Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Cần một đội ngũ những nhà chính trị chuyên nghiệp


Một nền quản trị quốc gia chuẩn mực sẽ như một cỗ máy chạy tốt, giúp đạt được những sản phẩm mà người sử dụng mong muốn. Còn với một cỗ máy được thiết kế lạc hậu, không phù hợp thì càng vận hành càng phát sinh nhiều vấn đề, càng đẻ ra nhiều phế phẩm.

Có thể thấy rằng mô hình quản trị hiện nay của Việt Nam, thực chất, vẫn theo những nguyên tắc cơ bản của mô hình Xô viết, mà chưa thay đổi về hệ chuẩn. Một số trong những khiếm khuyết rất lớn của mô hình Xô viết là sự chồng chéo chức năng, hệ thống chế độ trách nhiệm trước dân ít hiệu quả.

Hiện nay, chúng ta đang cố gắng cải tổ quản lý nhà nước để phục vụ nhân dân tốt hơn, tuy nhiên, nếu không thiết kế được một hệ thống trách nhiệm trước dân và hệ thống khuyến khích phục vụ dân phù hợp, thì đây là một nhiệm vụ khó khăn. Chỉ khi nào tiếng nói của người dân có ảnh hưởng trực tiếp trong việc quyết định vị trí của người lãnh đạo, thì khi ấy người lãnh đạo mới chịu áp lực để toàn tâm toàn sức phục vụ dân.

Một điểm yếu khác trong mô hình quản trị Nhà nước hiện nay là sự lẫn lộn giữa vai trò giữa các chính khách và các công chức. Xảy ra tình trạng các công chức lại thích nói chuyện chính trị, giỏi nói chuyện chính trị, nhưng lại hoàn toàn không thạo việc, không biết triển khai một chính sách đã được thông qua như thế nào. Ngược lại, nhiều chính khách lại ham điều hành các công việc cụ thể. Họ, tất nhiên, không giỏi về điều hành và lại gỡ bỏ mất hệ thống trách nhiệm đối với các công chức.

Chúng ta thiếu một đội ngũ chính khách chuyên nghiệp. Một chính khách chuyên nghiệp phải có những kỹ năng khác với một công chức. Kỹ năng của chính khách là xác định  các mục tiêu cần ưu tiên thực hiện và thuyết phục, vận động được sự ủng hộ để có thể hiện thực hóa thành những chính sách cụ thể. Như vậy, kỹ năng của nhà chính trị ở đây là tập hợp được lực lượng ủng hộ các chính sách, chứ không phải là lên kế hoạch triển khai, phê duyệt, ra lệnh, kiểm tra...

Do thiếu vắng các chính khách chuyên nghiệp nên đã có những chính sách được thông qua vội vàng trong bối cảnh chưa thu được sự ủng hộ cần thiết từ người dân, từ xã hội.

Để tránh tình trạng những hạn chế, bất cập sẽ tiếp tục phát sinh ngày càng nhiều hơn, phức tạp hơn, nhất thiết chúng ta cần điều chỉnh cỗ máy Nhà nước sao cho tương thích với những đòi hỏi tự nhiên của một nền kinh tế, xã hội đang phát triển đi lên. Nhu cầu xã hội hiện nay đang đòi hỏi một đội ngũ những chính khách chuyên nghiệp hơn, với một mô hình quản lý mới, trong đó có sự tách bạch giữa chức năng của các chính khách với những người thực thi công vụ. Đồng thời, một nhiệm vụ không thể bỏ qua là việc xác lập một chế độ trách nhiệm trước dân rõ ràng và một hệ thống khuyến khích phục vụ dân hiệu quả.

Nguồn: Tạp chí Tia Sáng

Kiểm soát và cân bằng quyền lực

Nam Tước Acton có một câu nói nổi tiếng: “Quyền lực luôn tham nhũng; quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối.” Khi có quá nhiều quyền lực trong tay, ngay đến người tốt cũng cai trị độc đoán. Do hiểu rõ bản chất của vấn đề như vậy, chủ nghĩa hiến chế mới nảy sinh, và đó là một bước ngoặt so với cách nghĩ truyền thống về quyền lực ở châu Á cũng như phương Tây. Trong cách nghĩ truyền thống, người ta thường ca tụng các nhà lãnh đạo và trao cho họ quyền lực tuyệt đối để bảo vệ an ninh quốc gia. Các nhà lãnh đạo truyền thống thì muốn xem thần dân trong nước như con cái, để họ làm nhiệm vụ của bậc cha mẹ và ra quyền hành xử như cha với con. Vượt ra khỏi tư duy đó là điều tiên quyết để thiết lập một chính phủ hiến định và công bằng.

1. Khi một người hay một nhóm nhỏ độc quyền quyền lực, họ sẽ trấn áp người khác.

Sau một thời gian, sự tập trung quyền hành quá mức dẫn đến tha hóa về cả tinh thần và vật chất, do đó người tốt dù có muốn đi nữa cũng mất khả năng lèo lái quốc gia một cách sáng suốt. Không một cá nhân nào hoàn toàn trong sạch. Ai cũng ít nhiều có thiên kiến, sai lầm về tư tưởng và vị kỷ. Một người tốt không phải là người không có nhược điểm. Người tốt là người biết kiềm chế và vượt qua được những nhược điểm đó. Nhưng để làm được điều này, họ cần có sự hỗ trợ của người khác. Nhưng khi tập trung quá nhiều quyền lực trong tay, người cầm quyền gạt bỏ khả năng và cơ hội hỗ trợ của những người khác.
Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.
Quyền lực tuyệt đối tha hóa tinh thần, vì khi một người có quyền lực trên hết thảy mọi người khác, những người khác sẽ chỉ nói những điều họ nghĩ rằng người cầm quyền muốn nghe. Họ giấu đi những điều gây phật lòng, và không bao giờ bày tỏ những quan điểm và ý kiến trái ngược. Kết quả là người cầm quyền chẳng bao giờ nghe được những điều cần biết để có thể lãnh đạo sáng suốt hơn. Tệ hại hơn, sự tha hóa tinh thần này có thể dẫn đến tha hóa tâm hồn. Nếu không ai dám đưa ra những thông tin hay ý kiến chói tai, hoặc phản đối người cầm quyền, người cầm quyền cứ tưởng mình không hề có thiên kiến, không hề mắc sai lầm và không hề vị kỷ. Từ đó anh ta cho rằng mọi ý kiến của anh ta đều đúng. Anh ta bắt đầu ngộ nhận rằng lợi ích cá nhân của anh ta chính là lợi ích của xã hội. Khi ấy, anh ta trở thành một kẻ độc tài.

Vì lý do này, một nhà lãnh đạo tốt sẽ không muốn nắm giữ quá nhiều quyền lực. Cái anh ta cần là một hệ thống trong đó nhiều người khác có thể góp phần vào quá trình ra quyết định. Khi đó, thay vì đơn thuần điều hành đất nước bằng mệnh lệnh, anh ta sẽ cân nhắc những quan điểm khác nhau. May ra lúc ấy anh ta sẽ buộc phải nhận ra rằng chính mình cũng có những thiên kiến, những sai lầm về tư tưởng, và cũng vị kỷ. Một nhà lãnh đạo thật sự anh minh cần sự sáng suốt ấy, và sẽ biết ơn những tiếng nói phản biện, thay vì trấn áp họ.

Dĩ nhiên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng xuất thân là người tốt. Ngược lại, họ có thể ham muốn quyền lực chỉ để trấn áp người khác và thủ lợi cho bản thân, cho gia đình và cho những kẻ về hùa theo họ. Những người như vậy vốn đã tha hóa ngay từ trước khi họ có quyền lực. Một khi tập trung quyền lực trong tay, họ sẽ sử dụng ngay quyền lực đó để đàn áp kẻ khác.

Tóm lại, những chính quyền nắm quyền lực quá tập trung sẽ lạm quyền và tham nhũng. Cách duy nhất để giới hạn quyền lực của họ và tránh lạm dụng là tản quyền.

2. Vì lý do đó, hiến pháp cần phân bổ quyền hành cho nhiều thành phần khác nhau của chính quyền để có sự giám sát và cân bằng quyền lực.

Bởi quyền lực tập trung sẽ sinh lạm dụng, không có cách giải quyết nào khác ngoài việc phân chia quyền lực cho các thành phần khác nhau của chính quyền. Ý tưởng này được gọi là giám sát và cân bằng quyền lực: hiến pháp thiết lập nên sự cân bằng về quyền lực giữa các thành phần khác nhau của chính quyền để chúng có thể giám sát lẫn nhau. Giám sát và cân bằng quyền lực chính là cốt lõi của chủ nghĩa hiến chế. Vì không một cá nhân hay một nhóm nhỏ nào thâu tóm mọi quyền lực, sẽ không ai có quyền lực tuyệt đối để đàn áp kẻ khác. Khi các ngành trong chính quyền cần sự hợp tác của nhau thì họ phải lắng nghe nhau, phải thương thảo và phải cùng nhau làm việc. Khi nhiều người có khả năng tác động lên chính quyền và chính sách, chính quyền đó mới có thể trở nên công bằng và trung dung hơn, bởi vì khi đó chính quyền không chỉ còn phục vụ lợi ích của một nhóm nhỏ. Đồng thời, chính quyền cũng sẽ sáng suốt hơn, bởi các chính sách hay quyết định là kết quả của quá trình thảo luận trong đó nhiều cách nhìn khác nhau đã được cân nhắc.

Một số người, đặc biệt tại châu Á và châu Phi, lo ngại rằng giám sát và cân bằng quyền lực sẽ tạo nên bất ổn, tranh cãi, bế tắc, thậm chí nội chiến. Đúng là khi cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực không được thiết kế hợp lý, hậu quả của nó có thể không như mong đợi. Nhưng nếu được thiết kế tốt, nó sẽ không dẫn đến bất ổn quá mức bình thường. Những đất nước ổn định và thịnh vượng đều có một cơ chế giám sát và cân bằng quyền lực nào đó. Lựa chọn duy nhất ngoài phân quyền là tập quyền. Mà tập quyền, như đã phân tích ở trên, luôn dẫn đến cai trị áp bức. Điều này rõ ràng tệ hại hơn nhiều so với những bất đồng bắt nguồn từ những tranh cãi chính trị thông thường.

Có nhiều mô hình giám sát và cân bằng quyền lực, do các yếu tố khác nhau được kết hợp một cách khác nhau. Nếu được thiết kế một cách cẩn trọng, giám sát và cân bằng quyền lực có thể giảm thiểu một cách có hiệu quả các bất ổn, cũng như tăng cường bảo vệ người dân chống lại chính quyền tha hóa và độc đoán.

3. Các hiến pháp phân quyền theo nhiều cách khác nhau

Có nhiều cách phân chia quyền lực giữa các nhân tố của chính quyền. Và các hiến pháp khác nhau thiết lập nên các chính quyền với kết cấu khác nhau. Có hiến pháp gọi người đứng đầu chính phủ là tổng thống, có nơi khác gọi là thủ tướng, lại có chỗ kết hợp ngành hành pháp và lập pháp với nhau trong một hội đồng mà người đứng đầu hội đồng không phải là tổng thống mà cũng chẳng phải thủ tướng. Vài hiến pháp công nhận chính quyền địa phương bán tự trị, nơi khác thì không. Có hiến pháp tổ chức hai viện lập pháp, có chỗ chỉ có một viện duy nhất. Như vậy, trong nhiều hệ thống hiến định khác nhau, kết cấu của chính quyền là khác nhau. Vì vậy, phân chia quyền lực giữa các thành phần chính quyền của các hệ thống hiến định khác nhau cũng sẽ khác biệt.

Thêm vào đó, cho dù các hiến pháp có quy định kết cấu chính quyền tương tự như nhau, chúng vẫn có thể phân chia quyền lực theo nhiều cách khác nhau cho các nhân tố đó. Thí dụ, tổng thống có thể có quyền phủ quyết những dự án luật do bên lập pháp đưa ra, hoặc có thể không có quyền đó. Thượng viện của ngành lập pháp có thể chỉ có quyền cố vấn cho hạ viện, nhưng viện này cũng có thể có quyền bác bỏ các dự luật của hạ viện. Chính quyền địa phương có thể có quyền lực rộng rãi trên các vấn đề liên quan đến cuộc sống của người dân trong khu vực đó. Nhưng họ cũng có thể chỉ có quyền lực hạn chế trong một số lĩnh vực mà thôi.

Trong bài viết ngắn ngủi này, thật khó để liệt kê hết tất cả hình thức phân quyền. Nhưng tựu trung lại, các mô hình chính là:

* Hầu hết các hiến pháp chia chính quyền trung ương thành ba phần – quyền lập pháp, quyền hành pháp và tòa án. Các quyền này được trao cho những người hay nhóm người khác nhau. Một số hiến pháp tách biệt hoàn toàn các quyền lực này, tức là các nhân tố trong chính quyền không hề có những mảng phận sự chồng lấn. Nhưng cũng có một số hiến pháp cho phép sự chia sẻ quyền lực nhất định, chẳng hạn tổng thống vừa có quyền hành pháp vừa có quyền phủ quyết dự luật (một phần của quyền lập pháp) trong một số trường hợp hạn chế. Phương thức phân quyền này được gọi l
à tam quyền phân lập.

* Một số hiến pháp phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương hay vùng lãnh thổ. Do sự phân chia này được quy định bởi hiến pháp, chính quyền trung ương không thể can thiệp vào phạm vi quyền lực của chính quyền vùng lãnh thổ. Quan trọng hơn cả, chính quyền trung ương không thể giải tán chính quyền địa phương đó hoặc tước đoạt một số quyền đã được hiến pháp trao cho họ. Có trường hợp chính quyền vùng lãnh thổ có thể soạn hiến pháp cho riêng địa phương họ, với cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tòa án như chính quyền trung ương. Phương thức phân chia quyền lực này được gọi l
à chính thể liên bang.

* Mọi bản hiến pháp chính danh phân chia quyền lực giữa chính quyền và công dân nhằm mục đích bảo vệ quyền cá nhân. Một số quyền cá nhân tự bản chất là quyền nhân thân, như quyền kết hôn. Nhưng một số quyền mang tính chính trị, như quyền biểu tình hoặc quyền thành lập hội đoàn chính trị. Bằng cách thực thi các quyền này, công dân có thể kiểm soát chính phủ. Phương thức phân quyền này được gọi là quyền cá nhân.

* Mọi hiến pháp dân chủ còn phân chia quyền lực giữa chính quyền công dân thông qua bầu cử. Trong một nước dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Chính quyền có bổn phận phục vụ người dân, chứ người dân không phải phục tùng chính phủ. Nhưng người dân không thể cáng đáng hết công việc hàng ngày của chính quyền vì còn phải lo cho cuộc sống riêng của họ. Vì vậy, hiến pháp cho chính quyền quyền thay mặt người dân để giải quyết công việc trong những lĩnh vực phù hợp, với tư cách là công bộc của nhân dân. Tuy vậy, nhân dân vẫn nắm quyền giám sát tối thượng. Nếu nhân dân không hài lòng với cách làm việc của các viên chức chính quyền, họ có thể bỏ phiếu bãi nhiệm các viên chức đó qua bầu cử.

4. Dù mọi quốc gia đều cần tản quyền, có nhiều hình thức phân quyền khác nhau, và các quốc gia khác nhau phải chọn những hệ thống khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó.

Như đã trình bày ở trên, có nhiều hình thức phân quyền. Một số hiến pháp áp dụng nhiều hình thức cùng một lúc, trong khi một số hiến pháp khác chỉ áp dụng một hình thức phân quyền mà thôi. Không có một hình thức phân quyền nào được xem là duy nhất phù hợp cho mọi quốc gia trong mọi thời kỳ. Đã có rất nhiều sách vở bàn đến các hình thức phân quyền trong bản hiến pháp. Đôi khi các phân tích đó mang nặng tính chuyên môn. Do đó, trong phạm vi bài viết ngắn này, khó có thể tóm gọn mọi khía cạnh của các tri thức đó.

Tuy vậy, bài viết này nhấn mạnh một điều quan trọng: các hình thức phân quyền khác nhau mang lại các hệ quả khác nhau. Bởi cân bằng và giám sát quyền lực là trọng tâm của thể chế hiến định, các nhà soạn thảo hiến pháp đã dành nhiều công sức nghiên cứu các hệ quả của mỗi hình thức phân quyền khi chúng được áp dụng riêng rẽ hay kết hợp lẫn nhau. Thế nhưng, không có một hệ thống hiến định nào hoàn hảo hay đạt mọi mục đích đặt ra. Các nhà soạn thảo hiến pháp luôn phải chọn lựa hoặc thỏa hiệp. Chẳng hạn, một số thể chế hiến định tạo điều kiện cho mọi khuynh hướng chính trị được đại diện trong chính quyền, nhưng lại có thể khiến chính trị bị chia rẽ và phân tán, vì sự tham gia của quá nhiều luồng ý kiến khác nhau sẽ khiến các bên khó đạt đồng thuận để ra quyết định. Một số thể chế hiến định khác có thể khiến vài khuynh hướng chính trị thiểu số không được đại diện trong chính quyền, nhưng bộ máy chính trị hoạt động suôn sẻ hơn. Một số hệ thống tập trung vào ý thức hệ chứ không phải quyền lợi “cục bộ” của từng địa phương. Một số hệ thống khác lại chú trọng đến các mối quan tâm cụ thể của các địa phương chứ không đặt nặng ý thức hệ, v.v... Mỗi thể chế hiến định này đều có những ưu và khuyết đỉểm.

Như vậy, mỗi quốc gia sẽ thấy có một số hệ thống thích hợp với họ hơn là những hệ thống khác. Tùy từng quốc gia cụ thể, những mục tiêu nhất thiết cần phải có, và những nhược điểm cần đặc biệt lưu tâm mà tránh, sẽ không giống nhau. Ví dụ, văn hóa của một số quốc gia có khuynh hướng tập trung quyền lực vào tay một người mà thôi, như người đứng đầu hành pháp, và rồi người này tìm cách thâu tóm những quyền lực khác cho riêng anh ta. Một số quốc gia khác xem việc hạn chế quyền hành pháp là quan trọng, nên trao nhiều quyền lực hơn cho ngành lập pháp và tòa án. Cách này có thể có nhược điểm là sự thiếu vắng một ngành hành pháp mạnh có thể ứng phó mau lẹ trước những thay đổi nhanh chóng của thế giới. Nhưng nếu phải cân bằng giữa các ưu và khuyết điểm của từng hệ thống cho một quốc gia cụ thể, hệ thống cho phép ngăn chặn chính quyền độc đoán có ưu điểm hơn hẳn so với một hệ thống chủ trương cho ngành hành pháp quyền được tự do làm theo ý họ. Nghệ thuật soạn thảo một bản hiến pháp cần lưu tâm đến các đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng quốc gia là vì thế.



Nguồn: Tạp chí Tia Sáng

Trí thức và chính trị

Lời ban biên tập trang mạng Project Syndicat (Mĩ): Ông Václav Havel, vừa tạ thế ngày 18 tháng 12 (2011), là một trí thức hiếm hoi: không phải ông tìm cách chen chân vào chính trị mà chính trị đã đẩy ông vào con đường đó. Năm 1998, trong khi đang làm Tổng thống cộng hòa Czech, ông đã đưa ra những suy nghĩ sau đây về những cái lợi và mối nguy hiểm của nghề nghiệp của mình.

Một người trí thức – bằng những cố gắng của cá nhân mình đã thâm nhập vào bên dưới bề mặt của sự vật, để nắm được những mối quan hệ, nắm được nhân và quả, để công nhận rằng cá nhân chỉ là một phần của tồn tại rộng lớn hơn và từ đó có nhận thức sâu sắc hơn về thế giới và trách nhiệm trước thế giới – có thể làm chính trị được hay không?

Nói như thế, có cảm tưởng rằng tôi cho là trách nhiệm của người trí thức là tham gia hoạt động chính trị. Nhưng đấy là điều vô nghĩa. Hoạt động chính trị cần một loạt yêu cầu đặc biệt, chỉ liên quan đến nó mà thôi. Một số người đáp ứng được những đòi hỏi này, số khác thì không, dù họ có là trí thức hay không.

Tôi tin tưởng sâu sắc rằng thế giới cần – hiện nay càng cần hơn bao giờ hết – những chính trị gia đã được khai minh, chín chắn, những người dũng cảm và có đầu óc khoáng đạt, đủ sức cân nhắc những sự kiện nằm bên dưới phạm vi ảnh hưởng trực tiếp của họ, cả về không gian lẫn thời gian. Chúng ta cần những chính trị gia muốn và có khả năng vượt lên trên những mối quan tâm về quyền lực của họ hay những mối quan tâm của đảng hay quốc gia của họ và hành động phù hợp với những quyền lợi căn bản của nhân loại hiện nay – nghĩa là hành động theo cách mà mọi người phải hành động, mặc dù đa phần không thể hành động như thế.

Chưa bao giờ chính trị lại phụ thuộc vào thời điểm, phụ thuộc vào tâm trạng thất thường của công chúng và phương tiện truyền thông đến như thế. Chưa bao giờ chính trị gia bị buộc phải theo đuổi những vấn đề thiển cận và chóng qua đến như thế. Tôi có cảm tưởng rằng cuộc sống của nhiều chính khách trôi lăn từ những bản tin trên TV vào tối hôm trước sang cuộc thăm dò dư luận vào sáng hôm sau, rồi đến hình ảnh của mình trên TV vào tối hôm sau nữa. Tôi không tin là thời đại của những phương tiện thông tin đại chúng hiện nay khuyến khích việc xuất hiện và trưởng thành của những chính trị gia tầm cỡ như Winston Churchill; tôi nghi ngờ, mặc dù bao giờ cũng có ngoại lệ.

Tóm lại: thời đại của chúng ta càng ít khuyến khích những chính trị gia có tư duy dài hạn thì chúng ta lại càng cần những chính trị gia như thế và do đó mà càng cần sự ủng hộ các nhà trí thức – ít nhất là những người đáp ứng được định nghĩa của tôi – tham gia vào chính trị. Sự ủng hộ như thế có thể xuất phát từ những người không bao giờ tham gia vào chính trị - vì lí do gì thì cũng thế - nhưng đồng ý với những chính trị gia đó hay ít nhất là cũng chia sẻ với những ý tưởng làm cơ sở cho những hành động của họ.

Có người phản đối: các chính trị gia phải được dân chúng bầu, dân chúng bầu cho những người suy nghĩ như họ. Người muốn thăng tiến trong lĩnh vực chính trị thì phải chú ý đến tâm trí của con người nói chung, phải tôn trọng cái gọi là quan điểm của người cử tri “bình thường”. Chính trị gia, dù muốn dù không, cũng phải là một cái gương. Ông ta không dám trở thành người quảng bá cho những chân lí không được lòng người, không dàm thừa nhận những chân lí có thể có lợi cho nhân loại nhưng lại bị đa số cử tri cho là không phải mối quan tâm trực tiếp của họ hoặc thậm chí bị họ coi là trái ngược với quyền lợi của mình nữa.

Tôi tin rằng mục tiêu của chính trị không phải là đáp ứng những ước muốn ngắn hạn. Chính khách phải tìm cách thuyết phục dân chúng, để họ ủng hộ ý tưởng của mình, ngay cả khi đấy là những ý tưởng chưa được nhiều người ưa chuộng. Chính trị phải thuyết phục cử tri rằng chính khách này công nhận hay hiểu một số vấn đề tốt hơn là dân chúng và vì thế mà họ nên bầu cho chính khách đó. Do đó, dân chúng có thể ủy thác cho chính trị gia một số vấn đề - mà vì nhiều lí do khác nhau – họ không hiểu hay không muốn mất thì giờ suy nghĩ, đấy là những vấn đề mà một người nào đó sẽ phải nói thay họ.

Nghệ thuật chính trị chân chính là nghệ thuật thuyết phục dân chúng ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa, ngay cả khi việc theo đuổi sự nghiệp đó có ảnh hưởng tới quyền lợi tức thời của nhân dân. Điều đó phải được thực hiện mà không gây trở ngại cho việc chúng ta kiểm tra – bằng nhiều cách khác nhau – rằng đấy là sự nghiệp chính nghĩa, và bằng cách đó mà khẳng định rằng những công dân đã tin tưởng ta không bị dẫn vào con đường phục vụ cho những điều dối trá và hậu quả là phải chịu tai họa, không đi tìm kiếm sự thịnh vượng trong tương lai một cách viển vông.

Cần phải nói rằng một số trí thức có khả năng thực hiện những cái ác như thế. Họ trau dồi để có hiểu biết hơn tất cả mọi người, họ đứng cao hơn tất cả mọi người. Họ bảo với đồng bào của mình rằng đồng bào không hiểu dự án đầy trí tuệ do họ đưa ra vì đồng bào còn ngu dốt, chưa ngang tầm với những người đưa ra dự án. Sau tất cả những gì chúng ta đã trải qua suốt thế kỉ XX, phải công nhận rằng thái độ trí thức - đúng hơn là ngụy-trí thức -như thế nguy hiểm đến mức nào. Xin nhớ rằng có biết bao nhiêu trí thức đã giúp thiết lập nên các chế độ độc tài hiện đại!

Chính trị gia giỏi phải có khả năng giải thích mà không cần dụ dỗ; ông ta phải khiêm tốn tìm kiếm chân lí của thế giới mà không được tuyên bố rằng mình là người sở hữu chuyên nghiệp chân lí đó; và ông ta phải cảnh tỉnh dân chúng về những phẩm chất tốt đẹp trong chính họ, trong đó có cả khả năng đánh giá những giá trị và quyền lợi vượt ra ngoài quyền lợi cá nhân, mà không tỏ ra là cao đạo hơn và không ép buộc đồng bào mình bất cứ thứ gì. Ông ta không nên khống chế tâm trạng của quần chúng hay ra lệnh cho các phương tiện thông tin đại chúng, cũng không bao giờ được cản trở việc theo dõi một cách sát sao mọi hành động của mình.

Trong địa hạt chính trị, các nhà trí thức nên thể hiện sự có mặt của mình bằng một trong hai cách khả dĩ sau đây. Họ có thể - mà không cảm thấy xấu hổ hay mất giá – nhận chức và sử dụng vị trí của mình để làm những việc mà mình cho là đúng chứ không phải là để bám víu lấy quyền lực. Hoặc là họ có thể trở thành những người cầm gương soi vào nhà cầm quyền để bảo đảm rằng người cầm quyền phụng sự sự nghiệp chính nghĩa chứ không sử dụng những lời có cánh để che đậy những việc xấu xa như nhiều trí thức tham gia hoạt động chính trị trong những thế kỉ qua.

Nguồn: Tạp chí Tia Sáng

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ CÁCH TÍNH THỜI HIỆU KHỞI KIỆN TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ VỀ ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Theo quy định tại Điều 159 BLTTDS được sửa đổi bổ sung năm 2011 thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, nếu thời hạn đó đã hết thì đương sự mất quyền khởi kiện. Đối với thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có quan hệ pháp luật tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại chương XXI của BLDS năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 02 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. (Đ607 BLDS, tiểu mục 6, mục I Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP ngày 08/7/ 2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao).
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.2 mục IV Nghị quyết 01/2005/NQ – HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phánToà án nhân dân tối cao thì ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm được xác định là ngày xảy ra hành vi vi phạm gây thiệt hại về  tài sản, tính mạng, sức khoẻ …
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số vướng mắc về xác định thời hiệu khởi kiện khi Toà án thụ lý vụ án dân sự có quan hệ đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày xảy ra hành vi vi phạm hay tính từ thời điểm có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đang giải quyết.
Trong vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự do không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (bồi thường về sứckhoẻ, tài sản) thì thời hiệu khởi kiện tính như thế nào? được tính từ khi quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân bị xâm phạm hay từ khi có quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Đối với những vụ án hình sự có liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại nhưng không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, không ảnh hưởng đến việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo ( theo hướng dẫn tại công văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự), thì được tách thành vụ kiện dân sự khác, như vậy khi đương sự khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện được tính như thế nào? tính từ ngày xảy ra hành vi gây thiệt hại hay tính từ khi có quyết định tách vụ án, hoặc tính từ thời điểm bản án hình sự có hiệu lực pháp luật.

Nếu từ ngày thiệt hại xảy ra, các cơ quan tiến hành tố tụng chưa xem xét và giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, thì yêu cầu khởi kiện của đương sự về bồi thường thiệt hại là yêu cầu chính đáng, do vậy Toà án thụ lý là đúng pháp luật. Theo quy định của  BLDS và BLTTDS, thời hiệu để thực hiện quyền khởi kiện đối với vụ án bồi thường thiệt hại được tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đến khi Toà án nhận được đơn khởi kiện  là 02 năm, nếu quá thời hạn thì đương sự mất quyền khởi kiện, trừ các trường hợp được quy định tại Điều 161 BLDS – thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (như sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan làm cho chủ thể không thể khởi kiện, chưa có người đại diện hoặc chưa có người đại diện khác thay thế nếu người đại diện chết đối với người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự).
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng  phải tuân theo quy định của pháp luật dân sự, cụ thể tại Điều 607 BLDS và Toà án tối cao đã hướng dẫn  thời hiệu đối với vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là 02 năm tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Thời gian cơ quan điều tra thụ lý giải quyết vụ án hình sự là thời gian trở ngại khách quan nên họ không thể thực hiện được quyền khởi kiện của mình được quy định tại khoản 1 Điều 161 BLDS, do vậy thời hiệu 02 năm từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm là có cơ sở chứ không phải từ khi có quyết định tách phần dân sự, quyết định không khởi tố hoặc quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Toà án về giải quyết hình sự.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều tra, giải quyết, cơ quan điều tra kéo dài thời gian giải quyết vụ án để chứng minh sự việc phạm tội thì sẽ gây thiệt thòi lớn đối với người bị thiệt hại, sẽ có sự chênh lệch về mức bồi thường, thời gian bồi thường trong thời gian kéo dài ở quá trình điều tra. Do vậy, cần phải quy định cụ thể đương sự có quyền giải quyết vụ án dân sự, có quyền khởi kiện và yêu cầu bồi thường trách nhiệm dân sự trong quá trình cơ quan điều tra đang thụ lý.
Thời gian việc cơ  quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự có được xem là trường hợp trở  ngại khách quan theo khoản 1 Điều 161 BLDS không? Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có nghĩa vụ  dân sự không thể biết quyền và lợi  ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể  thực hiện được quyền và nghĩa vụ dân sự  của mình. Trường hợp cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án hình sự thì họ có  quyền khởi kiện vụ án dân sự không? do vậy có quan điểm không trừ thời gian này vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự mà được tính từ thời điểm bản án hình sự có hiệu lực pháp luật hoặc từ thời điểm có quyết định không khởi tố vụ án hình sự mà không tính từ thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc khi có quyết định tách phần dân sự trong vụ án hình sự nhằm đảm bảo quyền khởi kiện cho người khởi kiện.
Trên đây là  một số quan điểm  về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự có quan hệ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, kính mong quý  bạn đọc quan tâm trao đổi.

Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Quy định về vốn điều lệ công ty và thông lệ quốc tế

Vốn điều lệ theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định vốn điều lệ là “là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty”1. Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ (Nghị định 43) hướng dẫn việc đăng ký doanh nghiệp thì quy định rằng “vốn điều lệ công ty cổ phần không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán”2. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ (Nghị định 102) hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp cho rằng, vốn điều lệ của công ty cổ phần là “tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành”. Số cổ phần được coi là đã phát hành là số cổ phần “mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty”3. Còn vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn (cả một thành viên và hai thành viên trở lên- TNHH) là “tổng giá trị các phần vốn góp do (các) thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào điều lệ công ty”4. 
Thể hiện qua bảng, vốn điều lệ theo pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam được diễn giải theo quá trình sau:
Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa hai văn bản luật liên quan đến vốn điều lệ công ty cổ phần là theo Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ bao gồm cả phần vốn cam kết góp, còn Nghị định 43 và Nghị định 102 thì chỉ phần vốn đã thanh toán mới được coi là vốn điều lệ. Phần (vốn) cổ phần đăng ký bán cho cổ đông mà chưa được cổ đông thanh toán thì không được coi là vốn điều lệ. Hai Nghị định này không nói rõ phần (vốn) cổ phần đăng ký bán cho cổ đông mà chưa được cổ đông thanh toán là vốn gì.
Hệ quả của sự khác biệt
Sự khác biệt về khái niệm vốn điều lệ trong công ty cổ phần mang lại một số hệ quả sau:
Một là, thủ tục để công ty cổ phần tăng vốn điều lệ sẽ như thế nào? Nghị định 43 có một điều (Điều 40) về đăng ký thay đổi vốn điều lệ áp dụng cho cả công ty TNHH và cổ phần, trong đó quy định nội dung đăng ký thay đổi vốn điều lệ bao gồm “vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ dự định thay đổi”. Khi tăng vốn điều lệ của công ty (kể cả cổ phần) - sau khi đăng ký tăng vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh - công ty sẽ thực hiện việc bán cổ phần cho thành viên/cổ đông trong một thời hạn dự định. Đây là quy trình đơn giản, hợp lý và dễ hiểu.
Tuy nhiên, như trên đã nói, theo quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102, vốn điều lệ của công ty cổ phần là phần vốn đã được thực góp bởi các cổ đông. Góp đến đâu thì vốn điều lệ là ở mức đó, không bao gồm phần bán/chào bán trong tương lai cũng như cam kết góp (nếu có) của cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, luật không quy định thủ tục đăng ký phần vốn điều lệ (đã góp) sẽ như thế nào? Về mặt lý thuyết, Điều 40 Nghị định 43 không thể áp dụng được, vì như trên đã nói, nó quy định về trường hợp góp vốn trong tương lai5.
Lưu ý, trong trường hợp liên quan, khi một công ty cổ phần chào bán riêng lẻ cho cổ đông mới, nó sẽ thực hiện việc chào bán theo Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 của Chính phủ (Nghị định 01) về chào bán cổ phần riêng lẻ. Kết thúc đợt chào bán, công ty đăng ký lại vốn điều lệ6. Nói cách khác, trong trường hợp chào bán cổ phần riêng lẻ, sau khi cổ đông đã thanh toán cho số cổ phần đã mua, công ty sẽ thực hiện việc đăng ký lại vốn điều lệ. Quy định thế này dường như phù hợp với cách hiểu về vốn điều lệ của Nghị định 43 và Nghị định 1027.
Hai là, giả sử các cổ đông sáng lập của một công ty cổ phần đăng ký và thanh toán đủ trong thời hạn luật định 90 ngày là 01 tỷ VNĐ vốn điều lệ, giá trị phần (vốn) cổ phần được chào bán còn lại là 01 tỷ VNĐ nữa. Trong trường hợp một cổ đông sáng lập hay cổ đông mới đăng ký mua phần (vốn) cổ phần trị giá 100 triệu VNĐ trong số 01 tỷ đồng (vốn) cổ phần được quyền chào bán, theo quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102, công ty lại phải đăng ký lại vốn điều lệ hay sao? Như trên đã nói, thủ tục này (trừ việc chào bán riêng lẻ) chưa được quy định. Nhưng giả sử cơ quan đăng ký kinh doanh vận dụng linh hoạt Điều 40 Nghị định 43, đăng ký bổ sung vốn điều lệ và ngày chấp thuận việc đăng ký tăng vốn điều lệ là ngày 01/08/2011. Vào ngày 02/08/2011 lại có người có nhu cầu mua phần (vốn) cổ phần giá trị 100 triệu nữa, công ty lại tiếp tục làm thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ (theo Điều 40) hay sao? Mỗi lần có một cổ đông đăng ký mua số cổ phần trị giá 100 triệu VNĐ thì tổng cộng công ty sẽ phải đăng ký tăng vốn điều lệ, nên sẽ mất đến 10 lần đăng ký tăng vốn điều lệ để bán đủ 01 tỷ VNĐ giá trị số cổ phần được quyền chào bán?
Trên đây mới chỉ ra hai trường hợp về cách hiểu, diễn giải và áp dụng phức tạp liên quan đến vấn đề vốn điều lệ. Thật ra, nếu nói thêm thì còn nhiều quy định mơ hồ và khó hiểu khác nữa của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, chỉ tính riêng cho vấn đề vốn doanh nghiệp.
Vậy thì hiểu về vốn và vốn điều lệ doanh nghiệp như thế nào cho đúng?
Vốn và vốn điều lệ trong xu thế thế giới
Luật công ty hiện đại ngày càng đơn giản hóa các quy định về vốn công ty. Ngoại trừ một số doanh nghiệp liên quan đến hệ thống tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán mà cơ quan quản lý yêu cầu phải đáp ứng mức vốn pháp định tối thiểu để bảo đảm rằng các công ty này, với quyền gọi vốn từ bên ngoài, không “tiêu tiền của người khác”, còn đối với các công ty kinh doanh bình thường và không phải công ty niêm yết, những yêu cầu khắt khe về vốn pháp định/vốn điều lệ đã dần được dỡ bỏ8. Lý do dỡ bỏ vì:
(a)   Yêu cầu về vốn (pháp định) là không khả thi về mặt giám sát. Mọi cá nhân có ý định lừa đảo đều có thể dễ dàng qua mặt các quy định pháp luật mà cơ quan quản lý không thể bảo vệ chủ nợ của công ty;9
(b)   Xét cho cùng, việc thành lập công ty là một hợp đồng (giữa các cổ đông), công ty giao dịch với bên thứ ba cũng qua hợp đồng. Trong những giao dịch mang tính tư nhân thuần túy này, các bên phải tự chịu trách nhiệm cho rủi ro kinh doanh của mình. Nhà nước không thể (và không nên) can thiệp và bảo vệ một bên hợp đồng.
Vì lẽ này mà xu hướng là pháp luật công ty bỏ đi các yêu cầu về vốn: bao gồm vốn pháp định và cả vốn điều lệ. Chúng ta sẽ không thấy lạ lẫm nữa khi biết nhiều công ty trên thế giới có vốn điều lệ là bằng 0 (ví dụ cho những công ty được thành lập cho một mục đích nhất định (special purpose vehicle/SPV) nơi việc quản lý và điều hành nằm tại một công ty khác). Trên thực tế, bên giao dịch (chủ nợ) với một công ty sẽ và phải có cơ chế bảo vệ quyền lợi riêng của mình. Ví dụ, thông qua yêu cầu về tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh ngân hàng (hoặc bên thứ ba) cho công ty chứ không ai nhìn (và tin) vào số vốn điều lệ của công ty đó cả.
Nhưng vốn công ty cũng có ý nghĩa nhất định của nó. Một công ty kinh doanh đơn thuần phải có vốn để hoạt động. Cổ đông sáng lập ra công ty (promoters/founding shareholders) sẽ quyết định khoản vốn để công ty hoạt động, kinh doanh. Vốn này được gọi là vốn điều lệ (share capital/stated capital). Phần vốn điều lệ này sẽ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần (share/stock). Số cổ phần được quyền (chào) bán của công ty được gọi là authorized shares bằng chính vốn điều lệ của công ty. Cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi (common shares và preferred shares). Mỗi loại cổ phần có những đặc quyền và hạn chế riêng áp dụng cho loại cổ phần đó. Đặc quyền và hạn chế của các loại cổ phần phải được ghi trong điều lệ công ty trước khi cổ phần được phát hành. Công ty phải có tối thiểu (các) cổ phần phổ thông trong đó quy định về hai quyền cơ bản của cổ đông là biểu quyết và chia tài sản khi chấm dứt hoạt động. Công ty có thể có hoặc không có cổ phần ưu đãi.
Người thực hiện việc bán cổ phần nhân danh công ty là hội đồng quản trị (board of directors). Hội đồng quản trị chỉ được (chào) bán số cổ phần tối đa trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Cổ đông sáng lập có quyền đăng ký mua (subscribe) cổ phần đủ 100% số cổ phần được quyền chào bán của công ty hoặc một tỷ lệ ít hơn. Phần còn lại có thể chào bán cho các nhà đầu tư khác. Việc thanh toán cổ phần đã đăng ký mua được thỏa thuận trong hợp đồng đăng ký mua (subscription agreement) giữa công ty và cổ đông. Cổ đông có thể thanh toán một lần hay thanh toán nhiều lần (thanh toán chậm) cho số cổ phần mình đăng ký. Cổ phần chưa được thanh toán được gọi là unpaid shares, được thanh toán một phần là partly paid shares và thanh toán đầy đủ là fully paid-up shares.
Thỏa thuận về việc thanh toán cổ phần đăng ký mua là một hợp đồng (dân sự) giữa công ty và cổ đông. Phần chưa được thanh toán hoặc thanh toán đầy đủ là khoản nợ của cổ đông đối với công ty. Công ty có quyền yêu cầu thanh toán/nộp đủ theo thỏa thuận và trong trường hợp công ty giải thể hay phá sản. Theo đa số các hệ thống, số cổ phần đăng ký mua nhưng chưa được thanh toán hoặc thanh toán đầy đủ không hạn chế quyền biểu quyết của cổ đông nhưng những cổ đông này không được thanh toán cổ tức cho phần cổ phần chưa được thanh toán10. Một số hệ thống cho phép cổ đông sở hữu cổ phần chưa thanh toán đủ hưởng đủ các quyền như cổ đông đã thanh toán đủ số tiền mua cổ phần11.
Cổ phần được thanh toán bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình, miễn là có lợi cho công ty. Việc xác định giá trị tài sản do Hội đồng quản trị quyết định. Tài sản thanh toán có thể là tiền mặt, hiện vật, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, hối phiếu nhận nợ hay công việc được cổ đông cung cấp v.v.. Tuy nhiên, đối với các loại tài sản ở thì tương lai như hối phiếu nhận nợ của bên thứ ba hay công việc/dịch vụ do cổ đông cung cấp thì công ty có thể thỏa thuận với cổ đông về việc “treo” cổ phần và hạn chế chuyển nhượng cổ phần loại này cho đến khi khoản tiền nợ tại hối phiếu nhận nợ đã được thanh toán hay công việc đã được thực hiện. Nếu khoản nợ không được thanh toán đủ hay công việc không được cổ đông thực hiện v.v.. số cổ phần trên sẽ bị hủy bỏ một phần hay toàn bộ (theo thỏa thuận giữa các bên).
Một số điểm Việt Nam có thể tham khảo
Dưới đây là một số điểm mà các nhà làm luật Việt Nam có thể tham khảo để xây dựng hay chỉnh sửa các quy định của mình liên quan đến vốn điều lệ của công ty để phù hợp với thông lệ thế giới và tránh việc quy định mâu thuẫn hay nhập nhằng.
Thứ nhất, cơ cấu vốn tại công ty TNHH và công ty cổ phần (chưa niêm yết) của các hệ thống pháp luật nước ngoài tiên tiến về cơ bản là giống nhau. Nói cụ thể là không có sự phân biệt giữa vốn điều lệ của công ty TNHH và công ty cổ phần như trường hợp của Việt Nam. Họ sẽ không có tên gọi khác biệt về phần vốn góp (cho công ty TNHH) và cổ phần (cho công ty cổ phần), về khái niệm khác biệt về vốn điều lệ cho mỗi loại hình công ty, về nghĩa vụ đăng ký và thanh toán trong thời hạn 90 ngày số cổ phần tối thiểu 20% trên tổng số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần, về hậu quả khác biệt của việc thanh toán chưa đủ phần vốn góp hay cổ phần đăng ký mua tại công ty TNHH và công ty cổ phần như trường hợp của Việt Nam. Khi xây dựng những định nghĩa hay yêu cầu khác biệt giữa công ty TNHH và công ty cổ phần, nhà làm luật Việt Nam cần trả lời câu hỏi vì sao cần sự khác biệt và nó nhằm mục đích gì? Việc này đặc biệt có ý nghĩa nếu nhà làm luật biết rằng, có những hệ thống pháp luật công ty nổi tiếng như Anh quốc người ta thậm chí không phân biệt giữa công ty TNHH và cổ phần, chính xác hơn là không tồn tại loại hình công ty TNHH (theo nghĩa của Việt Nam)12.
Thứ hai, phần vốn điều lệ là phần vốn do các cổ đông sáng lập thỏa thuận và ghi vào điều lệ. Việc tăng, giảm vốn điều lệ sau đó do đại hội cổ đông quyết định. Vốn điều lệ là phần vốn công ty, thông qua Hội đồng quản trị của nó, được quyền phát hành cho cổ đông. Việc thanh toán phần vốn cổ phần do công ty và cổ đông thỏa thuận. Vốn điều lệ (share capital), vốn là phần vốn sẽ chào bán cho cổ đông, không thể bị nhầm lẫn với số cổ phần đã được cổ đông thanh toán (paid-up shares) như các quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102. 
Thứ ba, các giao dịch công ty, đặc biệt đối với các công ty chưa niêm yết, thường thuần túy mang tính giao dịch cá nhân. Ví dụ như thỏa thuận về định giá tài sản góp vốn, điều kiện và thời hạn thanh toán v.v.. Pháp luật công ty hạn chế việc can thiệp vào các thỏa thuận này. Thay vào đó, nó cho phép các bên thỏa thuận trong phạm vi linh hoạt, sao cho thỏa mãn được nhu cầu riêng của các bên. Thông thường các bên chỉ bị yêu cầu phải nộp báo cáo, đăng ký mang tính thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Yêu cầu này là bắt buộc, để chủ nợ hoặc bên thứ ba khác biết về cơ cấu tổ chức và vốn công ty khi tìm hiểu thông tin về công ty tại cơ quan đăng ký. Về cơ bản, pháp luật công ty tôn trọng quyền tự quyết của các bên. Tuy nhiên, hành vi lừa đảo sẽ bị nghiêm trị.
      Vốn điều lệ theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam
Luật Doanh nghiệp 2005 quy định vốn điều lệ là “là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty”1. Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ (Nghị định 43) hướng dẫn việc đăng ký doanh nghiệp thì quy định rằng “vốn điều lệ công ty cổ phần không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán”2. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ (Nghị định 102) hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp cho rằng, vốn điều lệ của công ty cổ phần là “tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành”. Số cổ phần được coi là đã phát hành là số cổ phần “mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty”3. Còn vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn (cả một thành viên và hai thành viên trở lên- TNHH) là “tổng giá trị các phần vốn góp do (các) thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn cụ thể và đã được ghi vào điều lệ công ty”4. 
Thể hiện qua bảng, vốn điều lệ theo pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam được diễn giải theo quá trình sau:
Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa hai văn bản luật liên quan đến vốn điều lệ công ty cổ phần là theo Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ bao gồm cả phần vốn cam kết góp, còn Nghị định 43 và Nghị định 102 thì chỉ phần vốn đã thanh toán mới được coi là vốn điều lệ. Phần (vốn) cổ phần đăng ký bán cho cổ đông mà chưa được cổ đông thanh toán thì không được coi là vốn điều lệ. Hai Nghị định này không nói rõ phần (vốn) cổ phần đăng ký bán cho cổ đông mà chưa được cổ đông thanh toán là vốn gì.
Hệ quả của sự khác biệt
Sự khác biệt về khái niệm vốn điều lệ trong công ty cổ phần mang lại một số hệ quả sau:
Một là, thủ tục để công ty cổ phần tăng vốn điều lệ sẽ như thế nào? Nghị định 43 có một điều (Điều 40) về đăng ký thay đổi vốn điều lệ áp dụng cho cả công ty TNHH và cổ phần, trong đó quy định nội dung đăng ký thay đổi vốn điều lệ bao gồm “vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ dự định thay đổi”. Khi tăng vốn điều lệ của công ty (kể cả cổ phần) - sau khi đăng ký tăng vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh - công ty sẽ thực hiện việc bán cổ phần cho thành viên/cổ đông trong một thời hạn dự định. Đây là quy trình đơn giản, hợp lý và dễ hiểu.
Tuy nhiên, như trên đã nói, theo quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102, vốn điều lệ của công ty cổ phần là phần vốn đã được thực góp bởi các cổ đông. Góp đến đâu thì vốn điều lệ là ở mức đó, không bao gồm phần bán/chào bán trong tương lai cũng như cam kết góp (nếu có) của cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên, luật không quy định thủ tục đăng ký phần vốn điều lệ (đã góp) sẽ như thế nào? Về mặt lý thuyết, Điều 40 Nghị định 43 không thể áp dụng được, vì như trên đã nói, nó quy định về trường hợp góp vốn trong tương lai5.
Lưu ý, trong trường hợp liên quan, khi một công ty cổ phần chào bán riêng lẻ cho cổ đông mới, nó sẽ thực hiện việc chào bán theo Nghị định 01/2010/NĐ-CP ngày 04/01/2010 của Chính phủ (Nghị định 01) về chào bán cổ phần riêng lẻ. Kết thúc đợt chào bán, công ty đăng ký lại vốn điều lệ6. Nói cách khác, trong trường hợp chào bán cổ phần riêng lẻ, sau khi cổ đông đã thanh toán cho số cổ phần đã mua, công ty sẽ thực hiện việc đăng ký lại vốn điều lệ. Quy định thế này dường như phù hợp với cách hiểu về vốn điều lệ của Nghị định 43 và Nghị định 1027.
Hai là, giả sử các cổ đông sáng lập của một công ty cổ phần đăng ký và thanh toán đủ trong thời hạn luật định 90 ngày là 01 tỷ VNĐ vốn điều lệ, giá trị phần (vốn) cổ phần được chào bán còn lại là 01 tỷ VNĐ nữa. Trong trường hợp một cổ đông sáng lập hay cổ đông mới đăng ký mua phần (vốn) cổ phần trị giá 100 triệu VNĐ trong số 01 tỷ đồng (vốn) cổ phần được quyền chào bán, theo quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102, công ty lại phải đăng ký lại vốn điều lệ hay sao? Như trên đã nói, thủ tục này (trừ việc chào bán riêng lẻ) chưa được quy định. Nhưng giả sử cơ quan đăng ký kinh doanh vận dụng linh hoạt Điều 40 Nghị định 43, đăng ký bổ sung vốn điều lệ và ngày chấp thuận việc đăng ký tăng vốn điều lệ là ngày 01/08/2011. Vào ngày 02/08/2011 lại có người có nhu cầu mua phần (vốn) cổ phần giá trị 100 triệu nữa, công ty lại tiếp tục làm thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ (theo Điều 40) hay sao? Mỗi lần có một cổ đông đăng ký mua số cổ phần trị giá 100 triệu VNĐ thì tổng cộng công ty sẽ phải đăng ký tăng vốn điều lệ, nên sẽ mất đến 10 lần đăng ký tăng vốn điều lệ để bán đủ 01 tỷ VNĐ giá trị số cổ phần được quyền chào bán?
Trên đây mới chỉ ra hai trường hợp về cách hiểu, diễn giải và áp dụng phức tạp liên quan đến vấn đề vốn điều lệ. Thật ra, nếu nói thêm thì còn nhiều quy định mơ hồ và khó hiểu khác nữa của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, chỉ tính riêng cho vấn đề vốn doanh nghiệp.
Vậy thì hiểu về vốn và vốn điều lệ doanh nghiệp như thế nào cho đúng?
Vốn và vốn điều lệ trong xu thế thế giới
Luật công ty hiện đại ngày càng đơn giản hóa các quy định về vốn công ty. Ngoại trừ một số doanh nghiệp liên quan đến hệ thống tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán mà cơ quan quản lý yêu cầu phải đáp ứng mức vốn pháp định tối thiểu để bảo đảm rằng các công ty này, với quyền gọi vốn từ bên ngoài, không “tiêu tiền của người khác”, còn đối với các công ty kinh doanh bình thường và không phải công ty niêm yết, những yêu cầu khắt khe về vốn pháp định/vốn điều lệ đã dần được dỡ bỏ8. Lý do dỡ bỏ vì:
(a)   Yêu cầu về vốn (pháp định) là không khả thi về mặt giám sát. Mọi cá nhân có ý định lừa đảo đều có thể dễ dàng qua mặt các quy định pháp luật mà cơ quan quản lý không thể bảo vệ chủ nợ của công ty;9
(b)   Xét cho cùng, việc thành lập công ty là một hợp đồng (giữa các cổ đông), công ty giao dịch với bên thứ ba cũng qua hợp đồng. Trong những giao dịch mang tính tư nhân thuần túy này, các bên phải tự chịu trách nhiệm cho rủi ro kinh doanh của mình. Nhà nước không thể (và không nên) can thiệp và bảo vệ một bên hợp đồng.
Vì lẽ này mà xu hướng là pháp luật công ty bỏ đi các yêu cầu về vốn: bao gồm vốn pháp định và cả vốn điều lệ. Chúng ta sẽ không thấy lạ lẫm nữa khi biết nhiều công ty trên thế giới có vốn điều lệ là bằng 0 (ví dụ cho những công ty được thành lập cho một mục đích nhất định (special purpose vehicle/SPV) nơi việc quản lý và điều hành nằm tại một công ty khác). Trên thực tế, bên giao dịch (chủ nợ) với một công ty sẽ và phải có cơ chế bảo vệ quyền lợi riêng của mình. Ví dụ, thông qua yêu cầu về tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh ngân hàng (hoặc bên thứ ba) cho công ty chứ không ai nhìn (và tin) vào số vốn điều lệ của công ty đó cả.
Nhưng vốn công ty cũng có ý nghĩa nhất định của nó. Một công ty kinh doanh đơn thuần phải có vốn để hoạt động. Cổ đông sáng lập ra công ty (promoters/founding shareholders) sẽ quyết định khoản vốn để công ty hoạt động, kinh doanh. Vốn này được gọi là vốn điều lệ (share capital/stated capital). Phần vốn điều lệ này sẽ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần (share/stock). Số cổ phần được quyền (chào) bán của công ty được gọi là authorized shares bằng chính vốn điều lệ của công ty. Cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi (common shares và preferred shares). Mỗi loại cổ phần có những đặc quyền và hạn chế riêng áp dụng cho loại cổ phần đó. Đặc quyền và hạn chế của các loại cổ phần phải được ghi trong điều lệ công ty trước khi cổ phần được phát hành. Công ty phải có tối thiểu (các) cổ phần phổ thông trong đó quy định về hai quyền cơ bản của cổ đông là biểu quyết và chia tài sản khi chấm dứt hoạt động. Công ty có thể có hoặc không có cổ phần ưu đãi.
Người thực hiện việc bán cổ phần nhân danh công ty là hội đồng quản trị (board of directors). Hội đồng quản trị chỉ được (chào) bán số cổ phần tối đa trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Cổ đông sáng lập có quyền đăng ký mua (subscribe) cổ phần đủ 100% số cổ phần được quyền chào bán của công ty hoặc một tỷ lệ ít hơn. Phần còn lại có thể chào bán cho các nhà đầu tư khác. Việc thanh toán cổ phần đã đăng ký mua được thỏa thuận trong hợp đồng đăng ký mua (subscription agreement) giữa công ty và cổ đông. Cổ đông có thể thanh toán một lần hay thanh toán nhiều lần (thanh toán chậm) cho số cổ phần mình đăng ký. Cổ phần chưa được thanh toán được gọi là unpaid shares, được thanh toán một phần là partly paid shares và thanh toán đầy đủ là fully paid-up shares.
Thỏa thuận về việc thanh toán cổ phần đăng ký mua là một hợp đồng (dân sự) giữa công ty và cổ đông. Phần chưa được thanh toán hoặc thanh toán đầy đủ là khoản nợ của cổ đông đối với công ty. Công ty có quyền yêu cầu thanh toán/nộp đủ theo thỏa thuận và trong trường hợp công ty giải thể hay phá sản. Theo đa số các hệ thống, số cổ phần đăng ký mua nhưng chưa được thanh toán hoặc thanh toán đầy đủ không hạn chế quyền biểu quyết của cổ đông nhưng những cổ đông này không được thanh toán cổ tức cho phần cổ phần chưa được thanh toán10. Một số hệ thống cho phép cổ đông sở hữu cổ phần chưa thanh toán đủ hưởng đủ các quyền như cổ đông đã thanh toán đủ số tiền mua cổ phần11.
Cổ phần được thanh toán bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình, miễn là có lợi cho công ty. Việc xác định giá trị tài sản do Hội đồng quản trị quyết định. Tài sản thanh toán có thể là tiền mặt, hiện vật, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, hối phiếu nhận nợ hay công việc được cổ đông cung cấp v.v.. Tuy nhiên, đối với các loại tài sản ở thì tương lai như hối phiếu nhận nợ của bên thứ ba hay công việc/dịch vụ do cổ đông cung cấp thì công ty có thể thỏa thuận với cổ đông về việc “treo” cổ phần và hạn chế chuyển nhượng cổ phần loại này cho đến khi khoản tiền nợ tại hối phiếu nhận nợ đã được thanh toán hay công việc đã được thực hiện. Nếu khoản nợ không được thanh toán đủ hay công việc không được cổ đông thực hiện v.v.. số cổ phần trên sẽ bị hủy bỏ một phần hay toàn bộ (theo thỏa thuận giữa các bên).
Một số điểm Việt Nam có thể tham khảo
Dưới đây là một số điểm mà các nhà làm luật Việt Nam có thể tham khảo để xây dựng hay chỉnh sửa các quy định của mình liên quan đến vốn điều lệ của công ty để phù hợp với thông lệ thế giới và tránh việc quy định mâu thuẫn hay nhập nhằng.
Thứ nhất, cơ cấu vốn tại công ty TNHH và công ty cổ phần (chưa niêm yết) của các hệ thống pháp luật nước ngoài tiên tiến về cơ bản là giống nhau. Nói cụ thể là không có sự phân biệt giữa vốn điều lệ của công ty TNHH và công ty cổ phần như trường hợp của Việt Nam. Họ sẽ không có tên gọi khác biệt về phần vốn góp (cho công ty TNHH) và cổ phần (cho công ty cổ phần), về khái niệm khác biệt về vốn điều lệ cho mỗi loại hình công ty, về nghĩa vụ đăng ký và thanh toán trong thời hạn 90 ngày số cổ phần tối thiểu 20% trên tổng số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần, về hậu quả khác biệt của việc thanh toán chưa đủ phần vốn góp hay cổ phần đăng ký mua tại công ty TNHH và công ty cổ phần như trường hợp của Việt Nam. Khi xây dựng những định nghĩa hay yêu cầu khác biệt giữa công ty TNHH và công ty cổ phần, nhà làm luật Việt Nam cần trả lời câu hỏi vì sao cần sự khác biệt và nó nhằm mục đích gì? Việc này đặc biệt có ý nghĩa nếu nhà làm luật biết rằng, có những hệ thống pháp luật công ty nổi tiếng như Anh quốc người ta thậm chí không phân biệt giữa công ty TNHH và cổ phần, chính xác hơn là không tồn tại loại hình công ty TNHH (theo nghĩa của Việt Nam)12.
Thứ hai, phần vốn điều lệ là phần vốn do các cổ đông sáng lập thỏa thuận và ghi vào điều lệ. Việc tăng, giảm vốn điều lệ sau đó do đại hội cổ đông quyết định. Vốn điều lệ là phần vốn công ty, thông qua Hội đồng quản trị của nó, được quyền phát hành cho cổ đông. Việc thanh toán phần vốn cổ phần do công ty và cổ đông thỏa thuận. Vốn điều lệ (share capital), vốn là phần vốn sẽ chào bán cho cổ đông, không thể bị nhầm lẫn với số cổ phần đã được cổ đông thanh toán (paid-up shares) như các quy định của Nghị định 43 và Nghị định 102. 
Thứ ba, các giao dịch công ty, đặc biệt đối với các công ty chưa niêm yết, thường thuần túy mang tính giao dịch cá nhân. Ví dụ như thỏa thuận về định giá tài sản góp vốn, điều kiện và thời hạn thanh toán v.v.. Pháp luật công ty hạn chế việc can thiệp vào các thỏa thuận này. Thay vào đó, nó cho phép các bên thỏa thuận trong phạm vi linh hoạt, sao cho thỏa mãn được nhu cầu riêng của các bên. Thông thường các bên chỉ bị yêu cầu phải nộp báo cáo, đăng ký mang tính thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Yêu cầu này là bắt buộc, để chủ nợ hoặc bên thứ ba khác biết về cơ cấu tổ chức và vốn công ty khi tìm hiểu thông tin về công ty tại cơ quan đăng ký. Về cơ bản, pháp luật công ty tôn trọng quyền tự quyết của các bên. Tuy nhiên, hành vi lừa đảo sẽ bị nghiêm trị.

(1) Khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005.
(2) Khoản 4 Điều 40 Nghị định 43.
(3) Khoản 4 Điều 6 Nghị định 102.
(4) Khoản 1 và 2 Điều 6 Nghị định 102.
(5) Lưu ý trên thực tế, cơ quan đăng ký kinh doanh áp dụng Điều 40 cho mọi trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ (vì thật ra chỉ có một điều khoản này quy định về việc điều chỉnh vốn điều lệ).
(6) Khoản 3 Điều 24 Luật Doanh nghiệp.
(7) Lưu ý rằng Nghị định 01 không được áp dụng trên thực tế và tại thời điểm viết bài, nó đang được xem xét sửa đổi hay thay thế.
(8) Ví dụ xem thêm Đạo luật mẫu về công ty [cổ phần] kinh doanh (sửa đổi) năm 2005 của Liên đoàn luật sư Hoa Kỳ (ABA). 
(9) Điều này cũng có thể thấy tại Việt Nam theo thời gian, từ việc quy định bắt buộc về vốn pháp định đến việc gỡ bỏ nó đối với các doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.
(10) Xem, ví dụ, Điều 409 Bộ luật công ty bang California; Điều 156 Bộ luật công ty bang Delaware. Cả hai đều có sẵn trên Internet.
(11) Ví dụ như tại Australia.
(12) Liên quan đến công ty TNHH theo cổ phần, Ở England and Wales chỉ có hai loại công ty là private limited company limited by shares (công ty cổ phần không đại chúng) và public limited company limited by shares (công ty cổ phần đại chúng).

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Lập pháp

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Các nguyên tắc cơ bản trong việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động đầu tư chứng khoán

Quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động đầu tư chứng khoán (ĐTCK) là một quan hệ phù hợp với xu hướng và quy luật phát triển chung của “kỷ nguyên hội nhập” và nhu cầu khách quan của các quốc gia có nền kinh tế thị trường, nên cần được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh. Điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ phát sinh từ hoạt động ĐTCK là sự tác động của pháp luật lên các quan hệ này nhằm chi phối và định hướng chúng phát triển trong một trật tự nhất định, phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc chung của thị trường chứng khoán (TTCK) cùng với sự phát triển khách quan của xã hội và ý chí của Nhà nước.
Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ từ ĐTCK còn xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế và vai trò quản lý xã hội của Nhà nước. Ngày nay, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế một quốc gia gắn liền với vai trò tác động tích cực của Nhà nước. Cuộc suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008 có tâm điểm xuất phát từ nước Mỹ đã cho thấy, “chủ nghĩa Nhà nước điều tiết là con đường chống khủng hoảng thế giới”1. Các hoạt động liên quan đến chứng khoán và TTCK, trong đó có hoạt động ĐTCK là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và sự vận động của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, hoạt động ĐTCK là hoạt động đầu tư đặc thù liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội, chính sách tiền tệ và chứa đựng nhiều rủi ro. Từ đó cho thấy, vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước trong hoạt động ĐTCK là không thể thiếu được. Nhà nước thực hiện vai trò này thông qua công cụ là pháp luật. Pháp luật phải kịp thời phản ánh, ghi nhận và điều chỉnh các quan hệ từ ĐTCK. Do tính chất đặc thù của các quan hệ phát sinh từ ĐTCK là những quan hệ phức tạp, dễ phát sinh tranh chấp và luôn luôn vận động theo sự năng động và phát triển của TTCK nên việc điều chỉnh các quan hệ này bằng pháp luật cũng phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản nhất định.
Nguyên tắc cơ bản (basic principles) luôn là bộ phận cấu thành quan trọng của pháp luật. Theo Lê Minh Tâm, “hệ nguyên tắc của pháp luật xã hội chủ nghĩa là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo cơ bản, có tính chất xuất phát điểm, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt và có ý nghĩa bao quát, quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật”2. Hệ nguyên tắc của pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, định hướng và áp dụng vào toàn bộ các quá trình của cơ chế điều chỉnh pháp luật như: xác lập và phát huy hiệu lực của các quy phạm pháp luật, xác lập các quyền và nghĩa vụ trong khuôn khổ mà các quy phạm pháp luật đã dự liệu và định rõ, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật và quá trình áp dụng pháp luật. Hệ nguyên tắc cơ bản của pháp luật còn xác định tính hợp pháp và hợp lý trong xử sự của các chủ thể, tác động mạnh mẽ tới ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý và trật tự pháp luật. Các nguyên tắc pháp luật phải phản ánh sự vận động khách quan của xã hội và các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể, nhằm qua đó định hướng sự phát triển của các quan hệ này theo một trật tự nhất định.
Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường là tự do sở hữu và tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh. Hoạt động ĐTCK là hoạt động thể hiện rõ nét các đặc trưng đó. Ngoài ra, trong bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần đến vai trò can thiệp, quản lý và điều tiết của Nhà nước. Tuỳ thuộc vào mô hình, giai đoạn phát triển của nền kinh tế mà mức độ can thiệp của Nhà nước đến đâu và thể hiện như thế nào. Mặc dù, TTCK là thị trường bậc cao và chỉ có thể hình thành và phát triển trên nền tảng một nền kinh tế thị trường, thế nhưng để TTCK hoạt động công khai, minh bạch và công bằng thì nguyên tắc đảm bảo sự can thiệp và quản lý của Nhà nước chiếm một vị trí quan trọng. Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng, những nguyên tắc cơ bản đặt ra trong việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động ĐTCK tại Việt Nam bao gồm:

1. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do sở hữu
Trên TTCK nói chung và trong hoạt động ĐTCK nói riêng, quyền sở hữu hầu như chi phối toàn bộ các hành vi mua bán chứng khoán của nhà đầu tư (NĐT). Do TTCK có mục tiêu là hình thành kênh huy động các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời trong công chúng để đầu tư vào nền kinh tế, nên trong các số các NĐT trên TTCK thì NĐT cá nhân chiếm một tỷ lệ đáng kể, đặc biệt là tại Việt Nam. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế của nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, các nước Đông Âu… đều hướng tới mục tiêu đa thành phần, đa sở hữu của nền kinh tế. Đó cũng chính là nền tảng để hình thành một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa và là cơ sở ra đời của TTCK. Thật vậy, chỉ khi các loại hình doanh nghiệp phong phú và đa dạng, trong đó có công ty cổ phần (CTCP) là một loại hình doanh nghiệp thể hiện rõ nét nhất tính chất hỗn hợp và đa dạng của các hình thức sở hữu, thì nhu cầu góp vốn và huy động vốn, nhu cầu chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu mới phát sinh và TTCK ra đời là để giải quyết nhu cầu đó. Quyền tự do sở hữu của NĐT trên TTCK cũng bao gồm đầy đủ các quyền năng cấu thành nên nội hàm của quyền sở hữu nói chung. Đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của chứng khoán thuộc sở hữu của mình3. Biểu hiện cụ thể của các quyền năng này trong lĩnh vực ĐTCK như sau:
Quyền chiếm hữu chứng khoán là quyền nắm giữ, quản lý chứng khoán của chủ sở hữu. Việc chiếm hữu chứng khoán phải dựa trên các cơ sở hợp pháp như mua chứng khoán, góp vốn vào CTCP, được tặng, cho, thừa kế chứng khoán theo quy định của pháp luật; được nhận cổ phần thưởng, được chia cổ tức theo Điều lệ CTCP và những căn cứ khác không trái với pháp luật.  Người đang sở hữu hợp pháp chứng khoán sẽ được pháp luật bảo vệ trước những hành vi xâm hại đến các quyền và lợi ích phát sinh từ việc sở hữu chứng khoán. Bằng chứng để chứng minh quyền sở hữu chứng khoán là chứng chỉ chứng khoán ghi danh, giấy chứng nhận cổ đông hoặc các thông tin về cổ đông được ghi nhận trong sổ cổ đông của công ty cổ phần4.
Quyền sử dụng chứng khoán là quyền khai thác những lợi ích vật chất và tinh thần phát sinh từ chứng khoán của chủ sở hữu. Các lợi ích vật chất mà chủ sở hữu có thể khai thác từ việc nắm giữ chứng khoán là nhận cổ tức (đối với cổ phiếu), lãi suất (đối với trái phiếu), hưởng chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của chứng khoán, quyền nhận cổ phiếu thưởng… Bên cạnh đó, người sở hữu chứng khoán cũng có một số lợi ích phi tài sản (tinh thần) như quyền ứng cử, bầu cử và tham dự Đại hội đồng cổ đông trong CTCP, được cung cấp thông tin…
Quyền định đoạt chứng khoán là quyền quyết định số phận thực tế và số phận pháp lý của tài sản5. Theo Điều 195, Bộ luật Dân sự 2005, thì “quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó”. Trong hoạt động ĐTCK có thể xem quyền định đoạt đối với chứng khoán là quyền của chủ sở hữu được chuyển nhượng chúng cho người khác dưới các hình thức bán, tặng, cho hoặc thừa kế… và kể cả quyền từ bỏ chúng. Việc định đoạt chứng khoán có thể được thực hiện bởi chính chủ sở hữu hoặc người khác thông qua ủy quyền và phải tuân thủ điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Ví dụ, chủ sở hữu muốn bán chứng khoán đã niêm yết của mình phải mở tài khoản và lưu ký tập trung, sau đó phải tiến hành đặt lệnh thông qua CTCK và hệ thống giao dịch sẽ tự động so khớp các lệnh giao dịch để cho ra kết quả giao dịch. Quyền định đoạt chứng khoán là một quyền năng quan trọng nhất, nó là cơ sở để hình thành hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường.
Những phân tích ở trên cho thấy, để hoạt động ĐTCK thông suốt và sôi động, trước hết phải đảm bảo quyền sở hữu cho các chủ thể tham gia thị trường, bao gồm tổ chức và cá nhân. Việc thể chế hoá các quyền năng (nội dung) của quyền sở hữu là khác nhau trong những thời kỳ khác nhau và ở từng quốc gia khác nhau phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

2. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự chủ và tự do trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được pháp luật tôn trọng và bảo vệ6. Nội hàm của quyền tự do kinh doanh đã được Luật Doanh nghiệp 2005 quy định khá rõ. Đó là quyền được “thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”7. Tuy nhiên, nội dung cụ thể của quyền tự do kinh doanh có nội hàm rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế của một quốc gia. Theo Bùi Ngọc Cường, nội dung của quyền tự do kinh doanh bao gồm: quyền được đảm bảo sở hữu đối với tài sản; quyền tự do thành lập doanh nghiệp; quyền tự do hợp đồng; quyền tự do cạnh tranh theo pháp luật và quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp8. Trên TTCK, việc thực hiện đồng bộ và đầy đủ các quyền tự do kinh doanh sẽ là cơ sở để TTCK vận hành và phát triển, qua đó, hoạt động ĐTCK sẽ trở nên sôi động và hiệu quả hơn. Về phía các doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh là căn cứ cơ bản để các doanh nghiệp quyết định lựa chọn hình thức huy động và sử dụng vốn, trong đó có việc phát hành chứng khoán để tài trợ cho những kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình. Việc phát hành chứng khoán của doanh nghiệp cung cấp cho TTCK có thêm những hàng hoá phong phú và đa dạng, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các NĐT. Về phía NĐT, quyền tự do kinh doanh là cơ sở để các NĐT, đặc biệt là các NĐT tổ chức (kể cả các định chế đầu tư chuyên nghiệp và các doanh nghiệp tham gia đầu tư không thường xuyên) có thể bỏ vốn ra để ĐTCK nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Khi đó, chứng khoán đã trở thành một trong những sự lựa chọn trong quá trình kinh doanh của họ bên cạnh những cơ hội khác. Mặt khác, nhờ có sự thừa nhận và bảo hộ quyền tự do kinh doanh đối với doanh nghiệp, NĐT trên TTCK mà các định chế trung gian như công ty chứng khoán (CTCK), công ty quản lý quỹ (CTQLQ) được thành lập để cung cấp các dịch vụ như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư… qua đó, có thể thu được những khoản lợi nhuận đáng kể.
Như vậy, suy cho cùng, quyền tự do kinh doanh trên TTCK chính là sự đảm bảo cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư của các chủ thể trên thị trường từ phía Nhà nước. Quyền tự do kinh doanh được pháp luật tôn trọng và bảo vệ vì nếu không có sự đảm bảo này thì bản thân các giao dịch chứng khoán, đặc biệt là các giao dịch trên thị trường thứ cấp khó có thể tồn tại và phát triển. Luật Chứng khoán 2006 đã ghi nhận nguyên tắc “Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân”9 như là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc tổ chức và vận hành TTCK tại Việt Nam.

3. Nguyên tắc tự do cạnh tranh
Tự do cạnh tranh với tư cách là một quy luật vận động của nền kinh tế thị trường, vì vậy nguyên tắc tự do cạnh tranh phải được bảo đảm thực hiện trong các giao dịch trên TTCK. Tự do cạnh tranh trong ĐTCK giúp cho nguồn vốn đưa vào nền kinh tế được sử dụng với hiệu suất cao nhất, đồng thời chứng khoán được giao dịch cũng phải có sự lựa chọn tốt nhất. Thực tế cho thấy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp huy động vốn thông qua chào bán chứng khoán. Để có vốn kịp thời nhằm triển khai các dự án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để thu hút NĐT về điều kiện phát hành, về tính hấp dẫn của chứng khoán phát hành và cuối cùng là về hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Nhờ có sự cạnh tranh này mà NĐT có thêm nhiều sự lựa chọn về chủng loại chứng khoán, về doanh nghiệp và lĩnh vực ngành nghề để đầu tư.
Tự do cạnh tranh dưới góc nhìn của hoạt động giao dịch chứng khoán thể hiện ở chỗ, nguyên tắc khớp lệnh trên thị trường tập trung là dựa trên sự ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian. Ưu tiên về giá (hay còn gọi là nguyên tắc đấu giá) là nguyên tắc mà theo đó, đối với cùng một loại chứng khoán, nếu có nhiều lệnh mua hoặc nhiều lệnh bán thì lệnh mua nào có mức giá cao hơn hoặc lệnh bán nào có mức giá thấp hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Trường hợp có nhiều lệnh cùng mua hoặc cùng bán một loại chứng khoán ở cùng mức giá thì lệnh nào nhập vào hệ thống sớm hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước10. Ngoài ra, nguyên tắc tự do cạnh tranh giữa các NĐT còn biểu hiện trong việc xét trúng thầu khi họ tham gia đấu giá cổ phần trên thị trường sơ cấp. Người được trúng thầu sẽ là người đặt mức giá mua cao nhất và nếu lượng cổ phần vẫn còn thì sẽ được phân bổ cho người đặt giá cao liền kề tiếp theo11. Bên cạnh đó, trên thị trường quy định nhiều hình thức đặt lệnh (đặt lệnh trực tiếp tại sàn giao dịch của CTCK, đặt lệnh qua điện thoại, đặt lệnh từ xa qua mạng Internet hoặc đặt lệnh qua tin nhắn SMS) và nhiều loại lệnh với những tính chất và ưu tiên khác nhau (lệnh giới hạn; lệnh khớp ở mức giá mở cửa, đóng cửa; lệnh hủy) đã tạo ra nhiều công cụ giúp các NĐT có thể sử dụng trong hoạt động giao dịch chứng khoán.
Nguyên tắc cạnh tranh được thể hiện rõ nét nhất là trong hoạt động của các CTCK nhằm thu hút khách hàng, nâng cao thị phần và hiệu quả kinh doanh. Sự cạnh tranh này thường diễn ra khá gay gắt, đặc biệt thông qua việc giảm mức phí giao dịch12, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ, tiện ích cho các giao dịch chứng khoán.
Trên phương diện quản lý, vấn đề cạnh tranh được đưa ra như một nguyên tắc hoạt động thị trường, đảm bảo sự công bằng cho tất cả các chủ thể có nhu cầu tham gia hoạt động ĐTCK được Nhà nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Nhờ có cạnh tranh mà chất lượng hàng hoá (các loại chứng khoán) và các dịch vụ trên thị trường sẽ tốt hơn, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn. Đó là những yếu tố cần thiết để TTCK hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt chức năng là kênh huy động vốn và đầu tư của mình. Vấn đề cạnh tranh được xem xét với tư cách là một nguyên tắc pháp lý cho hoạt động ĐTCK không chỉ ở khung pháp lý của một quốc gia đơn lẻ nào, mà nó là một yêu cầu chung mang tính chất bắt buộc, được thể chế hóa trong rất nhiều các quy định cụ thể.

4. Nguyên tắc nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư chứng khoán
Như chúng ta đã biết, hoạt động ĐTCK đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh vai trò tích cực đó, hoạt động giao dịch chứng khoán cũng kèm theo những mặt trái của nó. Đó là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các giao dịch không công bằng, tung tin đồn thất thiệt, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền…. Bên cạnh đó, hoạt động giao dịch chứng khoán phải dựa trên những cơ sở pháp lý rõ ràng và trong một môi trường lành mạnh, công bằng và đồng thời phải đảm bảo được tính thông suốt. Hoạt động giao dịch chứng khoán thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là điều kiện tiên quyết để TTCK tồn tại và phát triển, trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển đất nước. Để thực hiện được điều đó thì vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước là quyết định.
Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK thế giới cũng đã cho thấy nhiều bài học quản lý khi nới lỏng sự can thiệp của Nhà nước tới TTCK. Từ đầu những năm 80, thế giới đã chứng kiến xu hướng gia tăng sự chuyển đổi nhanh chóng từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường. TTCK được nhanh chóng hình thành và mang đặc tính chung ở những quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Nhưng cũng chính sự phát triển mạnh mẽ đã dẫn đến sự cần thiết tăng cường tính an toàn và hiệu quả của hệ thống TTCK và yêu cầu cần phải quản lý chặt chẽ các hoạt động của nó. Việc quản lý TTCK, đặc biệt là các giao dịch chứng khoán là một yêu cầu tất yếu. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Những nguyên tắc pháp lý nền tảng, các đạo luật đơn hành, các quy định, cùng với năng lực và thái độ nghiêm túc của các cơ quan chính phủ và tổ chức tự quản trong việc thực thi các quy định pháp luật sẽ tác động tới sự hình thành và phát triển thị trường”13.
Ngay từ giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế tại Việt Nam, Chính phủ đã nhận thức sâu sắc vai trò của nguồn tài chính trong nước và nhu cầu phát triển một thị TTCK hoạt động hiệu quả. Ông Lê Văn Châu - vị Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đầu tiên - nhận định rằng, “việc chuẩn bị ra đời của TTCK Việt Nam là cả quá trình chuyển biến từ nhận thức đến việc hoạch định chính sách trong công cuộc cải cách kinh tế”14. Để đạt được mục tiêu hình thành và phát triển TTCK, Nhà nước đã tạo ra những tiền đề cần thiết, những bảo đảm vật chất và đảm bảo pháp lý cho TTCK được hình thành và phát triển. Chính phủ đã phải hoàn tất rất nhiều việc như tạo hàng hoá cho thị trường, hình thành khung pháp lý để thị trường hoạt động, thành lập cơ quan quản lý nhà nước, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý, điều hành thị trường, NĐT… Rõ ràng, chỉ có Nhà nước với những nguồn lực tài chính dồi dào, quyền lực duy nhất cùng với hệ thống pháp luật mới có thể cho ra đời một định chế bậc cao của nền kinh tế thị trường. 
Thực tế hoạt động hơn mười năm qua của TTCK Việt Nam cho thấy, vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết thị trường là rất quan trọng. Do đó, sự can thiệp của Nhà nước không chỉ đơn thuần xem xét dưới góc độ vai trò của Nhà nước mà đây chính là nguyên tắc đặc thù của khung pháp lý cho hoạt động TTCK nói chung và hoạt động ĐTCK nói riêng.

5. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
Có thể nói, TTCK tồn tại được là nhờ hoạt động đầu tư dưới hình thức mua bán chứng khoán của các tổ chức, cá nhân. Các quan hệ phát sinh trong hoạt động ĐTCK là một dạng quan hệ pháp luật đặc biệt vì được pháp luật về chứng khoán và TTCK điều chỉnh. Do vậy, NĐT tham gia quan hệ này với tư cách là chủ thể độc lập được pháp luật quy định có những quyền, lợi ích và nghĩa vụ nhất định. Các quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT rất đa dạng tùy thuộc vào loại chứng khoán mà họ nắm giữ như quyền được sở hữu chứng khoán, quyền phát sinh từ tư cách sở hữu chứng khoán (ví dụ, nắm giữ cổ phiếu NĐT có tư cách của đồng chủ sở hữu trong CTCP, nắm giữ trái phiếu NĐT có tư cách của một chủ nợ trong mối quan hệ với tổ chức phát hành), quyền được cung cấp thông tin, quyền tham gia giao dịch chứng khoán… Bên cạnh các quyền nêu trên, NĐT còn được hưởng các lợi ích do việc nắm giữ chứng khoán mang lại như: hưởng cổ tức, lãi suất, hưởng chênh lệch giá, hưởng các dịch vụ phụ trợ trên thị trường… Như vậy, khi NĐT tham gia ĐTCK thì mục đích cơ bản nhất là được hưởng các quyền và lợi ích nêu trên. Cho nên, nếu các quyền và lợi ích hợp pháp không được pháp luật bảo vệ hoặc thiếu cơ chế để họ tự bảo vệ thì động cơ đầu tư của họ sẽ không còn. Từ đó, các NĐT sẽ mất niềm tin và sẽ chọn các kênh đầu tư khác. Điều đó cũng có nghĩa là, một TTCK chỉ có thể đứng vững khi có lòng tin nơi các NĐT và thị trường bị lệ thuộc vào lòng tin ấy. Đối với NĐT, vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh từ hoạt động ĐTCK là rất quan trọng. Đó chính là niềm tin và sự kỳ vọng trước khi họ đầu tư. Mặt khác, các NĐT cần có sự bảo vệ từ phía Nhà nước và pháp luật là những NĐT không chuyên nghiệp chiếm đa số trên thị trường. Chính họ là những đối tượng dễ bị tổn thương do các hành vi vi phạm của các chủ thể khác như tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, CTCK, nhà NĐT chuyên nghiệp… do trình độ chuyên môn và sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Do vậy mà pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐTCK mới có những quy định cấm một số hành vi như mua bán nội gián, lũng đoạn thị trường, công bố thông tin sai sự thật15… để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Các phân tích trên đây cho thấy, việc pháp luật ghi nhận và có các quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các NĐT là một trong những điều kiện tiên quyết để TTCK tồn tại và phát triển. Chỉ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT được pháp luật bảo vệ thì TTCK mới thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cũng tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển đất nước.

6. Nguyên tắc đảm bảo hoạt động giao dịch chứng khoán được công khai và thông qua trung gian
Bản thân TTCK là một thị trường bậc cao và các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán diễn ra tại đây là những giao dịch đặc thù. Tính bậc cao của TTCK, theo chúng tôi được xuất phát từ tính chất, đặc trưng của chứng khoán16 với tư cách là đối tượng giao dịch, công cụ đầu tư trên thị trường thể hiện trên các phương diện sau đây:
Một là, về mặt hình thức, chứng khoán có thể tồn tại dưới hình thức chứng chỉ vật chất, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử;
Hai là, về mặt nội dung, chứng khoán xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chúng đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Các quyền và lợi ích hợp pháp đó rất phong phú và đa dạng, phụ thuộc vào loại chứng khoán phát hành;
Ba là, chứng khoán có tính giá trị. Giá trị của chứng khoán có thể tồn tại dưới các hình thức như: mệnh giá17 (par value), giá trị sổ sách18 (book value) và giá trị thị trường19 (market value). Một trong những điểm cần lưu ý là giá thị trường của chứng khoán, đặc biệt là cổ phiếu rất dễ biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình giao dịch trên TTCK, yếu tố tâm lý và đặc biệt là các thông tin được công bố về cổ phiếu đó. Thông tin tốt sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng, ngược lại có thể làm cho giá cổ phiếu giảm xuống.
Bốn là, chứng khoán có tính thanh khoản. Do chứng khoán là công cụ để đầu tư và không có chức năng tiêu dùng như hàng hoá thông thường nên khả năng chuyển đổi chúng thành tiền và ngược lại (tính thanh khoản) rất cao. Nhờ vậy mà hoạt động đầu tư có thể được tiến hành dễ dàng và sôi động.
Chính những đặc trưng nêu trên mà chứng khoán được xem là là một loại hàng hoá đặc biệt. Từ đó, cơ chế giao dịch chứng khoán là quan trọng trong hoạt động đầu tư chứng khoán cũng được thực hiện theo những quy trình chặt chẽ và TTCK, nơi diễn ra các hoạt động đó cũng được tổ chức, quản lý và vận hành theo những nguyên tắc riêng của nó. Đó là nguyên tắc công khai và nguyên tắc trung gian.
Nguyên tắc công khai (principle of publicity) là nguyên tắc đặt ra yêu cầu cho các tổ chức phát hành, công ty niêm yết phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin (CBTT) và chế độ báo cáo theo quy định. Các thông tin mà các chủ thể này có nghĩa vụ công bố trên thị trường là những thông tin có tác động đến tình hình giao dịch chứng khoán như thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh, thông tin về tình hình tài chính, về các sự kiện quan trọng như trả cổ tức, họp Đại hội đồng cổ đông… Trên cơ sở các thông tin này, NĐT sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và đưa ra quyết định mua hoặc bán một loại chứng khoán nhất định. Ngoài các chủ thể nêu trên, pháp luật một số nước, trong đó có Việt Nam còn quy định nghĩa vụ của các chủ thể khác như: QĐTCK, CTQLQ, các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ khi tham gia giao dịch trên thị trường nhằm giúp cho các hoạt động trên TTCK được công khai và minh bạch. 
Tính chính xác trong hoạt động CBTT giúp cho các quyết định đầu tư của NĐT được chuẩn xác, dựa trên nền tảng xác thực của thông tin, qua đó sẽ tăng tính hiệu quả trong ĐTCK, hạn chế được các rủi ro. Việc CBTT kịp thời giúp cho các quyết định đầu tư được đưa ra một cách nhanh chóng nhằm hỗ trợ NĐT có được những cơ hội đầu tư kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ. Tính dễ tiếp cận của thông tin đòi hỏi chúng phải được công bố trên các phương tiện thông tin mà công chúng đầu tư ai cũng có thể tiếp cận được, nội dung thông tin công bố phải rõ ràng, không mập mờ và đa nghĩa. Mục đích của nguyên tắc công khai thông tin là tạo ra môi trường đầu tư chứng khoán minh bạch, lành mạnh và công bằng, đồng thời cũng để bảo vệ các quyền và lợi ích của NĐT. Nguyên tắc công khai thông tin được pháp luật quy định20 và cụ thể hoá trong nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐTCK21. Các hành vi đi ngược lại nguyên tắc này đều bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Tiếp theo là nguyên tắc trung gian (principles of intermediate). Đây cũng là nguyên tắc đặc trưng cho TTCK. Theo nguyên tắc này, NĐT không mua bán chứng khoán trực tiếp với nhau mà phải thông qua các nhà môi giới, các CTCK trung gian nhằm mục đích tạo ra một cơ chế bảo vệ NĐT, tránh trường hợp họ có thể bị lừa đảo. Mặt khác, nguyên tắc này giúp các hoạt động mua bán chứng khoán được trôi chảy, chuyên nghiệp từ khâu bắt đầu đặt lệnh giao dịch đến khâu thanh toán và chuyển giao chứng khoán. Cũng theo nguyên tắc này, nhà môi giới (broker) có vai trò hết sức quan trọng trong giao dịch chứng khoán. Về mặt pháp lý, môi giới là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới không những chỉ đại diện cho khách hàng tìm mua, tìm bán chứng khoán mà quan trọng hơn còn nhằm kiểm tra khả năng thanh toán của các khách hàng (bên mua có đủ tiền, bên bán có đủ chứng khoán không, và các vấn đề khác). Ngoài ra, việc mua bán chứng khoán qua trung gian là các nhà môi giới, các CTCK còn có tác dụng giảm thiểu chi phí giao dịch và tìm kiếm thông tin, được hưởng dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, tăng chất lượng và hiệu quả các dịch vụ trên thị trường nhờ cạnh tranh22
Nguyên tắc công bằng (equitable principles) là một nguyên tắc hiện diện ở hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, pháp luật về chứng khoán và TTCK cũng không phải là một ngoại lệ. Theo nguyên tắc này, tất cả mọi chủ thể trên TTCK đều phải được đối xử một cách công bằng. Nghĩa là cơ hội kinh doanh và tiếp cận thông tin trên TTCK là như nhau đối với mọi chủ thể, các NĐT (kể cả tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài); quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể đều được pháp luật bảo vệ như nhau; bất kỳ chủ thể nào thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý một cách công minh. Nguyên tắc công bằng giúp cho TTCK hoạt động lành mạnh, công bằng và đúng pháp luật.
Chúng tôi cho rằng, trên đây là tập hợp các nguyên tắc cơ bản cần phải được sử dụng trong việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động ĐTCK. Sự vận động không ngừng và phát triển của các quan hệ phát sinh từ ĐTCK cần phải được pháp luật kịp thời ghi nhận và điều chỉnh nhằm đảm bảo đúng định hướng xây dựng và phát triển TTCK tại Việt Nam là họat động hiệu quả, thông suốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các NĐT, lợi ích của Nhà nước và các chủ thể khác có lien quan. Có vậy, TTCK Việt Nam mới thật sự trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
(1) Chủ nghĩa Nhà nước điều tiết được đại diện bởi các nhà kinh tế khác nhau như Các Mác, Lê-nin, J.M. Kyenes…chủ trương nhà nước tham gia điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ kinh tế vĩ mô như kế hoạch, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ…Lý thuyết này đã góp phần điều tiết nền kinh tế của các nước thoát khỏi nhiều cuộc khủng hoảng. Xem: Nguyễn Văn Luân, Nguyễn Văn Trình (2008), “Chủ nghĩa tự do kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu – những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam”, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 159-167.
(2) Lê Minh Tâm (2004), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 348.
(3) Về nội dung của quyền sở hữu, xem: Lê Đình Nghị, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr. 187-194.
(4) Theo quy định hiện hành, khi một công ty cổ phần đã niêm yết trên TTCK thì chứng chỉ vật chất của cổ phiếu sẽ được hủy bỏ để chuyển sang dữ liệu điện tử và sổ cổ đông cũng sẽ chuyển sang dạng dữ liệu điện tử do Trung tâm lưu ký quản lý.
(5) Xem: Trường Đại học luật hà Nội (2008), Giáo trình Luật dân sự, tập 1, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 210.
(6) Lê Vũ Nam, Lê Hà Diễm Châu (2008), “Phá sản công ty niêm yết và một số vấn đề phát sinh”, Chứng khoán Việt Nam, (10), tr. 6-10.
(7) Khoản 2, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2005.
(8) Bùi Ngọc Cường (2001), Xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 16.
(9) Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2006.
(10) Chi tiết về nguyên tắc khớp lệnh, xem: Điều 7, Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 124/QD-SGDHCM của Tổng giám đốc Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ngày 09/10/2007.
(11) Lê Vũ Nam (2009), Đấu giá cổ phần qua thị trường chứng khoán, Giáo án điện tử Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
(12) Có nhiều trường hợp công ty ck không thu phí giao dịch, xem Chứng khoán APEC miễn phí giao dịch tại hà Nội
(13) Công ty tài chính IFC (1996), Báo cáo thị trường và quản lý thị trường
(14) Lê Văn Châu (2010): Thị trường chứng khoán Việt Nam: quá trình chuyển biến từ nhận thức tới hành động”, kỷ yếu 10 năm thị trường chứng khoán Việt Nam, UBCK Nhà nước, NXB Tài chính,Hà Nội, tr 7-18.
(15) Chi tiết xem Điều 9, Luật Chứng khoán 2006.
(16) Về những đặc trưng của chứng khoán, xem: Агарков М.М. Основы банковского права. Учение о ценных бумагах – Мосва.; Издательство Б Е К, 1994, стр. 173-188.
(17) Mệnh giá là giá trị được ghi trên bề mặt của chứng khoán lúc phát hành. Đối với cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu là tổng giá trị mệnh giá của cổ phần mà tờ cổ phiếu đó xác nhận. Mệnh giá một cổ phần là phần chia nhỏ bằng nhau từ vốn Điều lệ của công ty cổ phần.
(18) Giá trị số sách của chứng khoán là giá trị chứng khoán được tính toán căn cứ vào giá trị tài sản của tổ chức phát hành trong báo cáo tài chính tại thời điểm tính toán. Ví dụ, giá trị sổ sách của một cổ phiếu được tính bằng công thức sau:  Giá trị sổ sách / cổ phiếu = {Tổng tài sản của CTCP – Tài sản vô hình – Công nợ } / Số lượng cổ phiếu phát hành, xem: http://www.vietcurrency.com/discussion/archive/index.php/t-666.html .
(19) Gía trị thị trường của chứng khoán là mức giá được hình thành từ kết quả giao dịch trên thị trường và do cung cầu quyết định. Tuy nhiên, trong đầu tư chứng khoán người ta thường áp dụng một số phương pháp tính giá trị chứng khoán để làm cơ sở cho quyết định đầu tư của mình. Các phương pháp đó bao gồm: phương pháp chiết khầu dòng tiền (Phương pháp chiết khấu dòng tiền có nguyên lý cơ bản: giá trị một tài sản phải bằng với những gì nhận được từ tài sản đó trong tương lai. Có nghĩa là chúng ta phải dự đoán tài sản đó tạo ra được dòng tiền bao nhiêu trong tương lai. Vì doanh nghiệp luôn được kỳ vọng sẽ tồn tại mãi mãi, hay ít ra cũng không thể xác định thời điểm doanh nghiệp sẽ đóng cửa, nên dòng tiền này được dự tính cho đến vĩnh viễn); phương pháp so sánh (Xác định giá bằng phương pháp so sánh dễ dàng hơn chiết khấu nhiều. Nguyên tắc cơ bản là xác định một hệ số có thể phản ánh tính đắt/rẻ của cổ phiếu, sau đó dùng hệ số bình quân của ngành hoặc doanh nghiệp có nhiều điểm tương đồng để áp vào doanh nghiệp cần định giá và làm một phép tính nhân đơn giản với chỉ tiêu tương ứng để tìm ra giá cổ phiếu. Thông dụng nhất là hệ số P/E ngành x EPS (thị giá/giá trị lợi nhuận của cổ phiếu), ngoài ra còn có P/BV (giá/giá trị sổ sách cổ phần), P/S (thị giá/doanh số). Phương pháp này so sánh doanh nghiệp cần định giá với các doanh nghiệp tương tự với bình quân ngành, nên chứa đựng nhiều yếu tố tâm lý thị trường) và một số phương pháp khác. Xem tại: http://www.vse.vn/phan_tich_co_ban/661-dinh_gia_co_phieu.html.
(20) Xem Khoản 2, Điều 4, Luật Chứng khoán 2006.
(21) Ví dụ như Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán (tiếp theo gọi là Thông tư 09/2010/TT-BTC).
(22) Bùi Thị Thanh Hương (2009), Giáo trình Môi giới và Tư vấn đầu tư chứng khoán, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội, tr. 30-34.
     
Nguồn: Tạp chí nghiên cứu lập pháp