Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Phá giá tiền tệ, hiểu như thế nào cho đúng?

Thông thường, phá giá là 1 công cụ được các Chính phủ có chính sách kinh tế kém hiệu quả sử dụng.
Đoạn mở đầu của bài báo trên Bloomberg về động thái can thiệp vào thị trường tiền tệ của Venezuela là ví dụ cơ bản của câu trả lời cho câu hỏi thực sự thì phá giá tiền tệ có nghĩa là gì:
“Người Venezuela xếp hàng dài để mua vé máy bay và tivi trong nỗ lực bảo vệ bản thân trước các đợt tăng giá sau khi vị Tổng thống đang ốm đau Hugo Chavez hạ giá đồng bolivar lần thứ 5 trong vòng 9 năm”.
Với tỷ lệ phá giá 32%, tỷ giá chính thức giảm từ mức 4,3 bolivar/USD xuống còn 6,3 bolivar/USD. Như vậy, hàng hóa nước ngoài sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Nói theo cách khác, phá giá cũng khiến chất lượng cuộc sống bị giảm sút.
Thông thường, phá giá là 1 công cụ được các Chính phủ có chính sách kinh tế kém hiệu quả sử dụng. Kể cả trước khi phá giá đồng bolivar, tỷ lệ lạm phát của Venezuela cũng đã lên tới 22%. Đôi khi, các quốc gia bị mắc kẹt trong vòng tròn luẩn quẩn. Tỷ lệ lạm phát cao khiến xuất khẩu kém cạnh tranh trong khi chính điều này lại thôi thúc các nước phá giá đồng nội tệ. Rốt cuộc thì đồng nội tệ yếu hơn chỉ khiến lạm phát tăng lên chứ không thể hỗ trợ cho xuất khẩu.
Thông thường, lợi thế cạnh tranh chỉ phục hồi khi chi phí tiền lương thực sự giảm xuống. Điều này có thể đạt được bằng cách giảm lương danh nghĩa trong khi tỷ giá không đổi (kế hoạch A) hoặc mức giảm lương được điều chỉnh theo hiệu ứng lạm phát từ đồng nội tệ giảm giá (kế hoạch B).
Các Ngân hàng Trung ương được mệnh danh là “vệ sĩ” bảo vệ đồng nội tệ và thường ưa chuộng kế hoạch A hơn so với kế hoạch B. Ngày nay, có vẻ như các Ngân hàng Trung ương đã có cái nhìn dễ dãi hơn về xu hướng giảm giá tiền tệ. Hãy nhìn lại kết luận được nhóm G7 đưa ra khi nhận định về diễn biến của đồng yên Nhật Bản:
Chúng tôi, các lãnh đạo của nhóm G7, một lần nữa cam kết để cho tỷ giá được quyết định bởi thị trường và sẽ bàn bạc kỹ lưỡng về các động thái trên thị trường ngoại tệ. Chúng tôi tái khẳng định rằng chính sách tiền tệ và tài khóa đang và sẽ được định hướng theo các mục tiêu trong nước, không nhằm vào tỷ giá. Chúng tôi đồng ý rằng các diễn biến lộn xộn và dễ thay đổi có thể tạo nên những tác động tiêu cực đối với sự ổn định của nền kinh tế và thị trường tài chính. Chúng tôi sẽ theo dõi sát thị trường ngoại tệ và hợp tác thích đáng.
Tất nhiên, mục tiêu trong nước của Nhật Bản là khiến tỷ lệ lạm phát tăng lên trong khi lãi suất thực giảm xuống. Với lãi suất hiện đang ở mức 0% và truyền thống sử dụng các gói kích thích tài khóa (khiến tỷ lệ nợ/GDP lên tới 200%), đồng yên yếu đi có thể là cách tốt nhất để tăng tỷ lệ lạm phát.
Trong khi đó, dường như các Chính phủ khác không quan tâm đến xu hướng giảm giá của đồng yên, miễn là đồng tiền này không giảm giá quá nhanh và người Nhật không tuyên bố rằng họ đang cố làm đồng yên yếu đi. Giống như Chris Turner, trưởng bộ phận giao dịch ngoại hối tại ING, đã nói: Phá giá đồng tiền cũng tốt thôi, chỉ cần không bàn luận về nó.
(Theo The Economist)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét