Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

Về sửa đổi bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ

Hoạt động thông tin tín dụng cũng đã có hiện tượng dịch vụ cò mồi trong tín dụng rất phức tạp, thậm chí dẫn đến tiêu cực, lừa gạt lẫn nhau, gây thiệt hại cho người dân thiếu thông tin hoặc bị nhiễu thông tin về tín dụng.
Riêng ở mục số 7 về “di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” đưa vào Phụ lục III mới này có vẻ thừa, vì đã có qui định ở Phụ lục I vNền kinh tế VN đang tiến dần đến hoàn thiện theo cơ chế thị trường sau khi VN trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hội nhập sâu vào khu vực ASEAN, khu vực Châu Á Thái Bình Dương và toàn thế giới. Tình hình phát triển kinh tế nước nhà hiện nay là ấn tượng, có bước đột phá và phát triển trên nhiều mặt, đa dạng nhiều ngành nghề, nhiều mặt hàng hóa, dịch vụ cả trong thị trường nội địa và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Nhu cầu đồng bộ giữa các văn bản pháp luật trong nước và yêu cầu phù hợp với các Hiệp định thương mại với các nước, các qui định của WTO và cả tập quán thương mại quốc tế là rất cần thiết. Và với việc bùng nổ các ngành hàng, dịch vụ mới trong thời buổi hội nhập cũng đã và đang thúc đẩy cơ quan lập pháp là quốc hội và chính phủ nước ta phải tăng tốc trong soạn thảo, ban hành các bộ luật điều chỉnh, cùng các văn bản pháp qui hướng dẫn dưới luật.
Cho nên theo tôi, việc Bộ Công thương, vào thời điểm hiện nay, tiến hành tham mưu cho chính phủ để sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP là phù hợp với thực tiễn vì đã có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt xuất hiện trong thực tế thị trường mà luật pháp nhà nước cần sớm điều chỉnh để ổn định phát triển thị trường. Theo dự thảo thứ II về nghị định 59/2006/NĐ-CP của Bộ công thương soạn thảo, mà chủ yếu là thay đổi 3 phụ lục về hàng hóa, dịch vụ cần kinh doanh; hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện để phù hợp với thực tiễn thị trường, đồng bộ với các văn bản luật chuyên ngành khác, phù hợp với các hiệp ước quốc tế mà VN tham gia, kể cả tập quán quốc tế trong hội nhập, với nguyên tắc “ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành và điều ước quốc tế” trong quan hệ điều chỉnh của Luật Thương mại VN.
Theo tôi, quan điểm trong soạn thảo dự thảo 02 của Bộ Công thương là đúng đắn và kịp thời. Nhìn tổng thể, các mặt hàng, dịch vụ đưa vào thêm và đưa ra khỏi ba phụ lục I (cấm kinh doanh), phụ lục II (hạn chế kinh doanh) và Phụ lục III (kinh doanh có điều kiện) cơ bản là phù hợp với bối cảnh xã hội và nên kinh tế hàng hóa hiện nay ở nước ta, kể cả đã thể hiện đồng bộ với các bộ luật, văn bản luật chuyên ngành khác.
Ở đây, tôi chỉ xin góp mấy ý kiến khiêm tốn bổ sung sửa đổi nghị định 59/2006/NĐ-CP như sau:1. Theo tôi, ngoài việc bổ sung sửa đổi các phụ lục về danh mục hàng hóa, dịch vụ, cần phải sửa đổi các cụm từ ngay trong nghị định như:- Ở điều 4 khoản 2: nên thay cụm từ “Bộ Thương mại” thành “Bộ Công thương”. Việc thay đổi này cũng áp dụng tương tự ở Điều 6 khoản 2 để thay cụm từ “Bộ công nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại” thành “Bộ Công thương” để phù hợp với thực tế nhập 2 bộ hiện nay.- Tương tự thay đổi ở Điều 7 khoản 2 từ cụm từ “Bộ Thương mại” thành cụm từ “Bộ Công thương”.2. Ở Điều 2 dự thảo số 02 về hiệu lực thi hành, thay vì ghi: “Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày...” thì nên ghi “Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo” cho phù hợp với tập quán ban hành và áp dụng luật pháp nói chung.
3. Về góp ý kiến cụ thể cho các phụ lục danh mục hàng hóa, dịch vụ thay đổi, bổ sung:a. Ở Phụ lục I dự thảo về “danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh”, so Phụ lục cũ, thì có 17 loại hàng hóa và 5 loại dịch vụ cấm kinh doanh được duy trì ở dự thảo mới, chỉ loại bỏ ra loại hàng hóa “Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng,...” chuyển sang Phụ lục II mới về “danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh” (ở mục thứ 8), có bổ sung thêm nội dung: “không có trong doanh mục được phép sử dụng của bộ y tế nhưng có trong danh mục cho phép sử dụng của quốc tế”, theo tôi, là phù hợp với điều ước quốc tế về việc hội nhập toàn cầu của Việt Nam. Trong khi đó, ở Phụ lục I dự thảo mới về việc cấm kinh doanh có đưa thêm các danh mục mới như: Thiết bị gây nhiễu thông tin di động tế bào (số 3); đèn trời (số 4); Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử văn hóa (số 8), Hóa chất độc, tiền chất (số 10); Thuốc lá điếu, xì gà và các loại thuốc là thành phẩm khác nhập lậu (số 11); các loại mỹ phẩm chưa được công bố với cơ quan có thẩm quyền (số 23); hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản (số 6); dịch vụ tập luyện, tổ chức thi đấu các môn thể thao gây thiệt hại sức khỏe, tính mạng con người (số 8), hoạt động khám chữa bệnh chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép (số 10) và cả các danh mục hàng hóa, dịch vụ tuy duy trì theo Phụ lục I cũ, nhưng có bổ sung thêm các nội dung mới, có tính cụ thể hóa thêm cho dễ xử lý khi có vi phạm như ở mục số 14 mới về phân bón; mục 15 mới về giống cây trồng; mục 16 mới về giống vật nuôi; mục 19 mới về phế liệu nhập khẩu, máy móc, thiết bị. Tất cả danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm được bổ sung mới, hoặc duy trì theo qui định cũ nhưng có bổ sung mới, cụ thể hóa rõ ràng, tôi đều tán đồng.
Riêng tôi băn khoăn 2 danh mục: 1. Về cấm kinh doanh thuốc lá điều, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm nhập lậu (ở mục số 11 dự thảo mới) vì ở đây có sự đồng hóa không phù hợp giữa mặt hàng và hành vi nhập lậu, không phù hợp với nguyên tắc hành xử của WTO. Vì hành vi nhập lậu trốn thuế hoặc buôn lậu là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự, phải được xét xử riêng. Còn mặt hàng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá thành phẩm có quyền được lưu thông bình thường khi cơ quan nhà nước chưa phát hiện và xác định được hành vi nhập lậu. Theo tôi, nên đưa mặt hàng này sang Phụ lục III mới về kinh doanh có điều kiện (chẳng hạn như công ty du lịch có quyền nhập khẩu) và tách bỏ cụm từ nhập lậu.
2. Về cấm “hoạt động quảng cáo đối với các sản phẩm thay thế sữa mẹ dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi”, theo tôi là không phù hợp, vì hiện nay có nhiều bà mẹ sau khi sinh, bị tắt sữa do thể trạng không khỏe mạnh, thậm chí do bệnh hoạn hoặc do nhu cầu chính đáng cần phải giữ thể hình cân đối, giữ eo thẩm mỹ để duy trì sắc đẹp, bảo vệ hạnh phúc gia đình, thì cần phải có sản phẩm sữa khác thay thế sữa mẹ. Nếu cấm quảng cáo, thì phụ nữ có thông tin đâu để tìm ra loại sữa thay thế sữa mẹ, khi người mẹ bị khô sữa ngay sau sinh nở. Nên chăng đưa loại dịch vụ này sang Phụ lục III mới về kinh doanh có điều kiện, đảm bảo quảng cáo trung thực, lành mạnh, chống quảng cáo lừa phỉnh, gian dối gây thiệt hại cho trẻ em.
b. Ở phụ lục II dự thảo về “danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh”: ngoài việc duy trì hầu hết các mục hàng hóa dịch vụ của phụ lục II cũ. dự thảo chuyển loại hàng hóa cấm kinh doanh theo Phụ lục I cũ sang hàng hóa hạn chế kinh doanh (mục số 8: về phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến,...) và bổ sung thêm 3 danh mục dịch vụ hạn chế kinh doanh mới; dịch vụ tổ chức luyện tập, thi đấu thể thao mạo hiểm (số 2); dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (số 3) và dịch vụ phá dỡ tàu biển; theo tôi, là khá phù hợp và thỏa đáng.
Nhưng, nên chăng đưa danh mục “dịch vụ phá dỡ tàu biển” sang Phụ lục III dự thảo mới về “dịch vụ kinh doanh có điều kiện”, vì VN vốn là nước có bờ biển trên 2500km, yêu cầu phát triển ngành tàu biển và đóng tàu, sửa chữa tàu biển nội địa và tàu biển quốc tế là rất lớn cho sự nghiệp phát triển đất nước, mà nếu có chiến lược thu hút đầu tư trong và ngoài nước tốt, thì ngành vận tải tàu biển (bao gồm có đóng tàu, phá dỡ tàu biển, sửa chữa tàu biển) sẽ trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Như vậy không nên hạn chế dịch vụ kinh doanh phá dỡ tàu biển, mà cần khuyến khích phát triển, nhưng phải có điều kiện kỹ thuật cần thiết để hành nghề mà thôi.
c. Ở Phụ lục III dự thảo mới về “danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện”Ở mục I “về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh”: Ngoài nhiều mục hàng hóa, dịch vụ được duy trì theo Phụ lục III cũ, đã có thêm khá nhiều mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện được mở rộng, cụ thể hóa hơn và điều chỉnh tốt hơn, đầy đủ hơn đối với những mặt hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh trong thời gian gần đây trong nền kinh tế đất nước ta, như: khí dầu mỏ hóa lỏng (mục số 2), nguyên liệu thuốc lá (mục số 3), hóa chất công nghiệp nguy hiểm (mục số 4), Máy hủy tiền, cửa kho tiền, giấy in tiền, máy ép phôi chống giả và phôi chống giả đề sử dụng cho tiền, máy in tiền, máy đúc, đập trên kim loại (ở các mục số 9,10,11,12,13,14) để phòng ngừa, chống in tiền giả là rất cần thiết. Về dịch vụ phải có điêu kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện theo dự thảo, ngoài việc duy trì áp dụng cho một số loại hàng hóa đã có theo qui định Phụ lục III cũ, dự thảo cũng bổ sung phù hợp đối với nhiều dịch vụ mới như: hoạt động chế tạo trang thiết bị y tế trong nước (mục số 3), hoạt động kinh doanh xổ số (số 20), các dịch vụ về bưu chính; phát, truyền tải điện; biểu diễn nghệ thuật; vận tải đa phương thức; thiết kế phương tiện vận tải hàng không, bào hiểm (từ mụ số 10 đến mục số 18); dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp (mục số 21), dịch vụ pháp lý (mục 23); dịch vụ công chứng (mục 27); hoạt động casino, trò chơi điện tử có thưởng (số 30), dịch vụ lữ hành quốc tế (số 31); dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng (số 32), dịch vụ nhận chi trả ngoại tệ, đại lý đổi ngoại tệ (số 33); hoạt động thông tin tín dụng (số 34).Theo tôi, các dịch vụ về ngoại hối và đại lý thu đổi ngoại tệ đưa vào danh mục các dịch vụ có điều kiện, cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là phù hợp, nhưng trong thực hiện nên có cơ chế thoáng để mở rộng diện đối tượng được quyền kinh doanh để khắc phục tình trạng nhiều tiệm vàng làm dịch vụ chui về thu đổi ngoại tệ, và chuyển trả ngoại tệ trong ngoài nước lâu nay; trốn thuế nhà nước rất dữ.
Hoạt động thông tin tín dụng cũng đã có hiện tượng dịch vụ cò mồi trong tín dụng rất phức tạp, thậm chí dẫn đến tiêu cực, lừa gạt lẫn nhau, gây thiệt hại cho người dân thiếu thông tin hoặc bị nhiễu thông tin về tín dụng.
Riêng ở mục số 7 về “di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” đưa vào Phụ lục III mới này có vẻ thừa, vì đã có qui định ở Phụ lục I về cấm kinh doanh (ở mục số 8) rồi.
Ở mục 2 Phụ lục III dự thảo mới về “hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh”: về hàng hóa duy trì gần như toàn bộ các mặt hàng kinh doanh phải có điều kiện ở phụ lục III cũ, chỉ thêm vào mặt hàng “mũ bảo hiểm cho người đi môtô, vận xe máy” là phù hợp và khá đầy đủ. Riêng phần dịch vụ, thì có nhiều loại hình dịch vụ mới trong thực tiễn phát sinh của nền kinh tế được bổ sung như: thẩm định báo cáo đánh giá tác động MT (mục số 21), dịch vụ kiểm định các loại máy, thiết bị... (mục số 22), đăng kiểm tàu biển (mục số 37), đại lý làm thủ tục hải quan (mục số 38); dịch vụ đóng mới, sửa chữa tàu biển (mục 36), bán đấu giá tài sản (mục 44).Riêng mục số 45 về “Hoạt động sản xuất mỹ phẩm trong nước” không nên đưa vào phần dịch vụ, vì đây là loại sản xuất hàng hóa.
Nói chung, các hạng mục hàng hóa, dịch vụ được sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP theo dự thảo số 2 mới hầu hết là phù hợp và khá đồng bộ với các văn bản luật và pháp qui dưới luật của các chuyên ngành, hạn chế thấp nhất việc chồng chéo, giẫm chân nhau giữa các văn bản pháp luật liên quan. Cho nên, theo tôi, việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP bằng các phụ lục I, phụ lục II, phụ lục III mới vào thời điểm hiện nay là phù hợp, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đang tiếp tục phát triển đa dạng, phong phú của nền kinh tế thị trường nước ta vậy.
(Theo hcmcbar)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét