Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA CHẾ ĐỊNH THẾ CHẤP QUYỀN ĐÒI NỢ THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

Ngày nay hợp đồng giao dịch bảo đảm có đối tượng là khoản tiền rất phổ biến. Thế chấp quyền đòi nợ với những ưu điểm không thể phủ nhận ngày càng được các bên lựa chọn trong các giao dịch thương mại, nhất là trong khuôn khổ các hợp  đồng tín dụng. Thế chấp khoản phải thu (doanh thu), thế chấp khoản cho vay, thế chấp tiền thuê nhà hay thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ L/C hàng xuất là một vài ví dụ về thế chấp quyền đòi nợ. Mặc dù ra đời từ khá sớm, song chế định pháp lý này vẫn còn ít nhiều xa lạ với không ít doanh nghiệp Việt Nam. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả
xin phác thảo các nét lớn của biện pháp giao dịch bảo đảm này, đồng thời chỉ ra một số điểm hạn chế của pháp luật thực định và đề xuất một số giải pháp thực tiễn cho doanh nghiệp.
1. Khái niệm quyền đòi nợ
Quyền đòi nợ là một dạng của quyền yêu cầu quy định  tại các điều từ Điều 309 đến Điều 314 của Bộ luật Dân sự. Quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản có đối tượng là một khoản nợ, tức là một khoản tiền. Quyền đòi nợ  được liệt kê tại Điều 322 của Bộ luật này như một trong số các quyền tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự1. Không chỉ là đối tượng của giao dịch bảo đảm, quyền đòi nợ còn được mua, bán theo quy định tại Điều 449 về mua bán quyền tài sản2
Pháp luật thực định không đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền đòi nợ. Trước  đây, Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê tài sản, hồ sơ cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao đã định nghĩa quyền đòi nợ theo hướng liệt kê gồm quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng vay, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ hoặc phát sinh từ các căn cứ hợp pháp khác 3. Song, danh sách này đã bị hủy bỏ bởi Thông tư số 05/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 16/02/2011 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản
thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
ĐỌC TOÀN VĂN BÀI VIẾT TẠI ĐÂY

Nguồn: Tạp chí Ngân hàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét