Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Những mảng sáng tối của tài chính thế giới năm 2010

1.Khủng hoảng nợ châu Âu
Không ai nghĩ rằng, khủng hoảng nợ châu Âu trở thành vấn đề nóng hổi xuyên suốt cả năm 2010, khủng hoảng nợ xuất phát từ khủng hoảng nợ Hy Lạp vào cuối năm ngoái và bắt đầu bùng nổ ở đầu năm nay, buộc EU phải liên kết với Tổ chức tiền tệ Quốc tế (IMF) thiết lập quỹ cố định với tổng giá trị 750 tỷ Euro nhằm kiểm soát tình hình. Trung Quốc cũng ra tay “trợ giúp tư pháp” trái phiếu chính phủ Hy Lạp. Tuy nhiên, khi Hy Lạp được thở phào thì Ireland cũng bắt đầu bùng nổ khủng hoảng trong quý IV rồi tiếp đến là những lo ngại thị trường về Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Khủng hoảng nợ cho thấy rõ vấn đề sâu sa của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), tổn thương đến niềm tin của thị trường đối với đồng Euro. Làm thế nào để hóa giải những mâu thuẫn trong chính sách tiền tệ thống nhất và chính sách tài chính độc lập đã trở thành lo ngại lớn nhất mà khu vực Eurozone vấp phải kể từ khi thành lập.
2. Cải cách của Ngân hàng Thế giới và IMF
Tháng 4, trong tiến trình cải cách Ngân hàng Thế giới, các nước phát triển đã chuyển 3,13% quyền cổ phiếu sang các nước đang phát triển, Trung Quốc trở thành nước cổ đông lớn thứ 3 trên Thế giới chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.
Tháng 10, IMF quyết định chuyển dịch hơn 6% phân ngạch sang các nước chưa đủ khả năng đại diện trong đó bao gồm các quốc gia mới nổi. Phân ngạch của Trung Quốc vượt qua các nước Đức, Anh, Pháp; chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản.
Do các nền kinh tế mới nổi phát triển mạnh, trở thành kiến trúc thượng tầng trong cơ cấu quản lý kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới và IMF đã không thể phản ánh chính xác nền tảng kinh tế Toàn cầu mang giá trị căn bản của nó. Do đó, việc cải cách của hai cơ quan này là đương nhiên và tất phải tiến hành. Nhưng đối với Trung Quốc mà nói, không thể đánh đồng một cách đơn giản giữa quyền bỏ phiếu, quyền lên tiếng và tầm ảnh hưởng. Làm thế nào để sử dụng quyền bỏ phiếu, nâng cao tiếng nói và phát huy tầm ảnh hưởng không chỉ dựa vào kỹ năng cứng mà càng phải dựa vào kỹ năng mềm.
3. Tổng lượng kinh tế Trung Quốc nâng lên vị trí thứ II toàn cầu
GDP của Trung Quốc trong quý II bắt đầu vượt qua Nhật Bản. Năm 1968, sau 23 năm phát triển sau chiến tranh, Nhật Bản đã vượt qua Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Đến năm 2010, sau 32 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc lại vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Chỉ trong hơn 30 năm ngắn ngủi, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc. Tuy nhiên vẫn cần cảnh giác đó là sức cạnh tranh nền kinh tế của Trung Quốc không thể khách quan giống như trong danh sách xếp hạng GDP, bởi GDP thống kê của Trung Quốc vẫn còn những điểm yếu, không thể phản ánh chân thực sức cạnh tranh của nền kinh tế tổng thể, trong đó gồm sự đổi mới khoa học kỹ thuật, trật tự thị trường, khả năng sản xuất của các doanh nghiệp, môi trường pháp lý. Hơn nữa, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn chưa bằng 1/5 của Nhật Bản.
Việc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu càng cho thấy rõ tính bức thiết và tất yếu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Trung Quốc.
4. Giám sát tài chính
Là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lần này. Mỹ đã đi trước trong việc thực hiện giám sát tài chính. Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Obama đã ký dự án luật cải cách giám sát tài chính. Tháng 9, EU đã đạt được dự án luật cải cách tài chính khắp châu Âu.
Thành quả nỗ lực tiến hành tăng cường an ninh tài chính trên toàn thế giới là việc ra đời của “hiệp định Basel III” vào tháng 9, tỷ lệ bổ sung vốn tư bản cấp I tối thiểu của các ngân hàng thương mại toàn cầu sẽ tăng từ 4% lên đến 6%.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, việc giám sát tài chính năm nay chỉ là khuôn khổ, chưa có nội dung cốt. Đồng thời, cùng với phục hồi ổn định của hệ thống tài chính, phản ứng ngược trở lại của thị trường đối với việc giám sát ngày càng tăng, nhóm vận động hành lang đang cơ đồ làm giảm mật độ giám sát. Việc giám sát của chính phủ và đổi mới thị trường là cặp song sinh, bất kỳ bên nào mạnh quá cũng đều gây bất lợi nền kinh tế chung, do đó, “cuộc chơi cân bằng”vẫn sẽ tiếp tục.
5. Cuộc chiến tỷ giá
Bộ trưởng Tài chính Brazil tháng 9 vừa qua đã đưa ra một từ “chiến tranh tỷ giá”. Mặc dù cụm từ này có sức ảnh hưởng trên truyền thông nhưng lại không nhận được sự công nhận của lãnh đạo các nền kinh tế chủ yếu, nhưng lại phác họa ra hiện thực chính sách vĩ mô của các nước thời kỳ hậu khủng hoảng đã ảnh hưởng đến toàn cầu.
Đồng tiền đô la Mỹ suy giảm khiến tiền tệ các quốc gia như Nhật Bản, Brazil và Hàn Quốc cứ liên tiếp tăng giá, xuất khẩu vấp phải nhiều tác động mạnh, và thu hút “đồng tiền nóng quốc tế” chảy vào. Những quốc gia này đã buộc phải cho ra nhiều chính sách can thiệp tỷ giá trong thời gian ngắn. Đồng thời, những tác động đối với chính sách tỷ giá của Trung Quốc cũng cấu thành nên bộ phận của “chiến tranh tỷ giá”.
Thực chất, trong bối cảnh phục hồi kinh tế toàn cầu chưa cân bằng, xuất hiện những cạnh tranh, tranh chấp tỷ giá khó tránh khỏi. Thật may mắn, các bên đều nhận thấy nền kinh tế toàn cầu không phải là một trò chơi có tổng bằng không, từng bước thúc đẩu phục hồi kinh tế Toàn cầu có lẽ sẽ là biện pháp tốt nhất để xóa bỏ những rủi ro “chiến tranh tỷ giá”.
6. Chính sách tiền tệ nới lỏng định lượng lần hai của Mỹ
6 tháng đầu năm nay, kinh tế Mỹ vẫn duy trì xu hướng phục hồi mạnh, nhưng giữa cuối năm tốc độ phục hồi bỗng nhiên chậm lại, cộng thêm tỷ lệ thất nghiệp không ngừng tăng cao, rủi ro giảm phát ngày càng lờ mờ, tháng 11 vừa qua, FED đã đưa ra chính sách tiền tệ nới lỏng định lượng lần 2.
Khách quan cho thấy, định vị chức năng của FED là phải có trách nhiệm đối với kinh tế Mỹ. Do tình hình kinh tế trong nước nhiều biến động như tỷ lệ thất nghiệp cao, phục hồi yếu kém, lạm phát thấp, nên chính sách nới lỏng định lượng có tính hợp lý của nó. Tuy nhiên, biện pháp lần này có tác dụng phụ rất lớn đối với toàn cầu: có thể làm xoay chuyển thị trường tài chính Toàn cầu, tăng thêm dự báo giảm tỷ giá của đồng đô la Mỹ, dẫn tới những đồng tiền nóng chảy vào các nền kinh tế mới nổi.
Căn nguyên xuất hiện mâu thuẫn như vậy là do đồng đô la Mỹ vừa là tiền tệ của Mỹ, vừa là tiền tệ của thế giới khi hai thân phận này xảy ra va chạm, thì có lẽ điều cần được phản ảnh nhiều hơn nên là những thiếu sót trong hệ thống tiền tệ quốc tệ hiện hành.
7. Lạm phát của nền kinh tế mới nổi ngày càng nguy cấp
Tình trạng kinh tế toàn cầu năm nay quá nóng quá lạnh cùng tồn tại song song. Đối với các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, mặc dù không thể nói là sự nguy hiểm của tình trạng giảm phát, nhưng chỉ còn một ranh giới rất nhỏ là dẫn tới mối đe dọa của lạm phát. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế mới nổi, mối đe dọa của lạm phát thì lại giảm xuống.
Tỷ lệ lạm phát năm nay của Trung Quốc, Hàn Quốc, Brazil, Ấn Độ đều vượt qua mức tối thiểu mà chính phủ các nước đặt ra. Chuyển hướng chính sách tiền tệ đã trở thành sự lựa chọn chung của các quốc gia này.
Không ngoại lệ, hiện nay các quốc gia xuất hiện nguy cơ lạm phát đều cho rằng lạm phát sang năm có thể được khống chế. Tuy nhiên, các biện pháp điều chính vĩ mô để đối phó với lạm phát thì lại mang đến những nhân tố mới không xác định: nếu thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng không đủ để khống chế xu hướng lạm phát, nếu cường độ thắt chặt quá lớn thì có thể dẫn đến rủi ro suy thoái lần hai.
8. Giá cả các mặt hàng tăng trở lại
Trong năm nay, giá cả các mặt hàng tăng trở lại, đặc biệt là kể từ tháng 8 trở đi cùng với giá cả tài sản rủi ro tăng, xu hướng tăng của các mặt hàng cũng lạc quan hơn. Biên độ tăng giá dầu toàn cầu vượt mức 20%, giá vàng vượt mức 25%, mặt hàng bông vải sợi thì tăng một cách chóng mặt vượt mức 100%, giá lương thực thế giới theo dự báo cũng sẽ vượt mức kỷ lục ở cuối năm 2010.
Dự báo đi xuống của đồng đô la Mỹ, tính thanh khoản tràn lan, nhu cầu tăng mạnh, giá thành tăng cao và yêu cầu ứng phó với lạm phát đều trở thành nguyên nhân khiến giá cả các mặt hàng tăng cao.
Tốc độ tăng nhanh chóng của giá cả các mặt hàng rất dễ khiến chúng ta liên tưởng đến tình hình trước khủng hoảng nợ thứ cấp năm 2007, năm 2008, khiến chúng ta lo lắng liệu thị trường hàng hóa cao cấp mới đã quá cảnh, điều này đối với việc phục hồi kinh tế Toàn cầu yếu kém tuyệt đối không phải là một thông tin tốt.
Nguồn: DDDN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét