chục ứng cử viên, nên tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên rất cao. Tất cả các ứng cử viên này đều phải "thi đấu" hết mình trước nhân dân và hồi hộp chờ kết quả từ sự phán xét của cử tri.
Ứng cử viên ngày nay cũng hồi hộp trong bầu cử, nhưng đỉnh điểm của sự hồi hộp diễn ra trước kỳ bầu cử. Bởi vì trước khi bầu cử sẽ diễn ra quá trình hiệp thương. Hiệp thương hứa hẹn một kết quả bầu cử đẹp: mỗi đơn vị bầu cử không có quá nhiều hay quá ít ứng viên, tỷ lệ nam nữ, thành phần dân tộc, các ngành, vùng miền, thành phần dân cư... của đại biểu dân cử sẽ được cơ chế hiệp thương sàng lọc trước khi cuộc bầu cử thực sự diễn ra. Với cơ chế hiệp thương, việc cung cấp danh sách các ứng cử viên gần như được quy về duy nhất một "nhà cung cấp". Các ứng cử viên có thể được phân bổ về một địa phương xa lạ và một đối thủ cạnh tranh xa lạ. Việc Ủy ban thường vụ Quốc hội ấn định tỷ lệ, thành phần đại biểu Quốc hội (ĐBQH)[4] có thể ví với việc cấp quota xuất nhập khẩu.  
Cơ chế cấp quota xuất nhập khẩu là một đặc điểm dẫn đến việc cộng đồng quốc tế chưa thừa nhận Việt Nam có một nền kinh tế thị trường tự do đầy đủ. Thì cũng như vậy đối với cơ chế "cấp quota ứng cử viên đại biểu nhân dân". Thị trường cung ứng "công bộc nhân dân" chỉ tự do cho bên mua (tự do cho cử tri), nhưng đối với bên cung ứng (các ứng cử viên) thì phải được cấp quota và trải qua ba vòng chọn lọc của cơ chế hiệp thương. Trong khi đó, một thị trường cạnh tranh tự do thực sự chỉ tồn tại khi cả bên mua và bên cung ứng đều có quyền tự do thực thụ; thiếu tự do cho một trong hai bên thì thị trường chưa thể được xem là hoàn hảo. Vì thị trường thiếu hoàn hảo nên chưa cần cuộc bầu cử chính thức diễn ra thì người dân Việt Nam trước đó  đã có thể biết được cơ bản người "chăn dân" là ai, "đầy tớ" của mình là ai. Điều này dẫn đến một hệ quả tiếp theo, là người "chăn dân" sẽ đặt mối quan tâm và chú trọng hàng đầu đến việc làm hài lòng người có quyền "phân phối quota", sắp xếp cuộc bầu cử, sau đó mới đến dân nguyện, vì họ phải tìm cách làm sao mà chưa cần bầu cử thì thiên hạ đã tin là họ sẽ đắc cử. Vì những yếu tố trung gian này trong quá trình tuyển dụng "công bộc", nên ý chí của nhân dân sẽ bị khúc xạ, tán xạ khi đi qua các bộ lọc (filter) của cơ chế hiệp thương. Hay nói cách khác, quyền tuyển dụng "công bộc" của nhân dân bị suy giảm, nên các "công bộc" ngày nay sẽ được nhiều tự do hơn so với "công bộc" được nhân dân tuyển dụng vào năm 1946. Sau khi Quốc hội khóa XIII thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm 4 Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu nhậm chức. Người đứng đầu Chính phủ cam kết: "Chúng tôi nguyện sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thực sự là công bộc (tác giả nhấn mạnh) của dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước". Chúng ta không hề nghi ngờ lời cam kết của Thủ tướng, nhưng vì những yếu tố gây khúc xạ, tán xạ này, nên Thủ tướng và Chính phủ sẽ rất khó để làm "công bộc" mẫu mực của dân khi toàn bộ hệ thống cán bộ, công chức còn lại đang được tuyển dụng và phục vụ nhân dân theo cách thức, cơ chế cũ.
Sa thải "đầy tớ"
Ấy là nói về việc thực hiện quyền lực của nhân dân trong việc tuyển dụng "công bộc", còn việc đuổi những "đầy tớ" “không làm được việc cho dân” - hay theo cách nói dân gian là các "đầy tớ hư" - lại càng khó hơn. Vì theo Điều 56 Luật Tổ chức Quốc hội thì khi "ĐBQH không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy theo mức độ phạm sai lầm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm".
Như vậy, điều kiện đầu tiên để có thể bãi nhiệm là nhân dân phải chứng minh đại biểu phạm sai lầm, mà việc chứng minh phạm sai lầm của người đại biểu thì không dễ, vì họ thường không trực tiếp thực hiện công việc mà chỉ nắm vị trí lãnh đạo. Và "ông chủ" trong trường hợp này không thể "đuổi đầy tớ" chỉ vì không thích, không đạt được kỳ vọng; đặc biệt không thể đuổi "đầy tớ" khi họ không chịu làm gì cả, vì không làm gì cả thì sẽ không phạm sai lầm nào.
Và kể cả khi đại biểu phạm sai lầm rồi thì câu chuyện "đuổi đầy tớ" không phải là câu chuyện giữa "người chủ" và "đầy tớ" mà là câu chuyện giữa "đầy tớ to" và "đầy tớ bé", giữa "đầy tớ tập thể" và "đầy tớ cá nhân". Bởi vì, nhân dân chỉ được trực tiếp tiến hành bỏ phiếu bãi nhiệm ĐBQH khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đưa vấn đề này ra trước dân. Và thực tiễn cho thấy, lịch sử Việt Nam chưa có lần nào xảy ra việc đưa ĐBQH ra cho cử tri trực tiếp bỏ phiếu bãi nhiệm. Mặt khác, tuy Điều 56 đoạn 1 Luật Tổ chức Quốc hội có nêu là đề nghị bãi miễn đại biểu có thể xuất phát từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc hoặc từ chính cử tri. Nhưng quyền khởi xướng đề nghị bãi miễn của cử tri trên thực tế bị vô hiệu hóa, bởi không có văn bản nào hướng dẫn tiếp theo về thủ tục hình thành đề nghị bãi miễn, số lượng cử tri cần thiết phải có cho một đề nghị bãi miễn...
Với hai bất cập về bãi miễn người đại biểu này thì dẫn đến “ông chủ" không có quyền trực tiếp hình thành nên đề xuất "đuổi đầy tớ" và cũng không có quyền tự mình trực tiếp "đuổi đầy tớ". Và khi nhân dân không thực quyền trong tuyển dụng và sa thải "đầy tớ" thì tính chịu trách nhiệm của các "đầy tớ" trước nhân dân của toàn bộ bộ máy nhà nước nói chung sẽ thấp. Tính chịu trách nhiệm thấp sẽ dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thấp, tham nhũng tăng.
Muốn khắc phục được hiện tượng này thì những vấn đề bầu cử, bãi nhiệm cần phải được quy định ở tầm hiến pháp, thay vì nằm rải rác ở Luật Bầu cử ĐBQH, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Quy chế hoạt của Hội đồng nhân dân...  vì đây là những vấn đề sống còn, gốc rễ của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Khi được điều chỉnh ở tầm hiến pháp, thì cần cân nhắc bỏ cơ chế hiệp thương hoặc chí ít là chỉ hiệp thương một vòng thay vì ba vòng như hiện nay. Với trình độ dân trí năm 1946, chúng ta vẫn tiến hành thành công một cuộc bầu cử dân chủ, công bằng và tự do thì không có lý gì, dân trí Việt Nam 65 năm sau lại tụt lùi đến mức không đủ trình độ lựa chọn ai là người đại biểu đích thực của mình, dẫn đến cần phải có người định hướng, ấn định sẵn cơ cấu thành phần Quốc hội cho mình./.

[1] Thư gửi Ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, báo Cứu quốc số ra ngày 17/10/1945.
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Sự Thật, trang 283.
[3] Điều 14 Khoản 7 Luật bầu cử ĐBQH
[4] Điều 30, 32, 43 Luật bầu cử ĐBQH

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp

Bàn lại vấn đề “ông chủ” và “đầy tớ” trong mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội

Vị trí và vai trò của nhà nước trong xã hội hiện đại luôn là một chủ đề được các trường phái nghiên cứu khoa học xã hội trên thế giới quan tâm. Các nghiên cứu về nhà nước thường đặt trong mối quan hệ với xã hội và mối quan hệ nhà nước - xã hội là đối tượng nghiên cứu cơ bản của nhiều ngành khoa học như chính trị học, xã hội học, luật, nhân học... Ở Việt Nam, khi nói đến mối quan hệ này, khái niệm “nhân dân”, hay ngắn gọn hơn là “dân”, thường được dùng thay thế cho “xã hội”. Nội hàm của hai khái niệm “nhân dân” và “xã hội” trong mối quan hệ với nhà nước có phần trùng, nhưng về cơ bản, có sự khác biệt. Bài viết này không bàn đến sự khác biệt đó mà đưa ra một số phân tích và đánh giá về mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân qua lăng kính “đầy tớ” và “ông chủ”, đồng thời chỉ ra những hạn chế cơ bản của cách nhìn này, nhất là sự phiến diện và thiếu chính xác khi đánh đồng “đầy tớ” với toàn bộ tổ chức nhà nước, không phân biệt giữa cơ quan hành chính và cơ quan dân cử.  
“Đầy tớ” của nhân dân: “Chính phủ” hay “Quốc hội”?
 Khi nói về vị trí, vai trò “đầy tớ” của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nói đến và dùng từ “Chính phủ”: "Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân". Từ “Chính phủ được dùng trong các phát biểu và bài viết của Hồ Chí Minh phải được hiểu là “cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc[1] chứ không phải là toàn bộ Nhà nước nói chung, càng không phải là Nghị viện nhân dân hay Quốc hội ngày nay. Tuy nhiên, có tác giả đã hiểu: khái niệm "đầy tớ hay "công bộc mà Hồ Chí Minh dùng cho hệ thống các cơ quan hành chính là dùng cho cả toàn bộ cơ quan dân cử (Quốc hội) và cá nhân đại biểu Quốc hội và thậm chí, còn gọi đó là "đầy tớ to, "đầy tớ tập thể"đầy tớ bé, "đầy tớ cá nhân.[2] Đây là một cách hiểu thiếu chính xác lời Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người, chỉ có hệ thống cơ quan hành chính và các cán bộ, công chức thuộc hệ thống cơ quan hành chính mới được coi là "công bộc của dân. Quốc hội là cơ quan dân cử, thực hiện chức năng đại diện cho nhân dân "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[3]. Nếu coi Quốc hội và đại biểu Quốc hội là “đầy tớ”, là “công bộc” của nhân dân thì rất phi lý. Có bao giờ, khi các “ông chủ” muốn cử ra người đại diện, người thay mặt mình để nắm quyền lực, lại cử “đầy tớ” không? Họ phải cử người ưu tú trong số họ, chứ không thể cử “đầy tớ”, và công việc của người đại diện đó làm chính là công việc của “ông chủ” chứ không phải công việc của “đầy tớ”. Còn khi ví von quan hệ “chủ” -“tớ” trong công ty công ty cổ phần, thì quan hệ này phải được hiểu: Đại hội cổ đông được coi là tập hợp của các “ông chủ”, những người này bầu ra người đại diện cho mình vào thể chế Hội đồng quản trị và thành viên của Hội đồng quản trị thực chất là các ông chủ. Tổng giám đốc, nhân viên và toàn bộ cơ cấu điều hành công ty, có thể được coi là người làm thuê, hay “đầy tớ” và chịu trách nhiệm giải trình trước Hội đồng quản trị về hoạt động của công ty. Khi Hội đồng quản trị hay thành viên nào đó của Hội đồng quản trị không thực hiện tròn trách nhiệm thì Đại hội cổ đông sẽ bãi miễn chức danh thành viên Hội đồng quản trị chứ không phải tư cách cổ đông, hay tư cách người chủ. Về bản chất, các cơ chế được bầu hay dân cử hiểu theo nghĩa nôm na chính là cơ chế làm chủ đại diện, chứ không phải là “đầy tớ”.
Trong tất cả các bài nói và viết của Hồ Chí Minh cũng như của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, không có từ nào gọi Quốc hội và đại biểu Quốc hội là “đầy tớ” hay tập hợp các “đầy tớ” cả. Hiểu nhầm Quốc hội và đại biểu Quốc hội thành “đầy tớ” trong quan hệ với “ông chủ” là nhân dân tức là đã hiểu sai về bản chất chức năng, nhiệm vụ và công việc của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Chữ “Chính phủ” viết hoa trong tiếng Việt thường được hiểu giới hạn là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và tương đương (thành viên Chính phủ), hay còn được hiểu là Nội các. Chữ này khi dịch ra tiếng Anh thành “government” thì nghĩa rộng hơn nhiều và có thể được dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, có lúc chỉ có nghĩa là Nội các - nhánh hành pháp, nhưng có lúc bao hàm nghĩa toàn bộ Nhà nước (gồm tất cả các nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp, tư pháp) nên nội hàm khá phức tạp, tùy theo bối cảnh mà hiểu nghĩa. Tuy nhiên, trong tiếng Việt thì thật khó để có thể hiểu quá rộng như vậy, mà luôn có sự phân biệt giữa cơ quan Chính phủ và Quốc hội. Vì lẽ đó nên khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong diễn văn nhậm chức thay mặt Chính phủ mới nói đến cụm từ “thực sự là công bộc của dân”, còn diễn văn của các lãnh đạo Quốc hội luôn không có từ này. Cũng cần lưu ý là cách nhìn “chủ - tớ” sẽ trở nên phức tạp hơn khi muốn phân biệt ai là chủ - ai là tớ trên thực tế, vì nhiều người giữ cả hai vai. Đa số thành viên Chính phủ là đại biểu Quốc hội và rất nhiều đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm làm việc trong các cơ quan hành pháp từ trung ương đến địa phương. Hạn chế này về cơ bản không ảnh hưởng đến việc phân biệt giữa hai thể chế Chính phủ và Quốc hội. Thể chế Nghị viện hay Quốc hội là rường cột của bất kỳ nền dân chủ nào, với sứ mệnh là giám sát và chế ước quyền lực của Chính phủ (thể chế cai trị, điều hành) thông qua việc định ra khuôn khổ pháp lý giới hạn sự lạm quyền của Chính phủ mà không cản trở một Chính phủ năng động, hiệu lực và hiệu quả phục vụ cho sự phát triển quốc gia. 
Chính vì nhầm lẫn giữa các ý nghĩa đó nên tác giả Võ Trí Hảo đã đánh đồng cơ chế bầu cử và miễn nhiệm đại biểu Quốc hội với cơ chế tuyển và sa thải “đầy tớ” của dân. Nhận định sai này khiến một số phân tích đúng của tác giả về các thiếu sót đang tồn tại có thể dẫn đến việc chệch hướng trong nhìn nhận phương án “sửa sai”, dễ trượt sang cái sai khác. Tác giả có lẽ sẽ đưa ra được những kiến giải và phân tích đúng đắn và có ý nghĩa khoa học hơn nếu phân tích về cơ chế tuyển dụng và bãi miễn các cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ quan hành pháp, những người đang thực hiện chức trách, nhiệm vụ được coi là “công bộc” của dân.
Cơ chế bầu cử và bãi miễn đại biểu Quốc hội hiện nay đúng là còn nhiều điểm bất hợp lý, nhưng có phải những điểm bất hợp lý đó là căn nguyên của tệ tham nhũng ở nước ta hay không, như kết luận hơi vội vàng của tác giả, thì cần phải có những phân tích khoa học với bằng chứng thuyết phục hơn. Các khiếm khuyết của hệ thống bầu cử đều tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào, cũng như không có hệ thống bầu cử nào hoàn hảo và hệ lụy của mỗi khiếm khuyết là khác nhau[4]. Câu hỏi căn bản ở đây là việc khắc phục những khiếm khuyết hiện tại trong cơ chế bầu cử và bãi miễn Đại biểu Quốc hội sẽ giải quyết mối quan hệ giữa các “ông chủ” với “đầy tớ” (cơ quan hành chính và cán bộ, công chức) như thế nào. Vấn đề này vượt quá khuôn khổ của bài viết. Tuy nhiên, có thể nói rằng, nếu tiếp tục sử dụng lăng kính “ông chủ” và “đầy tớ” khi bàn về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội sẽ không giúp chúng ta tiến xa trong nhìn nhận khách quan, khoa học về mối quan hệ này.
Vượt trên quan niệm “chủ” - “tớ” khi nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội           
Cách nói “ông chủ” - “đầy tớ” về quan hệ giữa nhân dân với chính quyền được Hồ Chí Minh sử dụng trong bối cảnh những năm đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mang tính nôm na, dễ hiểu để thuận tiện trong truyền tải thông điệp đến quảng đại quần chúng. Nếu biến cách nói nôm na đó thành một cách tiếp cận để phục vụ nghiên cứu nghiêm túc về các vấn đề trong quan hệ nhà nước - nhân dân thì sẽ gặp nhiều hạn chế. Quan niệm “ông chủ” - “đầy tớ” mang hơi hướng của chế độ nô lệ hay phong kiến mà lịch sử loài người đã vượt qua, nó không còn thích hợp trong bối cảnh nhà nước và xã hội hiện đại. Quan niệm này hấp dẫn về mặt tình cảm đối với quảng đại quần chúng nhân dân lúc ấy, khi chuyển ngược vị thế quan hệ, từ vị trí “đầy tớ” lên thành người chủ, còn chính quyền - vốn là bộ máy cai trị hà khắc, tức là ở vị trí “ông chủ” - nay bị chuyển sang thế  “đầy tớ”. Nhưng hiện nay, cách nhìn như vậy hoàn toàn không phù hợp với bản chất và thực tế mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân trong xã hội hiện đại.  
Khi phân tích về nhà nước Trung Quốc, Fukuyama (2011) cho rằng, nước này còn chưa phát triển trách nhiệm giải trình về mặt chính trị và pháp lý, mà mới chỉ tập trung vào trách nhiệm giải trình về mặt đạo đức, tức là nhấn mạnh rằng người lãnh đạo phải biết cảm nhận về trách nhiệm đạo đức của mình trước người dân[5]. Đây là một điểm khá tương đồng với bối cảnh Việt Nam. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và cán bộ, công chức nói riêng đều được cho là phải có nghĩa vụ tận tụy, trung thành phục vụ nhân dân, tức chủ yếu là trách nhiệm về mặt đạo lý, một giá trị mang tính văn hóa truyền thống. Chỉ có khía cạnh này thôi thì chưa đủ để đạt trình độ phát triển văn minh, hiện đại. Ngày nay, đối với một nhà nước hiện đại, trách nhiệm giải trình về mặt chính trị và pháp lý trong một nền pháp quyền (rule of law) được đặt lên tầm quan trọng hàng đầu. Chính vì lẽ đó mà chúng ta mới đặt vấn đề phải xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong hai chục năm qua (khái niệm “xây dựng nhà nước pháp quyền” ở Việt Nam lần đầu tiên được chính thức đề cập trong phát biểu của Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Đại hội lần thứ bảy của Đảng năm 1991)[6]. Trong một nền pháp quyền, trách nhiệm giải trình về chính trị và pháp lý đặt ra giới hạn cho mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, dù thực sự là ai ở vị trí “ông chủ” hay “đầy tớ” đi chăng nữa.   
Trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội ở Việt Nam, mô hình “nhà nước chiếm ưu thế” (dominant state hay statist socialism) được sử dụng rất phổ biến, trong đó nhấn mạnh quyền lực nhà nước bao trùm xã hội và chi phối mọi sinh hoạt xã hội của người dân. Nhà nước chịu trách nhiệm và đảm bảo mọi thứ trong xã hội, từ những “hàng hóa công” như quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế... đến những nhu yếu phẩm thường dùng nhất trong cuộc sống hàng ngày trong thời bao cấp. Mô hình này giải thích một cách thuyết phục tại sao trong các bản Hiến pháp 1959, 1980 và 1992 xuất hiện thường xuyên công thức như: “Nhà nước bảo đảm...”; “Nhà nước... có kế hoạch...”; “Nhà nước ban hành...”; “Nhà nước quy định” ; “Nhà nước giao...”; “ Nhà nước có chính sách...”; “Nhà nước tạo điều kiện...”; “Nhà nước bảo hộ...”. Đã có thống kê, riêng trong Chương V của Hiến pháp 1992 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cụm từ Nhà nước như vậy đã xuất hiện hơn 20 lần[7]. Điều đó có nghĩa là Chương trong Hiến pháp dành riêng để nói về công dân nhưng lại chủ yếu là dùng Nhà nước để nói thay. Trong thời kỳ này ở nước ta, học thuyết “pháp chế xã hội chủ nghĩa” nhấn mạnh vị trí và vai trò của Nhà nước trong tất cả các khía cạnh sinh hoạt xã hội. Điều này cho thấy học thuyết này vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh đến Hiến pháp 1992, một Hiến pháp được coi là của thời kỳ Đổi mới.
Từ cuối thập niên 1980, công cuộc Đổi mới được tiến hành rộng rãi trên nhiều mặt đời sống chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước và việc áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến sự rút lui của Nhà nước trong việc cung ứng nhiều loại hàng hóa cho nhân dân. Cùng với việc phát triển nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật chứ không phải bằng mệnh lệnh, chỉ đạo của nhà nước. Trong bối cảnh đó, khái niệm nhà nước pháp quyền bắt đầu du nhập vào nước ta qua con đường từ Liên Xô khi Gorbachev khởi xướng Cải tổ (Perestroika) và xây dựng học thuyết pravovoe gosudarstvo (nhà nước pháp quyền). Học thuyết này được xây dựng dựa trên nguyên lý Rechtsstaat (pháp luật - nhà nước) của Đức, nhấn mạnh rằng chính sách của nhà nước phải được thực thi thông qua hoạt động lập pháp, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi người bình đẳng trước pháp luật [8]. Khi du nhập vào nước ta, học thuyết nhà nước pháp quyền được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện chính trị - lịch sử, ghi nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Điều đáng chú ý là lý luận của ta đặt “nhà nước” làm trọng tâm trong chữ “nhà nước pháp quyền” còn nguyên tắc pháp quyền (rule of law) được hiểu ở phương Tây không có chữ “nhà nước” đi kèm mà đặt pháp luật ở vị trí thượng tôn, trên bất kỳ thể chế nào, kể cả nhà nước. Mặc dù khi được tiếp thu và phát triển vào Việt Nam, khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có sự khác biệt lớn với nguyên tắc pháp quyền ở Anh - Mỹ, nhưng quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền đã bắt đầu thay đổi từng phần diện mạo mối quan hệ nhà nước và xã hội ở nước ta. Từ đây xuất hiện một mô hình mới bổ sung cho cách nhìn trước đây về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội. Mô hình này nhấn mạnh tới sự gắn kết và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các lực lượng xã hội với nhà nước (societal corportism), trong đó đặc biệt giải thích sự trỗi dậy của các nhóm lợi ích ảnh hưởng đến chính sách của nhà nước. Ngoài ra, trong nghiên cứu về lĩnh vực xã hội dân sự còn có một mô hình phân tích có ảnh hưởng lớn về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, nhấn mạnh đến tính “đối thoại” (dialogical approach) giữa nhà nước với nhân dân, trong đó nhiều trường hợp các lực lượng xã hội đã tác động và thay đổi những chính sách của nhà nước, bảo vệ và phát triển những lợi ích công cộng to lớn[9].      
Trong những năm gần đây, cách hiểu chính thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta có những bước phát triển mới, xuất phát từ nhận thức quyền lực nhà nước luôn có xu hướng bị tha hóa và cần phải bị kiểm soát. Thực ra, quan điểm này không mới, nó đã bắt nguồn từ chủ nghĩa tự do với những triết gia tên tuổi như Locke, Rouseau, Montesquieu, Mill… từ thế kỷ 17-18 khi bàn về các quyền tự nhiên của con người, khế ước xã hội, và phân chia quyền lực qua các cơ chế cân bằng và kiểm soát… Một trong những hạt nhân cơ bản của chủ nghĩa tự do là quyền lực nhà nước phải bị giới hạn và kiểm soát, cá nhân người dân có các quyền tự nhiên khi sinh ra đã có, không ai có thể tước đi được. Tuy những tư tưởng này đã xuất hiện từ lâu trên thế giới, đã du nhập vào Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ 20 và có những ảnh hưởng nhất định trong quá trình lập hiến 1946, nhưng trong thập niên gần đây mới bắt đầu trỗi dậy trở lại trong quá trình tranh luận về bổ sung, sửa đổi Hiến pháp 1992 liên quan đến việc kiểm soát quyền lực nhà nước. Một phần quan trọng của tư tưởng này đã được chính thức ghi nhận trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tháng 1/2011. Theo đó, “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân… Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, cách nhìn chính thức của Đảng và Nhà nước không rõ rệt theo một chủ thuyết nào: vừa có sự tiếp thu, vừa có sự hòa trộn giữa các nguyên lý pháp quyền với pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữa phân quyền với tập quyền, tính thượng tôn của pháp luật với tính công cụ của pháp luật… Do đó, Cương lĩnh cũng ghi rõ: “Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân…” Như vậy, quan niệm pháp luật là công cụ quản lý xã hội của nhà nước vẫn mang tính chủ đạo mặc dù tình thần thượng tôn pháp luật cũng đã bắt đầu được cảm nhận. Có lẽ đây là một trong những điểm mấu chốt của quá trình quá độ xây dựng trách nhiệm giải trình về chính trị và pháp lý bổ sung cho trách nhiệm đạo đức của Nhà nước đối với nhân dân.   
Kết luận
Nhìn nhận mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân dưới góc độ “ông chủ” và “đầy tớ” chỉ có giá trị làm nổi bật vai trò và vị trí quan trọng của nhân dân với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, nếu sử dụng quan niệm này để đi vào các phân tích, đánh giá khách quan, khoa học thì sẽ rất hạn chế, thậm chí còn dễ bị nhầm lẫn và lạc hướng trong các đề xuất khắc phục các khiếm khuyết.  
Nhìn nhận, đánh giá khoa học về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội, hay hẹp hơn là chính quyền với nhân dân, có nhiều giác độ khác nhau. Tùy từng bối cảnh lịch sử cụ thể hay vấn đề cụ thể mà cách nhìn này có thế mạnh hơn cách nhìn kia. Tựu trung lại, cho đến nay chưa có một mô hình nào chiếm ưu thế tuyệt đối và bao trùm hết được các cách nhìn khác. Tính phức tạp trong đánh giá mối quan hệ này còn do những yếu tố tư tưởng cũ - mới đan xen nhau, cùng tồn tại chứ không hẳn triệt tiêu nhau và chưa một chủ thuyết hay trường phái tư tưởng rõ rệt nào đủ sức mạnh ưu thế. Hệ quả của thực trạng đó là rất nhiều những vướng mắc tồn tại dai dẳng trong thực tiễn mà chưa có cách nào khắc phục được. Những vấn đề này hiện đang nổi lên gay gắt trong quá trình tranh luận xung quanh việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Đây là một thách thức rất lớn cho các nhà lý luận trong quá trình bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, thậm chí cần phải có đột phá về lý luận để giải quyết những bài toán thực tiễn đặt ra cho sự phát triển đất nước./.
  

[1] Điều 43, Hiến pháp 1946.
[2] Võ Trí Hảo. 2011. Quyền tuyển và “đuổi đầy tớ” của dân. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/quyen-tuyen-va-201c111uoi-111ay-to201d-cua-dan (truy cập ngày 22/12/2011)
[3] Điều 83, Hiến pháp 1992.
[4] Bùi Hải Thiêm; So sánh một số hệ thống bầu cử trên thế giới. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 8(193), tháng 4/2011.
[5] The China Model: A Dialogue between Francis Fukuyama and Zhang Weiwei, New Perspective Quarterly, Fall 2011.
[6] Đỗ Mười, Sửa đổi Hiến pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, đẩy mạnh sự nghiệp Đổi mới. Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội 1992.
[7] Bùi Ngọc Sơn. 2011. Phân tích thực nghiệm về mức độ chi tiết hóa Hiến pháp và một số gợi mở cho sửa đổi Hiến pháp 1992. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/phan-tich-thuc-nghiem-ve-muc-111o-chi-tiet-hoa-hien-phap-va-mot-so-goi-mo-cho-sua-111oi-hien-phap-1.
[8] John Gillespie. 2004. Concepts of law in Vietnam: Transforming statist socialism. In Randall Peerenboom (Ed.), Asian Discourses of Rule of Law. London: Routledge.  
[9] Kerkvliet, Benedict. 2001. An Approach for Analysing State-Society Relations in Vietnam. SOJOURN: Journal of Social Issues in Southeast Asia, 16(2), 238-278

Nguồn: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP