Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Người nước ngoài có được phép góp vốn vào Công ty trong nước?

Về nguyên tắc, người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam phải tuân thủ theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11.
Theo đó, người nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam bắt buộc phải có dự án đầu tư và phải làm thủ tục xin Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Điều luật này có thể đã làm nản lòng không ít Việt kiều về nước làm ăn nhưng "quên" không mang theo dự án. Có lẽ nhìn thấy được điều này nên mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cá nhân và công ty) mua lại phần vốn góp của các Công ty trong nước với những điều kiện hết sức dễ dàng. Chính sách này có hiệu lực kể từ ngày 15/08/2009.
Theo đó, người nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam bắt buộc phải có dự án đầu tư và phải làm thủ tục xin Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Điều luật này có thể đã làm nản lòng không ít Việt kiều về nước làm ăn nhưng "quên" không mang theo dự án. Có lẽ nhìn thấy được điều này nên mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cá nhân và công ty) mua lại phần vốn góp của các Công ty trong nước với những điều kiện hết sức dễ dàng. Chính sách này có hiệu lực kể từ ngày 15/08/2009.
Đối tượng nào được góp vốn, mua cổ phần?
Có 4 đối tượng được chấp nhận, bao gồm:
1. Công ty/Chi nhánh Công ty nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam
2. Công ty liên doanh tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài trên 49%
3. Quỹ đầu tư, Công ty chứng khoán có trên 49% vốn đầu tư nước ngoài
4. Cá nhân người nước ngoài cư trú hoặc không cư trú tại Việt Nam

Doanh nghiệp nào được chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài?
Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đều được phép, bao gồm:
1. Công ty cổ phần
2. Công ty TNHH (bao gồm cả Công ty TNHH 1 thành viên)
3. Công ty hợp danh
4. Doanh nghiệp tư nhân
5. Doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu

Điều kiện?
Cá nhân người nước ngoài chỉ cần có Hộ chiếu và mở tài khoản cá nhân tại một Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đối với người mua cổ phần hoặc nhận chuyển nhượng là Công ty nước ngoài thì chỉ cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc bất cứ giấy tờ gì chứng minh tư cách pháp lý của Công ty đó tại nước sở tại, cùng với việc mở riêng một tài khoản vốn đầu tư tại Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải mặc nhiên chấp nhận các điều kiện quy định trong Điều lệ công ty nếu các điều kiện đó không trái luật.

Thực hiện như thế nào?
Hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hoặc Hội đồng Quản trị (Công ty cổ phần) sẽ họp để thông qua phương án huy động vốn góp và tỷ lệ góp vốn của Nhà đầu tư nước ngoài. Riêng Công ty TNHH 1 thành viên và Doanh nghiệp tư nhân, nếu chuyển nhượng hoặc nhận thêm vốn góp thì cùng lúc làm thủ tục nhận vốn góp và chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần (nếu có đủ từ 3 thành viên trở lên).
Nhà đầu tư nước ngoài nếu mua cổ phần phổ thông của Công ty cổ phần trong 3 năm đầu thành lập thì có khả năng trở thành cổ đông sáng lập của Công ty sau khi được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Tuy nhiên, nếu Công ty cổ phần đó đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và trở thành Công ty đại chúng thì việc mua cổ phần sẽ phải áp dụng theo luật về chứng khoán

Ls Phan Ngiêm
0988 505 572

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét