Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Giá trị sáp nhập nằm ở đâu?

Thương vụ bán cổ phần cho Edelman (Mỹ) có thể giúp Công ty Truyền thông AVC tận dụng được các khách hàng đa quốc gia của Edelman như Microsoft, HP, Novatis, Unilever và Starbucks.
M&A trong ngành truyền thông không phải là mới. Nhưng với thương vụ AVC-Edelman, có thể hiểu thêm về bản chất của ngành này. Mua bán - sáp nhập (M&A) trong ngành truyền thông bắt đầu nổi lên từ khi Công ty T&A Việt Nam kết hợp với Công ty O&M của tập đoàn chuyên về quảng cáo và marketing WPP (Mỹ) hình thành nên Công ty T&A Ogilvy 2 năm về trước.
Cuối tháng 2 vừa qua, thị trường lại chứng kiến một sự kiện nổi bật khác. Đó là việc Công ty Tiếp thị Truyền thông AVC bán cổ phần cho Edelman, để hình thành công ty mới là AVC Edelman. Edelman là công ty của Mỹ được thành lập năm 1952 với 60 văn phòng và 4.000 nhân viên.
Không phải cứ muốn M&A là được. Bởi trong lĩnh vực truyền thông, không khó để thấy, sau gần một thập niên phát triển nóng đã hình thành khá nhiều công ty theo dạng trăm hoa đua nở. Đồng thời, cũng rất nhiều công ty âm thầm rút lui khỏi thị trường, dù rằng thị trường này vẫn còn dư địa tăng trưởng (3 năm tăng 3 lần). Vấn đề nằm ở chất lượng. Phần lớn các công ty không thấy rõ định hướng hoặc mờ nhạt trên thị trường, khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng.
Nhưng Tổng giám đốc Richard Edelman, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Edelman, cho rằng ông đã tìm thấy một đối tác ưng ý hiếm hoi tại Việt Nam. Theo ông, đối tác này có chiến lược rõ ràng và được lèo lái bởi một nhà điều hành có nhiều năm kinh nghiệm. “Tôi đánh giá rất cao năng lực của ông Ngọc Anh, lãnh đạo AVC”, ông Edelman nói.
Vượt trên những lời tán dương, điều quan trọng là cả 2 đối tác AVC và Edelman rõ ràng đều đã tìm thấy những lợi điểm của nhau.
Đối với ông Bùi Ngọc Anh, Tổng Giám đốc AVC, đây chính là cơ hội để công ty ông có thể học hỏi kinh nghiệm của Edelman trên lĩnh vực truyền thông, tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị số, một lĩnh vực thời thượng mà AVC còn đang mò mẫm. Chiến lược từ bấy lâu của AVC là tăng cường các giải pháp cho PR, marketing, và mấy năm nay, ông Ngọc Anh cũng nỗ lực hướng đến chiến lược tiếp thị số (các giải pháp marketing trên internet, mạng xã hội…).
Đó là chưa kể đến AVC có thể tận dụng những khách hàng nước ngoài của Edelman đã và sẽ đặt chân đến Việt Nam. Edelman có khá nhiều khách hàng đa quốc gia như Microsoft, HP, Novatis, Unilever, Diageo, Samsung và sắp tới là Starbucks.
Trong khi đó, hạn chế của một công ty nước ngoài là ít am hiểu văn hóa nội địa cho các hoạt động PR, vốn được xem là thế mạnh của doanh nghiệp bản địa. Tận dụng lợi thế này là cách Edelman tiến vào thị trường nhanh và đỡ tốn sức nhất.
Sự kết hợp của cả 2 khiến ông Edelman tin rằng, công ty mới sẽ đạt tăng trưởng 20-30%/năm trong năm đầu tiên hoạt động. Tuy nhiên, giá trị thương vụ không được tiết lộ và tương lai của liên minh này sẽ nghiêng về ai vẫn còn là câu hỏi lớn.
Theo đánh giá của các chuyên gia truyền thông, giá trị của một công ty hoạt động trong lĩnh vực PR Việt Nam nằm ở tên tuổi người lãnh đạo và lượng khách hàng hiện có hơn là đội ngũ nhân viên và giá trị tài sản của công ty. Vì đây cũng là ngành dịch chuyển nhân sự lớn và chi phí hoạt động không cao.
Trong khi đó, nói về tương lai của liên minh, ông Bob Grove, Giám đốc điều hành Edelman Đông Nam Á, cho rằng Edelman bước đầu rút ngắn khoảng cách văn hóa với AVC bằng cách thức ông đã từng làm với một công ty Indonesia. “Tôi áp dụng kinh nghiệm của mình để hướng dẫn cho họ”, ông Bob Grove cho biết.

Nguồn: NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Chống thâu tóm lúc nào?

Tháng 9 năm ngoái, tập đoàn masan (MSN) tuyên bố chào mua công khai hơn 50% cổ phần của Công ty Vinacafé Biên Hòa (VCF) chỉ trong vòng 1 tháng. Quyết định này khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ, vì thời gian chào mua quá ngắn và giá chào mua lại thấp hơn 15% thị giá cổ phiếu VCF lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cuối cùng MSN cũng nắm được thương hiệu cà phê hòa tan chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam (40%). Rõ ràng, bên đi mua đã sắp đặt chu đáo mọi thứ trước khi lộ diện.
Khó chống đỡ
“Ở Việt Nam, khi bên đi thâu tóm công bố ý định thì cũng đồng nghĩa với việc công ty mục tiêu hầu như không còn khả năng chống đỡ”, Tiến sĩ Trần Vinh Dự, Giám đốc Công ty Tư vấn TNK Capital Partners, đúc kết.
Đầu tiên, bên đi mua thường tổ chức “đánh úp”. Ở một số thị trường chứng khoán phát triển, không có chuyện nhà đầu tư nhờ những người thân quen cùng mua vào một mã cổ phiếu nào đó. Tại Việt Nam, trong hầu hết các thương vụ thâu tóm thù địch vừa qua luôn xuất hiện tư cách của “nhóm cổ đông”. Vì thế, họ không sợ bị bại lộ kế hoạch trước các quy định công bố thông tin khi tỉ lệ sở hữu tăng lên các mức như 5%, 25%, 50%... Chẳng hạn, trong trường hợp của Công ty Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM (FDC), nhóm cổ đông bên mua tuyên bố sở hữu 35% cổ phần của FDC, nhưng người đại diện chỉ nắm 6,4% cổ phần (1 triệu cổ phiếu).
Một trong các chiến thuật bên đi thâu tóm hay sử dụng là lôi kéo cổ đông hiện hữu. Cổ đông sẽ sẵn sàng rời bỏ doanh nghiệp nếu lợi ích doanh nghiệp mang lại chưa tương xứng với tiềm năng hiện có hoặc họ nhận được lời đề nghị hấp dẫn hơn (như mức giá tốt hơn).
Trong vụ thâu tóm Sacombank (STB) vừa qua, những cổ đông lớn đã gắn bó với STB nhiều năm như Dragon Capital, Ngân hàng ANZ và Công ty Cơ Điện Lạnh (REE) không phải vô cớ mà cùng lúc rời bỏ ngân hàng này. Các cổ đông trên đã đưa ra nhiều lý do khi bán lại cổ phần (như thay đổi chiến lược đầu tư), nhưng cũng không loại trừ lý do tình hình kinh doanh của STB không được khả quan. Vào cuối tháng 2.2012, với tư cách là cổ đông lớn của STB và được ủy quyền bởi nhóm cổ đông đa số, Eximbank đã gửi văn bản đề nghị bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát của STB. Văn bản có ghi rằng: “Tình hình hoạt động của Sacombank năm 2011, mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác có cùng quy mô thì theo quan điểm của chúng tôi là hiệu quả chưa tương xứng”.
Chống lúc nào?
“Hiện giờ, cách chống thâu tóm hiệu quả nhất là phòng bệnh”, vị Phó Tổng Giám đốc trên nói. Sự chuẩn bị chu đáo từ đầu, như đưa ra các điều khoản phòng thủ trong điều lệ công ty, sẽ giúp doanh nghiệp ăn ngon ngủ yên. Chẳng hạn, quy định mỗi năm chỉ được thay một thành viên Hội đồng Quản trị, hay có quyền ưu tiên mua lại cổ phần nếu cổ đông lớn thoái vốn.
Ngay trong trường hợp doanh nghiệp phát hiện dấu hiệu có thể bị thâu tóm, vẫn có những biện pháp phòng vệ như cách làm của Công ty Đầu tư Xây dựng Bạch Đằng TMC (BHT). Khi Công ty Phát triển Nhà Từ Liêm (NTL) chào mua công khai khoảng 25% cổ phần, BHT lập tức phản công. Ngày 20.4.2011, Công ty đã phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ cho đối tác chiến lược là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGR) với tổng mệnh giá 20 tỉ đồng (bằng 77% vốn điều lệ hiện thời). Phương án này có tác dụng pha loãng số lượng cổ phiếu BHT sau đó và đã khiến cho NTL chùn tay.
Doanh nghiệp quản trị tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả cũng là rào cản cho bên đi thâu tóm. Bởi lẽ, giá cổ phiếu sẽ được giữ ở mức ổn định, dù cho thị trường có định giá thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp. “Hoặc ít ra, cuộc chiến thâu tóm cũng biến thành một sự hợp tác dễ chịu”, vị Phó Tổng Giám đốc trên kết luận. Mua thêm cổ phiếu để tăng tỉ lệ sở hữu là một giải pháp. Khi lực cầu tăng lên, giá cổ phiếu sẽ tăng theo. Điều này có thể làm bên đi mua chán nản vì chi phí tài chính tăng, trong khi phần lớn chi phí này đến từ nguồn tài trợ bên ngoài, thường là vốn vay. Bằng chứng là sau khi đạt được mục tiêu, bên đi mua thường tìm mọi cách thu về tiền mặt ngay.
Tại FDC, khi các thành viên trong Hội đồng Quản trị được bầu lại vào giữa tháng 5.2011, kế hoạch thoái vốn đầu tư ở 2 công ty là Hải Việt và Phước An đã được đưa ra không lâu sau đó. Quyết định chia cổ tức ưu tiên bằng tiền với tỉ lệ 15% (phương án chung hồi đầu năm là 18%, chưa nói rõ là tiền hay cổ phiếu), cũng đáng chú ý.
Tuy nhiên, biện pháp mua thêm cổ phiếu chỉ thích hợp với những ông chủ doanh nghiệp có nhiều tiền. Bởi thời điểm doanh nghiệp có nguy cơ bị thâu tóm thường là lúc kinh tế khó khăn, hiệu quả kinh doanh giảm, cũng là lúc các ông chủ thiếu tiền. Đó là chưa kể một số mặt trái của việc tăng tỉ lệ sở hữu này.
Gần đây, nhiều ông chủ doanh nghiệp đã chủ động mua vào cổ phiếu công ty mình với khối lượng lớn. Đầu tháng 3.2012, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đăng ký mua vào hơn 3 triệu cổ phiếu, nâng tỉ lệ nắm giữ (nếu giao dịch thành công) lên gần 50%. Hay vừa qua, Công ty Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) công bố đã mua vào thành công 1 triệu cổ phiếu quỹ.
Những trường hợp mua vào cổ phiếu nói trên khó có thể đánh giá chính xác là để tự vệ trước nguy cơ thâu tóm hay đầu tư tài chính. Nhưng trước mắt, động thái này có thể là vừa đầu tư vừa giúp giữ giá cổ phiếu, đồng thời lập rào cản đối với những ý đồ thâu tóm công ty.
Tuy nhiên, việc các ông chủ nâng tỉ lệ sở hữu lên trên 50% cần được xem lại cho thấu đáo, bởi cơ cấu sở hữu này sẽ khiến tính thanh khoản của cổ phiếu giảm xuống. Đồng thời, khả năng huy động vốn từ các cổ đông (như mục đích ban đầu khi niêm yết của doanh nghiệp) cũng bị hạn chế.

Nguồn: NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Hoàn thiện quy định về đương sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự

1. Quy định về đương sự trong Bộ luật Tố tụng hình sự
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS), thuật ngữ đương sự được nêu trong nhiều điều luật nhưng lại không được giải thích rõ và giới hạn nó gồm những chủ thể (người tham gia tố tụng) nào. Điều này đã gây khó khăn cho việc áp dụng Bộ luật trong thực tiễn.
1.1. Chẳng hạn, thuật ngữ đương sự được nêu tại Khoản 3 Điều 209 (Hỏi bị cáo): “Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo. Người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự…”; Khoản 2 Điều 211 (Hỏi người làm chứng): “Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án…”; Khoản 1 Điều 234 BLTTHS (Thời hạn kháng cáo, kháng nghị): “… Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo…” và Khoản 2 Điều 245 BLTTHS (Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm): “Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị được triệu tập tham gia phiên tòa. Nếu có người vắng mặt mà có lý do chính đáng thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt…”.
Theo các quy định trên, thuật ngữ đương sự đã có sự tách bạch với thuật ngữ bị cáo.
1.2. Bên cạnh đó, thuật ngữ đương sự còn được nêu tại Điều 18 (nguyên tắc Xét xử công khai): “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước,… hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì…”; Khoản 1 Điều 142 BLTTHS (Khám người): “Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám”; Khoản 2 Điều 143 BLTTHS (Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm): “Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ,…; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt…”; Khoản 3 Điều 146 BLTTHS (Kê biên tài sản): “Khi tiến hành kê biên tài sản, phải có mặt đương sự hoặc người đã thành niên trong gia đình,…Biên bản phải… đọc cho đương sự và những người có mặt nghe và cùng ký tên. Những khiếu nại của đương sự được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành ba bản: một bản được giao ngay cho đương sự sau khi kê biên xong;…”.
Qua các quy định trên thấy rằng, các điều luật không nêu rõ thuật ngữ đương sự bao gồm những chủ thể nào. Tuy nhiên, theo nội dung các điều luật này thì đương sự hoặc có thể là người bị đưa ra xét xử mà việc xét xử công khai sẽ ảnh hưởng đến bí mật của họ; hoặc là người bị tình nghi (người thực hiện hành vi phạm tội) trong vụ án hình sự; hoặc là người mà có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của họ có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hay chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm bị khám xét của người đó có người đang bị truy nã lẩn trốn; người đang bảo quản tài sản của bị can, bị cáo, người bị tình nghi. Như vậy, thuật ngữ đương sự được nêu trong các điều luật này là rất rộng, có thể bao gồm các chủ thể: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, thậm chí cả người làm chứng.
Ngoài ra, thuật ngữ đương sự còn được nhắc tại các điểm b, d Khoản 3 và điểm b Khoản 4 Điều 59. Theo đó, đương sự là những chủ thể được người bảo vệ quyền lợi của đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ được quy định tại Điều 59 BLTTHS.
1.3. Không những thế, nghiên cứu các quy định về chủ thể tham gia tố tụng trong BLTTHS cho thấy, bên cạnh thuật ngữ đương sự, BLTTTHS còn ghi nhận thuật ngữ “người bảo vệ quyền lợi của đương sự” tại nhiều điều luật. Trong đó, tiêu đề và Khoản 1 Điều 59 quy định rõ về tư cách người bảo vệ quyền lợi của đương sự như sau:
“Điều 59. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự
1. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình”.
Từ quy định trên có thể suy luận thuật ngữ đương sự bao gồm các chủ thể: người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
Ngoài ra, đoạn 1 điểm d Khoản 3 Điều 59 BLTTHS còn quy định: “Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có quyền…”. Điều này có nghĩa, khi phạm vi chủ thể chỉ bao gồm người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự thì không được dùng thuật ngữ người bảo vệ quyền lợi của đương sự vì phạm vi các chủ thể được quy định tại đoạn này không bao hàm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Nhìn chung, thuật ngữ đương sự được quy định trong BLTTHS có thể chỉ bao gồm người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, có sự tách biệt đương sự với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; hoặc có thể bao gồm cả người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

2. Đương sự trong các loại hình tố tụng khác
Trong tố tụng dân sự (TTDS), khái niệm đương sự được quy định cụ thể tại Điều 56 Bộ luật TTDS. Theo đó, đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó, nguyên đơn là người khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm, hay người khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Bộ luật TTDS. Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong tố tụng hành chính (TTHC), khái niệm đương sự được nêu tại các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 3 Luật TTHC năm 2010. Theo đó, đương sự bao gồm: người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong đó, người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri. Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận hoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, trong TTDS và TTHC thì đương sự chỉ bao gồm những người tham gia tố tụng mà có quyền lợi và nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp liên quan đến vụ án dân sự hay vụ án hành chính đang được giải quyết.

3. Khái niệm đương sự và hoàn thiện quy định về đương sự trong Bộ luật tố tụng hình sự
Theo Từ điển tiếng Việt, đương sự là “Người là đối tượng trong một sự việc nào đó được đưa ra giải quyết”1. Như vậy, đương sự chỉ bao gồm những chủ thể  tham gia vào vụ việc được giải quyết mà vụ việc đó có ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Khái niệm đương sự được quy định trong Bộ luật TTDS và Luật TTHC tương đồng với khái niệm này. Riêng thuật ngữ đương sự trong TTHS lại được hiểu ở những phạm vi khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng cũng như chưa đảm bảo tính lôgic trong các quy định của BLTTHS về việc sử dụng thuật ngữ.
Để xác định chính xác phạm vi chủ thể thuộc thuật ngữ đương sự trong TTHS, chúng ta cần nghiên cứu kỹ quy định về người tham gia tố tụng từ Điều 48 đến Điều 62 BLTTHS. Theo đó, người tham gia tố tụng bao gồm các chủ thể sau: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người giám định, người phiên dịch và người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Như vậy, chúng ta có thể chia các chủ thể này thành 3 nhóm sau:
Nhóm 1: những chủ thể có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự nhưng là người bị tình nghi đã thực hiện hành vi phạm tội, bao gồm: người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Mặc dù người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là ba đối tượng tham gia tố tụng nhưng thực chất chỉ là một chủ thể: người bị tình nghi, vì tùy từng giai đoạn tố tụng mà tư cách của người bị tình nghi thay đổi cho phù hợp.
Nhóm 2: những chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự nhưng không phải là người bị tình nghi đã thực hiện hành vi phạm tội mà việc họ tham gia tố tụng để tự bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và có nghĩa vụ liên quan đến tội phạm xảy ra, bao gồm: người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Chủ thể trong mỗi nhóm này có quyền lợi, nghĩa vụ riêng biệt.
Nhóm 3: chủ thể là người giúp đỡ những người thuộc nhóm 1, nhóm 2 bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ hay là người tham gia vụ án nhằm giúp làm sáng tỏ tình tiết nào đó trong vụ án, bao gồm: người làm chứng, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người giám định, người phiên dịch và người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Trong các nhóm trên, nhóm 3 bao gồm những người không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tội phạm xảy ra; việc giải quyết vụ án không nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, họ không phải là đối tượng được pháp luật TTHS hướng đến, bảo vệ. Nhóm 1 có  đặc thù là người bị tình nghi và là đối tượng được pháp luật TTHS hướng đến nhằm ngăn ngừa, phòng, chống tội phạm; những người thuộc nhóm này có khả năng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi phạm tội của mình, họ là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Những người thuộc nhóm 2 là những người không chịu trách nhiệm hình sự mà việc họ tham gia vào vụ án nhằm tự bảo vệ quyền lợi của mình hoặc phải gánh chịu nghĩa vụ theo quy định của pháp luật TTHS; quan hệ mà họ tham gia bao gồm các quan hệ về dân sự có thể giữa các chủ thể thuộc nhóm này với nhau hoặc với người phạm tội.
TTHS khác với các loại hình tố tụng khác về trình tự, thủ tục tiến hành cũng như những chủ thể được xác định là người tham gia tố tụng. Cho nên, chúng ta không thể đồng nhất khái niệm đương sự trong TTHS với khái niệm đương sự trong TTHC và TTDS. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa thuật ngữ này được hiểu khác đi mà cần có cách hiểu theo một quy luật chung mà ở đó, thuật ngữ đương sự được hiểu thống nhất.
Chúng ta thấy rằng, trong TTHC, TTDS thì thuật ngữ đương sự được sử dụng song song với thuật ngữ người tham gia tố tụng. Việc quy định đương sự trong khi đã có người tham gia tố tụng không ngoài mục đích nào khác là nhằm nhóm các chủ thể có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sự việc đang được giải quyết lại với nhau để có sự tách bạch với những người tham gia tố tụng khác mà không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc được xem xét, đó là, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch… Điều này tạo ra sự thuận lợi trong việc áp dụng, góp phần nhóm các quy định có liên quan với nhau, tạo ra sự logic của pháp luật.
Tương tự, thuật ngữ đương sự trong TTHS cũng nên được quy định song song với thuật ngữ người tham gia tố tụng. Như đã phân tích, trong ba nhóm được phân chia thì nhóm 2 là nhóm mà các chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tội phạm xảy ra khác với nhóm 1 và quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể thuộc nhóm này chỉ bao hàm trong các vấn đề về dân sự, hoặc liên quan đến hình sự nhưng ở khía cạnh đối với người phạm tội (như trường hợp người bị hại khởi tố theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 và Điều 105 BLTTHS) chứ không phải trong quan hệ hình sự đối với Nhà nước. Do đó, để thống nhất với cách hiểu đương sự trong TTDS và TTHC, đương sự trong TTHS bao gồm: người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, là phù hợp hơn cả.
Từ các phân tích trên, chúng tôi đề nghị:
Thứ nhất, bổ sung vào BLTTHS khái niệm về đương sự như sau:
Điều 51a. Đương sự trong tố tụng hình sự
Đương sự trong TTHS là những người tham gia tố tụng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tội phạm xảy ra, tham gia vào vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình hoặc chịu nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nhưng không phải là người thực hiện hành vi phạm tội.
Đương sự trong TTHS bao gồm: người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự”.
Thứ hai, bên cạnh việc sử dụng thuật ngữ “đương sự” có phạm vi bao hàm “người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”, BLTTHS còn sử dụng thuật ngữ “người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án” trong nhiều điều luật mà không dùng thuật ngữ “đương sự” để thay thế. Để thống nhất cách hiểu, cũng như giúp quy định của BLTTHS được logic, đề nghị thay cụm từ “người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án” được quy định trong Bộ luật bằng thuật ngữ “đương sự”.
Thứ ba, thay thuật ngữ “đương sự” bằng cụm từ khác và bổ sung thêm chủ thể bên cạnh đương sự tại một số điều luật cho phù hợp.
Như phân tích tại tiểu mục 1.2 trên đây, thuật ngữ đương sự được quy định tại Điều 18; Khoản 1 Điều 142; Khoản 2 Điều 143; Khoản 3 Điều 146 BLTTHS là chưa nêu lên được những chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của các điều luật tương ứng. Chẳng hạn, đối với quy định tại Điều 18, việc xét xử công khai nếu ảnh hưởng đến bí mật của bị cáo, người làm chứng thì những chủ thể này vẫn có quyền yêu cầu Tòa án xét xử kín chứ không chỉ riêng người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự mới được yêu cầu.
Đối với quy định tại Khoản 1 Điều 142, Khoản 2 Điều 143 và Khoản 3 Điều 146 BLTTHS, thuật ngữ đương sự được quy định trong các điều luật này hoặc là: người bị áp dụng thủ tục khám người; người bị áp dụng thủ tục khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm; người bị áp dụng kê biên tài sản. Bởi vì, Khoản 1 Điều 140 BLTTHS quy định về căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm như sau: “Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã”. Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 146 BLTTHS quy định về căn cứ kê biên tài sản: “Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, người bị áp dụng thủ tục khám người; khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm hoặc kê biên tài sản có thể bao gồm cả bị can, bị cáo, người bị tạm giữ. Cho nên, kiến nghị thay thuật ngữ “đương sự” tại Khoản 1 Điều 142 thành “người bị khám xét”; tại Khoản 2 Điều 143 thành “người bị khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm”; tại Khoản 3 Điều 146 thành “người bị kê biên tài sản”; đồng thời bổ sung vào đoạn 2 Điều 18 nội dung: “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của bị cáo, đương sự, người làm chứng theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”.
Việc hoàn thiện quy định về đương sự trong BLTTHS sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể và giúp cơ quan, người tiến hành tố tụng dễ dàng áp dụng trong thực tiễn; đồng thời, làm cho các quy định của BLTTHS được tương thích với nhau, bảo đảm tính logic trong toàn bộ quy định của Bộ luật.
(1) Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, Đà Nẵng, 2005, tr. 357.

Nguồn: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP

SỞ HỮU TẬP THỂ GÓC NHÌN TỪ PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ

Hiến pháp 1992 quy định có ba chế độ sở hữu là cơ sở của toàn bộ hệ thống kinh tế quốc dân, trong đó sở hữu tập thể (cùng với sở hữu toàn dân) là nền tảng của chế độ sở hữu. Theo tư duy truyền thống, điều này đồng nghĩa với sở hữu tập thể là một trong hai chế độ sở hữu quan trọng nhất đối với tư liệu sản xuất được Nhà nước bảo hộ và khuyến khích phát triển lâu dài, có tính định hướng chiến lược trong xây dựng và phát triển kinh tế. Trên cơ sở Hiến pháp, các đạo luật cụ thể hóa nguyên tắc này thông qua chế định hình thức sở hữu tập thể và loại hình hợp tác xã. Nhằm góp phần làm sáng tỏ khái niệm, ý nghĩa của sở hữu tập thể, bài viết sau đây xin trao đổi vài ý kiến về sở hữu tập thể thông qua pháp luật hiện hành về hợp tác xã.
Sở hữu tập thể trong luật thực định:
Trong khoa học pháp lý, sở hữu là khái niệm gắn liền với tài sản, chỉ xác lập trên tài sản – vật chất hoặc trí tuệ. Để có cơ chế thực hiện các quyền luật định, người ta thường quan tâm chủ sở hữu là một hay nhiều người khác nhau, từ đó có sự phân biệt giữa sở hữu một chủ với sở hữu nhiều chủ. Bộ luật dân sự nước ta có lẽ đã liệt kê các hình thức sở hữu theo hướng tiếp cận này, ngoài căn cứ vào chế độ sở hữu mà Hiến pháp đã ghi nhận. Sở hữu một chủ gồm có sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức xã hội…; sở hữu nhiều chủ gọi là sở hữu chung. Theo như tên gọi, có thể hình dung chủ sở hữu tập thể đối với tài sản không phải một cá nhân; tuy nhiên, không loại trừ tài sản ấy được sở hữu bởi duy nhất một thực thể pháp lý được tạo lập bởi nhiều người. Cho nên vấn đề trước hết cần làm rõ là: sở hữu tập thể là sở hữu nhiều chủ hay một chủ?
Nhìn từ góc độ của luật dân sự, sở hữu tập thể được hiểu là hình thức sở hữu mà chủ sở hữu là một tổ chức kinh tế (hợp tác xã hoặc một hình thức kinh tế tập thể ổn định khác) được dựng nên bởi một tập hợp cá thể hoặc hộ có nhu cầu chung hoặc có những khó khăn giống nhau trong cuộc sống, nghề nghiệp; tự nguyện hợp tác, tương trợ để cùng nhau giải quyết thông qua chung sức, chung vốn làm kinh tế [1]. Vì có chủ là tổ chức nên không thể nhầm lẫn giữa sở hữu tập thể với sở hữu tư nhân mà chủ là một cá nhân. Sở hữu tập thể cũng khác hẳn với các hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp… vì tài sản thuộc sở hữu tập thể phải được sử dụng cho hoạt động kinh tế, để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.

Câu hỏi đặt ra là: liệu còn có hình thức kinh tế tập thể nào khác chịu sự điều chỉnh bởi chế định này, mà tổ chức hoạt động lại không phải thông qua một thực thể pháp lý nhất định (cơ sở kinh tế)? Nói cách khác, có hay không trường hợp chủ sở hữu tập thể là nhóm người? Người viết cho rằng không có cơ sở để ghi nhận trường hợp này vì sẽ trùng lặp và chồng chéo với sở hữu chung. Hơn nữa, luật cũng đã quy định vấn đề chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể phải theo điều lệ của tập thể đó[2], một lần nữa khẳng định cơ chế thực hiện quyền sở hữu tập thể không như sở hữu chung. Từ quy định của luật hiện hành, có thể khái quát một số dấu hiệu đặc trưng để phân biệt sở hữu tập thể với sở hữu chung như sau:
- Chủ sở hữu tập thể thường chỉ giới hạn ở một số đối tượng nhất định (không có người nước ngoài), trong khi sở hữu chung thì không.
- Vấn đề sử dụng tài sản thuộc sở hữu tập thể phải gắn với các hoạt động kinh tế; còn sở hữu chung có thể tồn tại cả trong kinh tế lẫn dân sự.
- Mục đích khai thác tài sản thuộc sở hữu tập thể không chỉ đơn thuần vì lợi ích kinh tế, mà phải hướng đến giải quyết các nhu cầu chung, cải thiện và nâng cao đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho thành viên, thể hiện rõ tính cộng đồng, tương trợ lẫn nhau.
- Phương thức thực hiện quyền sở hữu tập thể luôn gắn liền với tổ chức và hoạt động của một thực thể pháp lý nhất định (chủ thể của quyền sở hữu tập thể), chứ không phải là cơ chế đồng thuận của nhiều chủ thể độc lập nhau như hình thức sở hữu chung.
Như vậy, quyền sở hữu tập thể được thực hiện bởi một chủ thể duy nhất là tổ chức kinh tế tập thể. Cơ chế thực hiện quyền do điều lệ (đối với chủ sở hữu pháp nhân) hoặc pháp luật quy định. Sở hữu tập thể là sở hữu một chủ.
Sở hữu tập thể nhìn từ Luật hợp tác xã 2003:
Xét ở góc độ chủ thể thực hiện quyền, sở hữu tập thể trong hợp tác xã cũng chính là sở hữu của pháp nhân kinh tế, tương tự như hình thức sở hữu trong công ty. Đáng tiếc là sở hữu pháp nhân kinh tế (bao gồm cả pháp nhân hoạt động thương mại) lại thiếu vắng cơ sở pháp lý khi Bộ luật dân sự không đề cập (!?). Quyền sở hữu trong hợp tác xã được thực hiện theo điều lệ hợp tác xã, trong khuôn khổ luật định. Thông thường, điều lệ phân giao các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản cho các cơ quan trong bộ máy quản lý thực hiện trên danh nghĩa hợp tác xã, từ Đại hội xã viên, Ban quản trị cho đến Chủ nhiệm.
Tài sản của hợp tác xã được tạo lập không chỉ từ vốn góp ban đầu của xã viên, vốn do hợp tác xã tự tích lũy, huy động, được tài trợ mà còn từ vốn trợ cấp của nhà nước, đặc biệt là trợ cấp không hoàn lại. Những tài sản có nguồn gốc trợ cấp không hoàn lại này tuy thuộc sở hữu tập thể, được sử dụng để phục vụ cộng đồng xã viên nhưng phải chuyển giao lại cho Nhà nước khi hợp tác xã giải thể[3].
Do bản chất của kinh tế tập thể, việc khai thác khối tài sản của hợp tác xã không chỉ vì mục tiêu tối đa hóa lợi tức vốn góp cho xã viên (như doanh nghiệp), mà sâu xa hơn là phải hình thành được các quỹ và tài sản nhằm giải quyết và đáp ứng tốt nhất những nhu cầu chung về kinh tế – xã hội mà xã viên quan tâm, chẳng hạn các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, tổ chức lễ hội, giáo dục, nhà trẻ… Như vậy, thực trạng sử dụng quỹ và tài sản dành cho phúc lợi tập thể có thể xem như một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả cũng như sự thành công hay không của một mô hình hợp tác xã cụ thể. Những tài sản phúc lợi này không đương nhiên được phân chia cho xã viên khi hợp tác xã giải thể, mà được xử lý theo điều lệ và quy định của pháp luật; theo đó, phần nào có nguồn gốc trợ cấp nhà nước thì giao chính quyền địa phương, phần còn lại do Đại hội xã viên quyết định[4]. Đây cũng chính là khác biệt lớn trong thực hiện quyền sở hữu giữa hợp tác xã và công ty.
Một số vấn đề đặt ra:
Thứ nhất, sở hữu tập thể trong hợp tác xã vận tải theo mô hình dịch vụ hỗ trợ:
Ở nước ta, hợp tác xã đang giữ vị trí trọng yếu trong ngành giao thông vận tải ở nhiều địa phương, đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh đã đảm nhận tới 77% nhu cầu vận tải hành khách và trên 80% nhu cầu vận tải hàng hoá đường bộ (Báo cáo của Bộ GTVT tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Liên minh HTX Việt Nam năm 2010)[5]. Hiện có 3 hình thức tổ chức hợp tác xã vận tải là: hình thức dịch vụ hỗ trợ, hình thức điều hành tập trung và hình thức hỗn hợp; trong đó mô hình dịch vụ hỗ trợ (chiếm tỷ trọng trên 82%) được nhận diện qua các dấu hiệu như: hợp tác xã không trực tiếp hành nghề mà chỉ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xã viên về thủ tục, giấy tờ (ở ngành khác không nhất thiết có cùng đặc điểm này); vốn điều lệ thấp; xã viên hành nghề với danh nghĩa hợp tác xã nhưng bằng phương tiện hoạt động là tài sản riêng của mình hoặc tự thuê mướn; có xác định tỷ lệ phân chia thu nhập giữa xã viên và hợp tác xã; quyết định điều hành thường ít có hiệu lực đối với xã viên; việc tuân thủ nội quy kỷ luật khá lỏng lẻo; hợp tác xã không quản lý được phương tiện, người lái, không quản lý được kinh doanh, không có bộ phận lo chung về kĩ thuật an toàn phương tiện … Từ mô hình này, đã nảy sinh một số bất cập sau:
- Hợp tác xã chỉ là tổ chức kinh tế về hình thức, có đăng ký kinh doanh nhưng không có nguồn lực để hoạt động như một pháp nhân thực sự. Có thể nói đây là hoạt động nghề nghiệp của xã viên, bằng “tư liệu sản xuất” của xã viên nhưng “núp bóng” pháp nhân hợp tác xã. Hợp tác xã không có điều kiện để thực hiện trách nhiệm tài sản khi xảy ra tổn thất do hoạt động hành nghề của xã viên (người lao động của hợp tác xã) gây ra. Rủi ro cho khách hàng là điều khó tránh khỏi! Cam kết của xã viên về việc tự chịu trách nhiệm (còn hợp tác xã hoàn toàn không) đã đi ngược lại nguyên tắc trách nhiệm của pháp nhân theo luật dân sự.
- Với năng lực tài chính khiêm tốn, lại không trực tiếp làm kinh tế, hợp tác xã không thể nào tạo lập được quỹ hay tài sản phục vụ lợi ích và các nhu cầu chung khác của cộng đồng xã viên. Ý nghĩa xã hội đặc trưng của sở hữu tập thể hầu như không phát huy thực sự. Vậy có nên duy trìhợp tác xã kiểu này?
Thứ hai, sở hữu tập thể trong tổ hợp tác:
Tổ hợp tác (hoạt động kinh tế) hiện được xem như một trong hai loại hình kinh tế tập thể chính thức được luật điều chỉnh, có quy chế pháp lý cụ thể. Tổ hợp tác hoạt động theo Bộ Luật dân sự (điều 111 đến điều 120), Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tư 04/2008/TT-BKH. Hiện nay, cùng với sự hiện diện của hơn 19.000 hợp tác xã trên phạm vi cả nước, có sự góp mặt của gần 370.000 tổ hợp tác kinh tế hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực nông, ngư nghiệp.
Tổ hợp tác có tài sản do các tổ viên đóng góp, cùng nhau tạo lập và được tặng cho chung. Không có quy định bắt buộc về vốn trợ cấp của Nhà nước cho tổ chức này như hợp tác xã. Tài sản do tổ viên góp vào có thể được hoàn trả khi tổ viên đó ra khỏi tổ hợp tác. Tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo phương thức thoả thuận. Riêng việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất phải được các tổ viên đồng thuận theo nguyên tắc nhất trí.[6]
Pháp luật không công nhận tư cách pháp nhân cho tổ hợp tác, không yêu cầu điều lệ hoạt động; thay vào đó, tổ hợp tác có hợp đồng hợp tác là sợi dây liên kết pháp lý các tổ viên. Như vậy, tổ hợp tác có phải là “hình thức kinh tế tập thể ổn định” hay không? Nếu phải thì sở hữu của tổ hợp tác chính là sở hữu tập thể, ngược lại thì không. Nhưng thế nào là “ổn định”? Tính ổn định có phụ thuộc vào thời hạn của hợp đồng hợp tác, thời hạn bao lâu (?), có gắn với tư cách pháp nhân hay không? Câu trả lời vẫn chưa được tìm thấy trong các quy định pháp lý.
Suy cho cùng, hình thức sở hữu tập thể có thể tồn tại hoặc không tồn tại trong loại hình tổ hợp tác. Nếu sở hữu của tổ hợp tác là sở hữu tập thể, thì phương thức thực hiện quyền sở hữu vẫn rất khác với hợp tác xã (như đã nêu trên). Cùng là hình thức sở hữu tập thể, sao lại có sự khác nhau về tính chất chủ sở hữu và phương thức thực hiện quyền sở hữu?
Đề xuất:
Một là, sửa dổi Bộ luật dân sự theo hướng không xem sở hữu tập thể là một hình thức sở hữu:
Mặc dù kinh tế hợp tác xã khởi nguồn từ một nhà tư tưởng theo chủ nghĩa xã hội không tưởng – Robert Owen (1771-1858) – nhưng thực tiễn áp dụng thành công mô hình này ở rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, kể cả các nước tư bản phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Phần Lan, Thụy Sĩ…. đã khẳng định vị trí và vai trò tích cực của kinh tế tập thể đối với quá trình tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của đại đa số người dân lao động trong xã hội. Vậy, ở các quốc gia đó có chế định một hình thức sở hữu đặc thù nào cho các đơn vị kinh tế tập thể, tương tự như sở hữu tập thể ở nước ta không?
Người viết nghĩ rằng không nhất thiết và cũng không nên gắn mỗi loại hình kinh tế với một hình thức sở hữu nhất định. Trong văn bản luật, chỉ nên tiếp cận các hình thức sở hữu từ góc độ chủ thể và phương thức thực hiện quyền, theo đó cần sửa đổi Bộ luật dân sự theo hướng chế định năm hình thức sở hữu sau: a/ Sở hữu cá nhân; b/ Sở hữu nhà nước; c/ Sở hữu pháp nhân; d/ Sở hữu của tổ chức có năng lực pháp lý hạn chế và e/ Sở hữu chung. Sở hữu pháp nhân và sở hữu của tổ chức khác đều có thể gắn với chủ thể hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, nghề nghiệp,… Những giới hạn trong sử dụng và định đoạt quyền đối với tài sản chung của “tập thể” chỉ nên xem như một trong những dấu hiệu đặc trưng gắn liền với loại hình kinh tế tập thể, chứ không nên xem là cơ sở để định danh một hình thức sở hữu riêng biệt.Suy cho cùng, mỗi loại tổ chức khác nhau ra đời và hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau (tôn giáo, chính trị… ) đều có quy chế riêng cho việc sử dụng và định đoạt tài sản gắn với mục đích hoạt động đặc trưng của mình.
Chế độ sở hữu tập thể” đã tồn tại rất lâu trong đời sống cũng như trong khoa học chính trị pháp lý của nước ta, nhưng nếu xét ở khía cạnh được luật hóa thành hình thức sở hữu thì có vẻ còn khá mơ hồ. Những khác biệt, thậm chí bất đồng trong cách hiểu và vận dụng đã để lại không ít hệ lụy, mà sự thất bại của mô hình hợp tác xã kiểu cũ là một ví dụ điển hình. Tư duy làm chủ tập thể trong quá khứ đã từng là một trong những yếu tố khiến cho người dân bị tước bỏ nhiều quyền trên thực tế, cho dù họ có rất nhiều quyền theo Hiến pháp[7]. Phải chăng vì cứ gắn sở hữu tập thể vào kinh tế tập thể, nên dù cho nhà làm luật có khẳng định hợp tác xã không phải là doanh nghiệp (ban hành đạo luật riêng cho hợp tác xã), sở hữu của hợp tác xã là sở hữu tập thể nhưng không ít các chuyên gia, nhà quản lý vẫn cứ phát biểu “hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp” và “sở hữu tài sản trong hợp tác xã là sở hữu tư nhân”!?
Hai là, về mô hình hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ:
Trong pháp luật Việt Nam, tư cách pháp nhân của tổ chức (đặc biệt là tổ chức kinh doanh) có ý nghĩa quan trọng hơn là việc chỉ ghi nhận tính hợp pháp của chủ thể trong các quan hệ pháp lý. Vốn chủ sở hữu và tài sản kinh doanh là phương tiện cần thiết để pháp nhân huy động thêm nguồn lực để phát triển, bảo đảm hiệu quả hoạt động, khẳng định được quyền tự chủ và năng lực trách nhiệm độc lập đối với các nghĩa vụ tài sản do mình tạo ra.
Hợp tác xã về bản chất là tổ chức kinh tế, cho dù hoạt động theo mô hình nào đi nữa thì cũng không thể có vai trò chỉ như một hội nghề nghiệp. Thực trạng không ít hợp tác xã dịch vụ vận tải khách theo tuyến cố định chỉ hoạt động trên danh nghĩa, xã viên lạm dụng tư cách pháp nhân của hợp tác xã đểhưởng lợi nhưng không chấp hành nội quy kỷ luật, quy tắc nghề nghiệp, gây tai nạn giao thông nghiêm trọng,… được đánh giá là điểm yếu tồn tại dai dẳng của hợp tác xã ngành giao thông vận tải. Chỉ có 32 trên 1.086 hợp tác xã vận tải (chiếm 2,9%) được chọn là mạnh (Tham luận của Bộ GTVT tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Liên minh HTX Việt Nam). Điều này cho thấy có sự bất hợp lý trong chính sách của Nhà nước về hợp tác xã; có cả sự lệch lạc, dễ dãi trong nhận thức và vận dụng luật pháp của người dân lẫn các cấp chính quyền.
Theo người viết, không nên duy trì mô hình hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ (như kiểu dịch vụ hỗ trợ trong ngành vận tải hiện nay) vì rủi ro cho cộng đồng, thêm phức tạp cho công tác quản lý về an toàn giao thông trong khi không phát huy đầy đủ ý nghĩa xã hội tốt đẹp của kinh tế tập thể. Chỉ nên thừa nhận 2 mô hình: hợp tác xã quản lý tập trung và hợp tác xã hỗn hợp trong ngành vận tải, ở đó hợp tác xã có nguồn lực tài chính thực sự, có năng lực chuyên môn để hoạt động nghề nghiệp như đăng ký và quan trọng là hợp tác xã quản lý được việc hành nghề của xã viên dưới danh nghĩa của mình. Nhằm bảo đảm tính thống nhất trong nhận thức và thực thi pháp luật, thiết nghĩ cũng cần đưa ra những tiêu chí pháp lý cụ thể hơn để hướng dẫn các hình thức tổ chức hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực nói chung.
*****
Lịch sử hình thành và phát triển gần 200 năm qua của hợp tác xã và kinh tế tập thể (nói chung) trên thế giới đã khẳng định vai trò quan trọng của loại hình kinh tế này, đặc biệt là ở những cộng đồng nông thôn. Việt Nam với vị trí của một nước nông nghiệp thì việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về hợp tác xã trong đó có chế định hình thức sở hữu, để từ đó phát hiện và nhân rộng các mô hình hợp tác xã tiên tiến là công việc có ý nghĩa thiết thực đối với yêu cầu tăng trưởng kinh tế bền vững của quốc gia.
Chú thích:
[1] Xem thêm Điều 208 Bộ luật dân sự 2005
[2] Điều 210 Bộ luật dân sự 2005
[3] Xem Điều 36 Luật Hợp tác xã 2003 và Điều 15 Nghị định 177/2004/NĐ-CP
[4] Xem Điều 18 và 19 Nghị định 177/2004/NĐ-CP
[5] http://www.vca.org.vn/Default.aspx?tabid=84&News=2176&CategoryID=4
[6] Xem thêm Điều 114 Bộ luật dân sự 2005 và Điều 19 Nghị định 151/2007/NĐ-CP
[7] Xem thêm “Chế độ sở hữu ở Việt Nam” – PGS, TS. Nguyễn Minh Đoan – TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP ĐIỆN TỬ http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/phap-luat/che-111o-so-huu-o-viet-nam
Tài liệu tham khảo:
1. Luật hợp tác xã 2003
2. Bộ Luật dân sự 2005
3. Nghị định 151/2007/NĐ-CP
4. Thông tư 04/2008/TT-BKH
5. Thông tư 323-TT/GTVT 3/10/1997
6. http://www.vca.org.vn
7. http://www.nclp.org.vn

Nguồn: THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO "Đánh giá thực tiễn thi hành chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992", ĐẠI HỌC MỞ TPHCM, TPHCM. 24/02/2012

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG CỨ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

Hiện nay, trong quá trình hòa nhập nền kinh tế toàn cầu, việc các doanh nhân thực hiện các giao dịch thương mại, dân sự thông qua các phương tiện điện tử đã dần trở thành một xu hướng phổ biến, bởi tính nhanh gọn, hiệu quả của hình thức này.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, tại Việt Nam các cơ quan tài phán (tòa án, trọng tài thương mại) chưa mạnh dạn nhìn nhận tính pháp lý đầy đủ của các chứng cứ giao dịch điện tử (CCGDĐT) trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp kinh tế, dân sự, lao động…Để đánh giá toàn diện giá trị pháp lý của CCGDĐT, sau đây chúng tôi sẽ nêu một số ý kiến và viện dẫn các căn cứ để chứng minh giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và thông tin trong thông điệp dữ liệu.
Về khái niệm giao dịch dân sư, theo Điều 121 Bộ luật Dân sự (BLDS) “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Về hình thức của giao dịch dân sự, Điều 124 BLDS cũng khẳng định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản
Rõ ràng, cơ sở pháp lý của hình thức thông điệp dữ liệu đã được khẳng định một cách chắc chắn trong BLDS. Bên cạnh đó, theo Khoản 5, Khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch Điện tử (GDĐT) có hiệu lực ngày 01/03/2006, thì: “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự”, “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử
Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” (Khoản 12 Điều 4 Luật GDĐT)
Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác
Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu” (Điều 10 Luật GDĐT)
Điều 12 Luật GDĐT khẳng định “Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản”.Không chỉ vậy, Điều 13 của Luật còn khẳng định mạnh mẽ hơn nữa: “Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc.

Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.
Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”
Điều 14 Luật GDĐT nhấn mạnh “Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ
1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.”
Đối với thông tin trích xuất từ trang thông tin điện tử, theo Điều 23 Luật Công nghệ Thông tin (có hiệu lực ngày 01/01/2007) “Tổ chức, cá nhân có quyền thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình”.
Như vậy, với các căn cứ pháp lý được viện dẫn như trên, chúng ta có thể rút được 3 kết luận quan trọng sau:
- Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản pháp lý thông thường.
- Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản gốc nếu nó được bảo đảm toàn vẹn từ khi khởi tạo lần đầu, được lưu trữ và có thể truy cập được.
- Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ.
Từ các kết luận trên, trường hợp doanh nhân muốn cung cấp là thông điệp dữ liệu làm chứng cứ để cơ quan tài phán xem xét giải quyết một vụ tranh chấp, thì việc cung cấp đó phải đảm bảo 2 yêu cầu:
- Thông điệp dữ liệu được in ra thành văn bản.
- Thông điệp dữ liệu gốc được lưu trữ trong CD, USB kèm đường dẫn để truy cập khi cần thiết (nếu là email cá nhân thì thông điệp dữ liệu đó phải được bảo toàn nguyên vẹn trong hộp thư-inbox).
Chúng tôi cho rằng: thông điệp dữ liệu gốc hoàn toàn có thể được xem như một văn bản gốc, bởi tính hiện thực khách quan, chính xác của nó. Trong trường hợp thông điệp dữ liệu được truy xuất từ các trang web, thì cơ quan tài phán có thể truy cập trực tiếp vào đường dẫn do đương sự cung cấp, hoặc nếu thông tin trong email cá nhân, thì kiểm tra hộp thư. Trang web chỉ được khởi tạo khi cá nhân, tổ chức chủ trang web đó đã mua tên miền và đăng ký với tư cách chủ sở hữu, còn email cá nhân cũng thể hiện tính duy nhất, vì muốn sử dụng email phải có mã khóa (password), không thể ngụy tạo được. Trường hợp cơ quan tài phán nghi ngờ có sự gian dối trong việc khởi tạo lại một tên email thông thường và thư điện tử đã gửi đi (email đăng ký trên Yahoo!, Googgle, Hotmail..) thì hoàn toàn có thể gửi một công văn đến công ty cung cấp dịch vụ để xác minh. Việc kiểm tra này hoàn toàn khả thi, khi hiện nay các nhà cung cấp email như Yahoo!, Googgle, Hotmail..có văn phòng đại diện hoặc trụ sở tại Việt Nam, hơn nữa, các công ty dịch vụ này đa số được thành lập tại Mỹ, châu Âu, nên họ có thái độ tôn trọng và hợp tác với cơ quan tài phán khi có yêu cầu. Do vậy, nếu các doanh nhân liên quan đến một vụ tranh chấp, có thể mạnh dạn cung cấp thông điệp dữ liệu gốc có liên quan cho cơ quan tài phán.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, thì việc doanh nhân sử dụng các phương tiện điện tử để gửi thông điệp dữ liệu phục vụ kinh doanh là hành vi phổ biến, do vậy việc cơ quan tài phán (tòa án, trọng tài) chấp nhận tính khách quan, xác thực, hiệu lực pháp lý đầy đủ của thông điệp dữ liệu gốc cũng là vấn đề tự nhiên, khi Bộ luật Dân sự, Luật Công nghệ Thông tin, Luật Giao dịch Điện tử đã đề cập, viện dẫn đầy đủ căn cứ pháp lý về các giao dịch thông qua phương tiện điện tử, thông điệp dữ liệu. Việc cơ quan tài phán nhanh chóng áp dụng cách giải quyết này sẽ làm cho một vụ tranh chấp hoặc việc dân sự được giải quyết toàn diện, chính xác, nhanh gọn và khách quan hơn, nâng cao tính pháp quyền hiện đại trong hoạt động của hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng nước ta./.

Nguồn: DOANH NHÂN VÀ PHÁP LUẬT

LUẬT SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

I. Tóm lược nội dung
A. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội thông qua ngày 29/03/2011 LTTDS2011, bãi bỏ 8 Điều luật, bổ sung 11 Điều, sửa đổi 41 điều luật cũ. Ngoài những phần chỉ sửa đổi câu chữ, sắp xếp lại câu văn và không ảnh hưởng đến trình tự tố tụng cũ, có thể thống kê được 6 phần sửa đổi, bổ sung chính như sau:
1- Mở rộng thẩm quyền toà án:
a) Thẩm quyền chung của toà án:
- Điều 25 “Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án” bổ sung 3 loại tranh chấp sau:
+ Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
+ Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
+ Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Điều 26 “Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án” bổ sung tương ứng với Điều 25 về tranh chấp hai loại việc sau:
+ Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
+ Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Điều 32a “Thẩm quyền của toà án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức” bổ sung quyền của Toà án: khi giải quyết vụ việc dân sự, có quyền huỷ quyết định cá biệt rõ ràng trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Toà án có nhiệm vụ giải quyết.

- Điều 94 “Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ” quy định cá nhân, cơ quan lưu giữ chứng cứ không cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của toà án, viện kiểm sát thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ:
- Điều 35: bổ sung thẩm quyền của toà án liên quan đến các loại vụ việc mới: toà án nơi có trụ sở công chứng, cơ quan thi hành án hoặc theo Luật Trọng tài thương mại
c) Thẩm quyền của toà án cấp huyện:
- Điều 33: thẩm quyền toà án cấp huyện được mở rộng để giải quyết mọi tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Đối với việc dân sự, toà án cấp huyện chỉ bị giới hạn bởi loại yêu cầu quy định ở khoản 5 Điều 26 LTTDS2011.
2- Những quy định ảnh hưởng đến quyền tố tụng của người dân
- Điều 58 “Quyền và nghĩa vụ đương sự” sắp xếp lại quyền của đương sự, và quy định ở điểm o khoản 2, đương sự chỉ được đưa ra câu hỏi “khi được phép của Toà án”.
- Điều 176 “Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn”, Điều 177 “Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” quy định bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có yêu cầu phản tố trước khi Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
- Điều 189 “Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sựbổ sung trường hợp “Cần đợi kết quả thực hiện uỷ thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Toà án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải quyết đã hết
- Điều 199 “Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” quy định: ở phiên toà triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, một bên/các bên đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể vắng mặt và toà sẽ hoãn xử. Ở phiên toà triệu tập hợp lệ lần hai, toà vẫn xử hoặc đình chỉ vụ án nếu có một bên/các bên vắng mặt.
- Điều 262 “Chuyển hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát nghiên cứu” quy định toà án chỉ chuyển hồ sơ cho VKS sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và thời hạn để viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ là 15 ngày.
3- Thay đổi về thời hiệu khởi kiện
- Điều 159 “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu” quy định “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện thì thực hiện như sau:
a) tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai” thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;
b) tranh chấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời hiệu khởi kiện dân sự là 2 năm” kể từ ngày biết quyền lợi mình bị xâm phạm.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự vẫn là 1 năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ các việc dân sự có liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân thì không áp dụng thời hiệu.
4- Đưa viện kiểm sát vào tham gia phiên toà
a) Ở phiên toà cấp sơ thẩm:
- Điều 21 “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự” quy định ở cấp sơ thẩm viện kiểm sát tham gia vào:
+ các phiên họp đối với các việc dân sự;
+ các phiên toà sơ thẩm đối với những vụ án do toà án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần.
Ngoài ra, viện kiểm sát nhân dân còn tham gia vào các phiên toà, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Điều 234 “Phát biểu của kiểm sát viên” được thay đổi hoàn toàn. KSV không còn có ý kiến về việc giải quyết vụ án nữa. Kiểm sát viên chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của thẩm phán, hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án mà thôi.
b) Ở cấp phúc thẩm:
- Điều 264 “Những người tham gia phiên toà phúc thẩm” bổ sung sự tham gia bắt buộc của Viện kiểm sát ở cấp phúc thẩm.
- Điều 273a “Phát biểu của kiểm sát viên tại phiên toà phúc thẩm” được quy định sau phần tranh luận.
5- Thay đổi quy định về thủ tục giám đốc thẩm
a) Quyền đề nghị giám đốc thẩm
- Điều 284 “Phát hiện bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm” quy định đương sự có quyền đề nghị giám đốc thẩm trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật.
- Điều 284a bổ sung quy định về đơn đề nghị giám đốc thẩm.
- Điều 284b “Thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm” quy định đơn đề nghị phải được toà án, viện kiểm sát vô sổ, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn. Các cơ quan còn phải phân công cán bộ nghiên cứu hồ sơ và thông báo kết quả cho đương sự biết.
b) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 288 “Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm” vẫn là 3 năm nhưng có thể gia hạn thêm 2 năm nếu đương sự có đơn trong thời hạn 1 năm và tiếp tục có đơn sau thời hạn kháng nghị 3 năm.
6- Bổ sung thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán
- Bổ sung Chương XIXa “Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao” gồm 2 Điều 310a và 310b.
- Điều 310a “Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao” quy định:
+ Khi có yêu cầu của Uỷ ban Thường vụ QH, Hội đồng Thẩm phán phải xem xét lại quyết định.
+ Khi có kiến nghị của Uỷ ban tư pháp QH, Viện trưởng VKS, Chánh án toà án tối cao, Hội đồng Thẩm phán phải xem xét kiến nghị đó, không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản, đồng ý thì tiến hành việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán theo Điều 310b.
- Điều 310b “Thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao” quy định Hội đồng Thẩm phán có thẩm quyền quyết định:
a) Huỷ quyết định của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao, huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;
b) Huỷ quyết định của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao, huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của toà án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị huỷ do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;
c) Huỷ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để giao hồ sơ vụ án cho toà án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật.
B. Nghị quyết 60/2011 ngày 29/03/2011 quy định về việc thi hành LTTDS2011 có thể được tóm lược như sau:
+ Việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm sau ngày 01/01/2012 được thực hiện theo LTTDS2011.
+ Việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm trước ngày 01/01/2012 được thực hiện theo luật tố tụng dân sự 2004.
+ Riêng trong khoảng thời gian từ ngày 08/04/2011 đến ngày 01/01/2012, thời hạn, căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo LTTDS2011.
II. Một số ý kiến về luật tố tụng dân sự 2011
A. Những điểm tiến bộ:
- Nguyên tắc Bảo đảm quyền tranh luận tố tụng dân sựlần đầu tiên được luật ở Điều 23a, quy định toà án phải đảm bảo cho các bên đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thực hiện quyền tranh luận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
- Điều 90 “Trưng cầu giám định” quy định người đã thực hiện việc giám định trước đó không được thực hiện giám định lại, góp phần làm cho vụ việc được giải quyết khách quan, chính xác hơn.
- Điều 92 “Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản”: loại bỏ vai trò của toà án trong việc định giá, tạo sự độc lập cho trong công tác định giá, khách quan trong xét xử.
- Cùng trong Điều 92, bổ sung công tác thẩm định giá tài sản phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội, đẩy nhanh tiến trình giải quyết vụ việc.
- Mở rộng thẩm quyền của toà án phù hợp với xu thế tất yếu của phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận pháp luật (các Điều 25, 26, 31, 32a, 33, 35, 36, 37).
B. Nhiều điều bất cập:
1- Nhiều cụm từ khái quát, không được định nghĩa cụ thể:
- Khoản 2 Điều 21 sử dụng cụm từ “tài sản công”, “lợi ích công cộng” là những cụm từ có nhiều cách hiểu và đã ra gây nhiều tranh cãi pháp lý nhưng tiếp tục được luật TTDS2011 sử dụng và không có định nghĩa.
- Điểm o khoản 2 Điều 58 tiếp tục dùng từ “người khác” (Đưa ra câu hỏi với người khác…) nhưng không xác định cụ thể bao gồm những người tham gia tố tụng nào.
- Điều 159 “Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu” quy định “tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai” thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện nếu những tranh chấp này không phải là tranh chấp mà pháp luật đã quy định thời hiệu như tranh chấp hợp đồng dân sự, thương mại (thời hiệu 2 năm), thừa kế (thời hiệu 10 năm). Quy định tạo ra hai cách hiểu,áp dụng luật:
+ Cách hiểu trực tiếp, sẽ là tranh chấp không có thời hiệu nếu nguyên đơn và bị đơn không phải là những người cùng trực tiếp giao kết hợp đồng dân sự hoặc là đồng thừa kế.
Cụ thể, người thứ ba có thể khởi kiện “tranh chấp về quyền sở hữu tài sản” với bên mua của một giao dịch hợp đồng dân sự mua bán nhà đất hợp pháp đã hoàn thành nhiều năm, thậm chí 10, 20 năm nếu người này có thể chứng minh họ là người chủ sở hữu thực sự (người bán chỉ đứng tên dùm) hoặc là đồng sở hữu (đồng thừa kế bị các thừa kế khác bỏ sót khi khai trình). Hiểu theo cách này có điểm bất hợp lý là người thứ ba không có quyền khởi kiện tranh chấp trực tiếp với người đứng tên dùm hoặc đồng thừa kế vì đã hết thời hiệu nhưng lại có quyền tranh chấp với người mua do “tranh chấp về quyền sở hữu tài sản” không tính thời hiệu. Quy định này còn làm cho các giao dịch dân sự trở nên thiếu an toàn, gây mất ổn định xã hội.
+ Cách gián tiếp không chấp nhận cách hiểu trên và cho rằng người thứ ba không có quyền khởi kiện “tranh chấp về quyền sở hữu tài sản” vì quyền sở hữu trong trường hợp này cũng phát sinh (gián tiếp) từ quan hệ hợp đồng (hợp đồng đứng tên dùm), quan hệ thừa kế nên phải bị chi phối bởi quy định về thời hiệu.
Hiểu theo cách này, tranh chấp không tính thời hiệu khởi kiện còn lại rất ít, hầu như không có phát sinh.
- Điều 184 “Thành phần phiên hoà giải” bổ sung quy định 185a “Trình tự hoà giải” cho phép Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hoà giải nhưng không nói rõ những người này tham gia với tư cách tố tụng gì.
- Ngược lại với điều này, Luật TTDS2011 quên quy định quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng của công chứng viên, văn phòng, phòng công chứng khi giải quyết tranh chấp có yêu cầu tuyên văn bản công chứng vô hiệu.
- Điều 199 “Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” sẽ là một điểm tiến bộ, đảm bảo cho người dân có được một phiên toà nhanh chóng, đúng pháp luật nếu như các thuật ngữ pháp lý như “triệu tập hợp lệ lần thứ 1”, “triệu tập hợp lệ lần thứ hai”, “sự kiện bất khả kháng” được quy định cụ thể. Bằng không, quy định này sẽ gây khó khăn cho người dân, phát sinh bất công và án oan sai, không sửa chữa được. Trường hợp toà án áp dụng quy định “sự kiện bất khả kháng” quá khắt khe, cứng nhắc sẽ gây bất lợi lớn cho dân nghèo, dân ở vùng quê xa xôi, hụt một chuyến đò, trễ dự phiên toà kể như mất trắng vụ kiện. NếuToà án chấp nhận “sự kiện bất khả kháng” quá dễ dàng sẽ tạo cơ hội cho một bên đương sự lợi dụng, kéo dài việc giải quyết vụ án. Trong lần triệu tập hợp lệ thứ 1, nếu các đương sự đều có mặt nhưng phiên toà bị hoãn do lỗi hoặc do yêu cầu của toà án mà vẫn tính là đã qua một lần triệu tập hợp lệ, sẽ trái với nguyên tắc đương sự được vắng mặt một lần. Nếu phiên toà được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 3, 4 … thì phải hiểu như thế nào?
- Ngoài ra, Luật TTDS2011 vẫn tiếp tục không làm rõ định nghĩa của các cụm từ như “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”, “Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”. Các cụm từ này trong thời gian qua đã bị các cơ quan tố tụng tuỳ tiện áp dụng trong khi xét xử cũng như xem xét đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, gây nhiều oan sai, bức xúc trong nhân dân.
- Có nhiều ý kiến yêu cầu phải làm rõ nghĩa tất cả các cụm từ trên để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, nâng cao trách nhiệm của cơ quan tố tụng và giảm án sai, vi phạm pháp luật.
- Cuối cùng, Nghị quyết 60/2011 cũng dùng những cụm từ khái quát như “Việc kháng nghị” ở điểm d khoản 2 Điều 2, không rõ bao gồm những công việc gì, ở các Điều luật nào; Cụm từ “Thủ tục giám đốc thẩm” ở điểm c khoản 1 Điều 2, nếu hiểu theo quy định bộ luật tố tụng dân sự gồm toàn bộ công tác giám đốc thẩm, sẽ có mâu thuẫn với các điểm a, b trong cùng khoản, điều luật của nghị quyết.
2- Gây lãng phí ngân sách Nhà nước, tăng chi phí cho xã hội
- Luật TTDS2011 quy định bổ sung sự tham gia của viện kiểm sát trong các phiên toà các cấp. Quan điểm ủng hộ quy định này cho rằng có tham gia phiên toà Viện kiểm sát mới có thể phát hiện vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án. Ngoài ra, do “chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết các vụ việc dân sự trong thời gian qua chưa cao” nên cần có sự tham gia của viện kiểm sát. (1)
Ngược lại, có nhiều ý kiến xác đáng cho rằng sự tham gia của viện kiểm sát trong các phiên toà là không cần thiết và gây tốn kém kinh phí Nhà nước, tăng chi phí cho người dân. Rõ ràng, không cần tham gia phiên toà, viện kiểm sát có đủ thẩm quyền và phương cách để phát hiện vi phạm. Thực tiễn, thời gian qua, nếu chịu khó nghiên cứu và giải quyết đơn thư đề nghị kháng nghị, khiếu nại của người dân, viện kiểm sát cũng có thể phát hiện nhiều vi phạm. Sự tham gia của viện kiểm sát cũng không phải là cách giải quyết đúng đắn, gốc rễ vấn đề “chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết các vụ việc dân sự trong thời gian qua chưa cao”. Và nếu có một thống kê đầy đủ kinh phí Nhà nước và chi phí của người dân cho sự tham gia của viện kiểm sát và so sánh với lợi ích phát sinh, chắc chắn chúng ta sẽ thấy rõ đây một lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước.
- Cũng có ý kiến cho rằng chế định mới “thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán” cũng là một lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước do chỉ có tác dụng giải quyết những án oan, sai trong quá khứ còn tồn đọng nhưng không thể ngăn ngừa, không phải là cách giải quyết từ gốc rễ các “án oan, sai” phát sinh trong tương lai.
- Quả thật, nếu chúng ta có thể xác định rõ ràng thế nào là án “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”, “Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật” để không thể có sự khuất lấp án vi phạm, bao che cán bộ sai phạm và nếu chúng ta có chế định xử lý nghiêm nhặt tất cả cán bộ toà án có trách nhiệm với bản án vi phạm từ cán bộ ngồi xét xử đến bộ phận kiểm tra, giám đốc xét xử, chắc chắn án “oan sai” sẽ được giảm thiểu ở mức thấp nhất. Và khi đó, các chế định mới bổ sung nói trên sẽ trở thành thừa, không cần thiết.
3- Nhiều nội dung hạn chế quyền tiếp cận pháp luật và quyền được xét xử nhanh chóng, đúng pháp luật của người dân
* Nội dung gây khó khăn cho người dân
- Điều 32a quy định toà án có thẩm quyền huỷ quyết định cá biệt cơ quan, tổ chức là điểm tiến bộ nhưng khoản 2 Điều 32a này lại quy định thẩm quyền toà án giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định cá biệt bị yêu cầu huỷ được xác định theo luật tố tụng hành chính. Quy định về thẩm quyền này, áp dụng trong thực tế sẽ tạo nhiều khó khăn cho người dân. Cụ thể, tranh chấp dân sự đang được Toà án cấp huyện giải quyết mới phát sinh yêu cầu huỷ quyết định cá biệt cấp tỉnh, sẽ phải dừng lại và chuyển lên toà án cấp tỉnh.
- Điều 192 khoản 2 buộc người dân phải có yêu cầu, mới được nhận lại đơn và tài liệu chứng cứ kèm theo khi có quyết định đình chỉ vụ án. Quy định này tạo cơ hội cho cơ quan toà án quan liêu, buộc người dân phải có đơn thư theo mẫu, liệt kê chứng từ đầy đủ, nếu không sẽ không được giải quyết. Đáng ra, để phục vụ người dân, luật phải quy định: “Trong trường hợp này, toà án phải hoàn trả toàn bộ hồ sơ, chứng cứ đã cung cấp cho các đương sự”.
- Điểm o khoản 2 Điều 58 bổ sung quy định đương sự được đưa ra câu hỏi với người khác khi được phép của Toà án. Thực tiễn theo quy định cũ, “được đề xuất với toà án những vấn đề cần hỏi với người khác”, đương sự đương nhiên được đặt câu hỏi. Nay với quy định mới, nếu Toà án muốn gây khó khăn cho người dân, có thể vận dụng, cho phép một bên hỏi, không cho bên kia phép được hỏi. Và khi đó, nguyên tắc “Bảo đảm quyền tranh luận tố tụng dân sự” giữa các bên đương sự mới được bổ sung sẽ không còn tác dụng.
- Điều 164 “Hình thức, nội dung đơn khởi kiện” tiếp tục không quy định về việc đại diện theo uỷ quyền làm đơn khởi kiện, ký tên, điểm chỉ trên đơn khởi kiện, hạn chế hẳn quyền dân sự, tố tụng dân sự của người dân. Vừa qua, người dân rất bức xúc vì không thể thực hiện quyền uỷ quyền đại diện tố tụng dân sự từ khâu làm, nộp đơn khởi kiện dù quyền uỷ quyền và đại diện uỷ quyền tố tụng dân sự được quy định rất rõ ở Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự. Cơ quan toà án đã chỉ dựa vào việc Điều 164 không quy định trường hợp người được uỷ quyền làm đơn khởi kiện, ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện để buộc chính nguyên đơn ký tên và … đích thân nộp đơn khởi kiện.
- Điều 164 và Điều 284a tiếp tục quy định người dân phải có tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện, đề nghị giám đốc thẩm chứng minh cho yêu cầu của mình có căn cứ và hợp pháp. Quy định này hiện đang được cơ quan Toà án diễn giải hết sức tuỳ tiện, gây nhiều bất công, khó khăn, có trường hợp hạn chế hoàn toàn quyền tố tụng của người dân.
Cụ thể, người khởi kiện hầu như không thể thực hiện được, trong tranh chấp thừa kế, yêu cầu phải kèm theo đơn khởi kiện, khai sinh của các đương sự khác; trong tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, yêu cầu phải có tài liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và người gây thiệt hại.
- Thông lệ, ở các nước, đơn khởi kiện chỉ cần liệt kê chứng cứ. Việc cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của các bên đương sự được thực hiện ở khâu thu thập chứng cứ của thủ tục giải quyết vụ việc dân sự. Những yêu cầu khởi kiện không có căn cứ, vô lý, có tính lạm dụng ngoài việc phải lãnh nhận hậu quả pháp lý như mất án phí, bồi thường thiệt hại v.v còn có thể bị toà án xử phạt một số tiền lớn.
* Nội dung không khả thi
- Khoản 2 Điều 94 quy định người vi phạm, không cung cấp chứng cứ theo yêu cầu toà án, viện kiểm sát sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Nhiều quan điểm cho rằng quy định chung chung này thiếu tính thực tiễn, không phù hợp với các quy định pháp luật khác và sẽ không khả thi. Rõ ràng,toà án không thể có thẩm quyền xử phạt hành chính các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội khác nhất là các cơ quan, tổ chức cấp trên của Toà án.
- Tương tự như trên, Điều 92 “Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản” quy định trách nhiệm của những người không tham gia Hội đồng định giá cũng không khả thi và công tác định giá sẽ tiếp tục là một khó khăn cho người dân.
- Cần biết thêm rằng, hiện ngay cả đối với đương sự, toà án cũng không có thẩm quyền để xử lý trường hợp vắng mặt nơi cư trú, không hoạt động tại trụ sở đăng ký. Thực tiễn, chỉ cần có xác nhận của công an địa phương rằng cá nhân “đã đi nơi khác cư trú”, “đi đâu không rõ” hoặc doanh nghiệp “không thực tế hoạt động tại địa chỉ này” thì toà án không thể triệu tập đương sự lấy lời khai, tham gia hoà giải và cũng không có phương án nào để có thể giải quyết tiếp vụ việc (dù cá nhân còn hộ khẩu thường trú, còn tới lui với gia đình sinh sống tại địa chỉ hộ khẩu, dù pháp nhân không đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở).
*Nội dung hạn chế quyền tố tụng
- Điều 189 khoản 5 “Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự” bổ sung yếu tố “Cần đợi kết quả thực hiện uỷ thác tư pháp hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của toà án”. Trong trường hợp này, cần giới hạn thời gian tối đa có thể tạm đình chỉ cũng như trách nhiệm của toà án phải thu thập được chứng cứ. Nếu không, toà án có thể tạm đình chỉ vụ việc mãi mãi để chờ văn bản trả lời từ một cơ quan nào đó và hạn chế hoàn toàn quyền các bên đương sự được toà án giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và đúng pháp luật.
- Điều 85 “Thu thập chứng cứ” tiếp tục không đưa vào luật quy định về việc cung cấp chứng cứ của một bên cho bên kia. Điều 58 quy định đương sự có quyền “được biết và ghi chép, sao chụp” chứng cứ do các đương sự khác cung cấp. Nhưng thực tế, hầu như người dân không thể thực hiện quyền này do không biết có chứng cứ mới do đương sự khác cung cấp. Cho đến nay vẫn chưa có quy định toà án hoặc các đương sự khác phải có trách nhiệm thông báo cho đương sự “được biết” về chứng cứ mới cung cấp, thu thập. Thực tế khác, khi cố tình thiên vị một bên, cơ quan Toà án sẽ không cho hoặc chỉ cho một bên đương sự được biết và sao chụp chứng cứ một cách lẻ mẻ. Trong trường hợp này, một bên đương sự hoàn toàn bị động cho đến khi có bản án và tất nhiên phải kháng cáo, đề nghị giám đốc thẩm dẫn đến khiếu kiện không có điểm dừng.
- Điều 176, 177 quy định đương sự chỉ có quyền phản tố trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quy định này sẽ có tác dụng xấu, hạn chế quyền tố tụng của đương sự do theo trình tự tố tụng hiện hành đương sự không thể biết khi nào vụ việc sẽ được đưa ra xét xử để có thể cân nhắc quyết định phản tố. Quy định này cũng chưa phù hợp với quy định đương sự được cung cấp chứng cứ cả ở khâu xét xử (Điều 84).
C. Hạn chế lớn của Luật tố tụng dân sự
- Luật TTDS2011 có điểm hạn chế rất lớn, không quy định trách nhiệm và giới hạn quyền của cơ quan tố tụng trong từng giai đoạn cụ thể của thủ tục giải quyết vụ việc dân sự.
- Trong giai đoạn khởi kiện, hiện nay đang có tình trạng toà án từ chối thụ lý nhiều yêu cầu khởi kiện chính đáng của dân. Cụ thể, toà án nhân dân tối cao có công văn hướng dẫn toà án từ chối thụ lý yêu cầu đòi lại giấy tờ chủ quyền nhà đất viện dẫn lý do giấy tờ nhà đất không phải là giấy tờ có giá, không phải là tài sản. Cách hiểu trên về “tài sản” sai với quy định luật dân sự. Một tờ giấy trắng cũng là vật, tài sản. Giấy tờ chủ quyền nhà chẳng những là một tờ giấy, tài sản, hơn thế nữa nó có mang chi tiết nhân thân, nội dung cụ thể thể hiện quyền tài sản do đó người bị xâm phạm có quyền yêu cầu khởi kiện đòi lại và toà án phải thụ lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
- Từ chối thụ lý dựa trên hướng dẫn của toà án nhân dân tối cao hoặc viện dẫn tranh chấp không thuộc thẩm quyền toà án đều đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự quy định ở Điều 4 Luật Tố tụng Dân sự, người dân có quyền khởi kiện dân sự “yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” của mình. Cần xác định rõ toà án có trách nhiệm phải thụ lý tất cả các đơn khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
- Trong phần chuẩn bị xét xử, thực tiễn, đương sự chỉ khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử mới biết mình đã qua các giai đoạn chuẩn bị xét xử. Hiện toà án có thể kéo dài hay quay trở lại giai đoạn thu thập chứng cứ bất cứ khi nào muốn, ngay khi hoà giải, sau khi hoà giải hoặc kể cả khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Cần có quy định về thời hạn cho từng giai đoạn cụ thể, hết thời hạn toà án phải ra thông báo chấm dứt giai đoạn thu thập chứng cứ, giai đoạn hoà giải. Khi hết giai đoạn thu thập chứng cứ thì các bên đương sự và kể cả cơ quan tố tụng không thể tiếp tục cung cấp hoặc yêu cầu/tiến hành thu thập chứng cứ. Tại phiên hoà giải, chỉ tiến hành hoà giải không thu thập thêm lời khai, chứng cứ. Hết giai đoạn hoà giải, bao nhiêu ngày sau toà án phải đưa vụ việc ra xét xử.
- Ngày xét xử phải cách ngày quyết định đưa vụ án ra xét xử ít nhất 22 ngày để bảo đảm quyền có luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi vào thời điểm này. Luật sư phải có ít nhất 7 ngày để sao chụp, nghiên cứu hồ sơ (15 ngày đã dành cho viện kiểm sát: Điều 195 và 262).
- Ở phần đưa vụ án dân sự ra xét xử, người dân đang phải chịu đựng tình trạng toà án thoái thác đưa vụ việc ra xét xử vì lý do chưa đủ chứng cứ, sợ án bị huỷ hoặc thiếu lời khai, sự có mặt đương sự, sợ án vi phạm tố tụng. Khoản 4 Điều 79 Luật Tố tụng Dân sự quy định đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ và phải chịu hậu quả về việc không đưa ra hoặc đưa ra không đủ chứng cứ. Do đó, viện lý do thiếu chứng cứ để không xét xử là áp dụng sai quy định pháp luật, trốn tránh trách nhiệm. Luật Tố tụng Dân sự cũng dành cả một chương X đề quy định về việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Nếu toà án từ chối xét xử vì không triệu tập được đương sự để lấy lời khai, hoà giải là thiếu trách nhiệm, chưa áp dụng hết các quy định pháp luật. Cần có quy định ràng buộc toà án, sau khi đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử, phải có trách nhiệm đưa vụ án ra xét xử, không được từ chối xét xử với lý do sợ án bị huỷ, án vi phạm tố tụng.
- Để đảm bảo quyền tiếp cận pháp luật và quyền được xét xử nhanh chóng, đúng pháp luật của người dân, trong khi chờ đợi đợt sửa đổi luật tố tụng dân sự tới, nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là toà án nhân dân tối cao cần lắng nghe ý kiến đa chiều, công khai minh bạch xây dựng và ban hành hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật tố tụng dân sự, khắc phục từng hạn chế nói trên và gương mẫu thực thi các quy định pháp luật.
Kết luận, nếu mỗi văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành là những bước tiến đến đỉnh cao học thuật pháp lý, thì Luật TTDS2011 gồm vài bước tới ngắn và những bước lui dài.
Rõ ràng Luật TTDS2011 đã bỏ lỡ một cơ hội tốt để kiện toàn hệ thống pháp luật nước nhà, góp phần canh tân đất nước.
____________
(1) Văn bản số 2289/VKSTC-V8 góp ý dự án luật TTDS2011 

Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ĐOÀN LUẬT SƯ TPHCM

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

ÁP DỤNG ĐIỀU 474 BỘ LUẬT DÂN SỰ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TÍNH LÃI SUẤT NỢ QUÁ HẠN

Ðiều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Ðịa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Ngày 11/01/2012, Viện kiểm sát nhân dân huyện C có văn bản kiến nghị số 01/KN-VKS, kiến nghị vi phạm trong giải quyết án dân sự đối với Toà án nhân dân huyện C. Nội dung kiến nghị: Tại các bản án số 05/2011/DSST ngày 23/9/2011 của Toà án nhân dân huyện C, giải quyết vụ “tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn Huỳnh Tấn Lang với bị đơn Vũ Ngọc Lễ; bản án số 06/2011/DSST ngày 30/9/2011 của TAND huyện C, giải quyết vụ “tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn Nguyễn Thành Vinh với bị đơn Vũ Ngọc Lễ.
Các đương sự xác lập hợp đồng vay tiền có thời hạn và có lãi. Viện kiểm sát huyện C cho rằng: Đối với lãi suất nợ quá hạn được tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố từ thời điểm quá hạn đến ngày xét xử sơ thẩm mới đúng quy định của khoản 5 Điều 474 của Bộ luật dân sự.
Ngày 18/01/2012, Toà án nhân dân huyện C có văn bản phúc đáp số 01/2012/TA-PĐKN, có nội dung: Vụ án mà Viện kiểm sát đã nêu thuộc trường hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi (lãi suất 3%/tháng). Toà án nhân dân huyện C viện dẫn khoản 5 Điều 474, khoản 1 Điều 476 của Bộ luật dân sự và điểm b khoản 4 mục I Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ tài chính, hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản để lập luận rằng: “khi đến hạn bên vay không trả tiền cho bên cho vay là hoàn toàn do lỗi của bên vay. Nếu tính lãi quá hạn theo cách tính của Viện kiểm sát kiến nghị thì gây thiệt hại cho bên cho vay (Lãi suất quá hạn khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thanh toán lại thấp hơn lãi suất trong hạn – khi bên vay chưa vi phạm nghĩa vụ là không hợp lý). Toà án áp dụng lãi suất cơ bản x 150% để tính lãi suất chậm trả là khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật mà Toà án đã viện dẫn, phù hợp với bản án, quyết định trước đây của Toà án các cấp”.

Trên cơ sở các ý kiến khác nhau trong việc áp dụng pháp luật giữa Toà án – Viện kiểm sát nhân dân huyện C, chúng tôi cho rằng: Trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tiền, theo quy định tại khoản 5 Điều 474 của Bộ luật dân sự, trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Trong trường hợp như đã nêu trên, tại hợp đồng vay tài sản, các bên chỉ thoả thuận về lãi suất trong hạn. Về lãi suất nợ quá hạn không được các bên đương sự thoả thuận trong hợp đồng vay tài sản. Do vậy, không có căn cứ và cơ sở pháp lý để Toà án áp dụng Điều 476 của Bộ luật dân sự để tính lãi suất nợ quá hạn. Cơ sở pháp lý để áp dụng tính lãi suất nợ quá hạn trong trường hợp này là quy định tại khoản 5 Điều 474 của Bộ luật dân sự.
Theo đó, Việc tính lãi suất nợ quá hạn trong trường hợp này được tính bằng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả nợ (thời điểm xét xử sơ thẩm) là hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 474 của Bộ luật dân sự. Bảo đảm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của cả bên cho vay và bên vay.
Mặt khác, lãi suất nợ quá hạn được tính bằng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm cũng được Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng trong tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ ngành Toà án (Sổ tay Thẩm phán năm 2009).
Từ những lập luận, phân tích nêu trên, chúng tôi cho rằng quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân huyện C đã nêu trong kiến nghị ở trên là có căn cứ và phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời phù hợp với nhận thức áp dụng pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ của Toà án nhân dân tối cao.
Do vậy, chúng tôi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét hướng dẫn áp dụng pháp luật trong trường hợp này để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO