Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

BÁO CÁO 2010 CỦA CÁC THAM TÁN THƯƠNG MẠI EU VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM (Xuất bản năm 2011)

1. TỔNG QUAN CHUNG
THÀNH TỰU KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009 VÀ QUÝ I NĂM 2010
Giới thiệu
Năm 2009, Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc khắc phục những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động tiêu cực của khủng hoảng mặc dù đã được giảm thiểu một phần bởi sự can thiệp thích hợp của Chính phủ, sẽ còn tiếp tục diễn ra vào năm 2010. Sự bất cân đối của tài khoản quốc gia, lạm phát tái diễn, và thâm hụt thương mại lớn là những thách thức lớn mà đất nước phải đối mặt trong năm 2009 và đầu năm 2010. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ những điểm yếu của nền kinh tế và nhu cầu tái cấu trúc nhanh tạo ra sự tăng trưởng bền vững và nâng cao tính cạnh tranh. Sự cải tiến có thể được nhìn thấy trong các ngành công nghiệp và khu vực nhưng cải cách trên diện rộng của nền kinh tế, có sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước (SOEs), chưa diễn ra như mong đợi.
Tăng trưởng
Suy thoái kinh tế toàn cầu tác động tới Việt Nam muộn hơn so với các nước khác trong khu vực. Mặc dù chính phủ đã có chính sách hạn chế ảnh hưởng, tuy nhiên, tác động này vẫn rất lớn và nhiều ý kiến cho rằng ảnh hưởng sẽ còn kéo dài hơn nữa. Chính phủ đã có những đóng góp rất lớn cho tăng trưởng GDP đạt mức 5,32% thông qua việc áp dụng các biện pháp chi tiêu công và biện pháp kích cầu mạnh mẽ. Kết quả này, mặc dù thấp hơn 0,86% so với năm 2008 nhưng vẫn giúp Việt Nam lọt vào danh sách những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Xu hướng của năm 2009 đã nối tiếp sang Quý 1 năm 2010, với mức tăng trưởng 5,83% mặc dù có gián đoạn sản suất công nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán.
Năm 2009, lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng đạt mức 6,63% trở thành ngành dẫn đầu của nền kinh tế trong khi sản xuất và chế biến lâm-thủy sản tăng trưởng lần lượt đạt 5,52% và 1,83%. Trong lĩnh vực sản xuất, sản xuất công nghiệp bị tác động mạnh mẽ do sự sụt giảm nhu cầu bên ngoài, trong khi đó lĩnh vực xây dựng lại tăng trưởng đạt 11,4%, bởi cho vay nhiều hơn, chi phí giảm và có nhiều dự án của Chính phủ về cơ sở hạ tầng. Khu vực dịch vụ đã phục hồi vào cuối năm 2009 sau khi phát triển chậm chạp hồi đầu năm do sự bất ổn định của tiêu dùng trong và ngoài nước. Ưu thế của khu vực dịch vụ và sản xuất vẫn giữ vững trong Quý 1 năm 2010, với mức tăng trưởng của dịch vụ là 6,64%, sản xuất 5,65% và chế biến lâm-thủy sản 3,45%.

Trong bối cảnh sụt giảm toàn cầu về thương mại và xuất khẩu, quyết định tiên phong của Chính phủ là đưa ra gói kích cầu, tổng 8 tỷ USD, cùng với việc nới lỏng chính sách tiền tệ là rất cần thiết để khởi động sự phục hồi đáng kể cho khu vực sản xuất (5,65% trong Quý l năm 2010, từ 5,52% trong Quý 4 năm 2009, 4,5% trong Quý 3 và 3,9% trong Quý 2, trên cơ sở cộng dồn) và tạo ra sự thúc đẩy đối với nền kinh tế và thị trường lao động (thành lập 76.400 doanh nghiệp mới, 1,5 triệu việc làm mới). Tuy nhiên, sự dịch chuyển không phải là không có rủi ro, trong khi doanh số bán lẻ đối với hàng hóa và dịch vụ tăng khoảng 18,6% cho cả năm, hai lĩnh vực này cũng đã đóng góp cho (i) gia tăng đáng kể đối với nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng (tăng tới 9,9% trong Quý 1 năm 2010 so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 8,7% cho cả năm 2009), vì vậy, làm tăng thâm hụt thương mại (xem bên dưới) và (ii) tái xuất hiện lạm phát.
Lạm phát
Trong khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của năm 2009 cuối cùng cũng bớt căng thẳng, tăng 6,52% (dưới mức mục tiêu 10% của Quốc hội (NA) , Quý l năm 2010 lại chứng kiến mức tăng 9,46% so với cùng kỳ năm ngoái và trong tháng 5, Chính phủ tăng mục tiêu từ 7% lên 8% cho năm 2010. Đây là một đòn giáng xuống một bộ phận dân số nghèo và gây ra sự nghi ngờ về khả năng của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát.
Trong khi không có thêm gói kích cầu nào từ phía Chính phủ, lạm phát dường như tăng lên, do áp lực đáng kể từ rất nhiều nguồn, trong số đó có: mất giá tiền đồng, tăng giá bán lẻ điện, dự kiến điều chỉnh mức lương tối thiểu và tăng cung tiền (xem bên dưới).
XEM TOÀN VĂN BÁO CÁO TẠI ĐÂY
Nguồn: CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ CÔNG THƯƠNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét