Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán & sáp nhập (M&A)

1. Bộ luật Dân sự
Vấn đề hợp nhất và sáp nhập pháp nhân được quy định tại Điều 94 và 95 của Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó, các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới, hoặc một pháp nhân có thể sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa. các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt; các quyền và nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới. Tương tự như vậy đối với trường hợp sáp nhập thì sau khi sáp nhập, các pháp nhân được sáp nhập chấm dứt, đồng thời các quyền và nghĩa vụ dân sự của họ được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.
2. Luật Canh tranh:
a. Các quy định cơ bản về tập trung kinh tế.
Luật cạnh tranh được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2005. Cơ cấu pháp luật cạnh tranh gồm hai bộ phận là pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh. Các hành vi hạn chế cạnh tranh được điều chỉnh bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Theo Điều 16 Luật Cạnh tranh thì: "Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: (1) Sáp nhập doanh nghiệp; (2) Hợp nhất doanh nghiệp; (3) Mua lại doanh nghiệp; (4) Liên doanh giữa các doanh nghiệp; và (5) Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật”. Cụ thể hơn, Điều 17 Luật Cạnh tranh đã nêu ra khái niệm về sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp với tư cách là những hình thức tập trung kinh tế. Từ các quy định của Luật Cạnh tranh ta có thể thấy:
Thứ nhất về bản chất pháp lý, theo Luật Cạnh tranh 2004 thì mua lại doanh nghiệp là hình thức tập trung kinh tế bằng biện pháp thiết lập quan hệ sở hữu giữa doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại. Việc mua lại không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa hai doanh nghiệp nói trên. Sau khi mua lại, doanh nghiệp nắm quyền sở hữu có thể thực hiện việc sáp nhập hoặc không. Nếu thực hiện việc sáp nhập thì sự thống nhất về tổ chức là kết quả của hoạt động sáp nhập và việc mua lại chỉ là tiền đề để có được quyết định sáp nhập. Khi các doanh nghiệp tham gia đang hoạt động trên cùng một thị trường liên quan thì việc mua lại đã làm cho quan hệ cạnh tranh giữa họ không còn tồn tại. Theo Điều 35 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/09/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh thì các hình thức mua lại không bị coi là tập trung kinh tế là khi: "Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm… nếu doanh nghiệp mua lại không thực hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại, hoặc doanh nghiệp thực hiện quyền kiểm soát/chi phối nhưng chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại ". Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng đó phải gửi cho cơ quan quản lý cạnh tranh hồ sơ thông báo việc mua lại này. Thời hạn bán lại doanh nghiệp quy định tại Điều 35 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn theo kiến nghị của doanh nghiệp mua lại nếu doanh nghiệp chứng minh rằng họ đã không thể bán lại doanh nghiệp bị mua lại đó trong thời hạn 01 năm.
Thứ hai, về quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại. Điều 34 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định: quyền kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác “là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát”. So sánh với Luật Doanh nghiệp 2005 thì ta có thể nhận thấy Luật Doanh nghiệp không trực tiếp sử dụng thuật ngữ quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp khác mà sử dụng quan hệ mẹ - con giữa các công ty để thể hiện mối quan hệ sở hữu được xác lập từ việc mua lại hay góp vốn. Theo Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Về ý nghĩa pháp lý, quy định trong hai văn bản luật trên là tương đồng, nhưng xét về căn cứ xác định và giá trị ứng dụng lại có những điểm khác biệt đáng kể. Trong khi Luật Doanh nghiệp dựa trên mức vốn sở hữu hoặc giá trị quyền quyết định đến bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp, thì Luật Cạnh tranh đã quy đổi mức sở hữu thành giá trị của quyền biểu quyết trong bộ máy quản lý để xác định. Mặt khác, Luật Doanh nghiệp còn sử đụng quyền quyết định đến việc sửa đổi, bổ sung điều lệ làm một trong những trường hợp xác lập quan hệ mẹ - con, còn Luật Cạnh tranh lại sử dụng quyền chi phối các chính sách tài chính, hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại làm căn cứ.
b. Các ngưỡng gây hạn chế cạnh tranh:
Luật Cạnh tranh sử dụng thị phần làm cơ sở phân loại nhóm tập trung kinh tế và là tiêu chí duy nhất để xác định cách thức xử lý. Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định: "Thị phần của doanh nghiệp đôi với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hoá dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm ". Tiếp đó Luật Cạnh tranh cũng định nghĩa thị phần kết hợp là "tổng thị phân trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế".
Điều 18 Luật Cạnh tranh cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan. Ở trường hợp này, việc sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại đã hình thành một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp nắm giữ đa số thị phần trên thị trường liên quan và làm cho các doanh nghiệp còn lại chỉ là thiểu số trên thị trường, tạo nên sự thay đổi về cơ bản, đột ngột trong tương quan cạnh tranh và cấu trúc cạnh tranh trên thị trường. Do đó những trường hợp trên luôn bị xem là làm giảm, làm cản trở và sai lệch cạnh tranh một cách đáng kể. Tuy nhiên cũng có ngoại lệ, đó là khi sau khi tập trung kinh tế .vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật và có thể được xem xét miễn trừ:
(i) Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thế hoặc lâm vào tình trạng phá sản (thẩm quyền xem xét quyết định thuộc Bộ trưởng Bộ công thương).
(ii) Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ (do Thủ tướng Chính phủ quyết định)
Khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chỉ chiếm dưới 30% trên thị trường liên quan thì sự tập trung kinh tế chưa có khả năng tạo ra vị trí thống lĩnh cho doanh nghiệp hình thành sau khi tập trung. Lúc này, việc sáp nhập hợp nhất hay mua lại chỉ là các biện pháp cơ cấu lại kinh doanh hoặc đầu tư vốn bình thường nên chưa chứa đựng những nguy cơ đe dọa đến trật tự cạnh tranh của thị trường.
3. Luật Doanh nghiệp:
Với vai trò tổ chức và thiết lập mô hình hoạt động cho các loại hình doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Các quy định trong Luật Doanh nghiệp có thể được sử dụng làm căn cứ pháp lý để làm rõ khái niệm và phạm vi của các hoạt động tập trung kinh tế. Chẳng hạn để xác định khái niệm mua lại doanh nghiệp, khi thực thi cơ quan QLCT có thể dẫn chiếu tới Luật Doanh nghiệp. Vấn đề mấu chốt để xác định việc mua lại là quyền kiểm soát và chi phối doanh nghiệp bị mua lại, theo đó, nếu việc mua tài sản chưa đủ tạo nên quyền chi phối kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại thì chưa cấu thành hiện tượng tập trung kinh tế. Pháp luật cạnh tranh xác định hai trường hợp tạo nên quyền kiểm soát, chi phối doanh nghiệp khác (Điều 34 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP như đã trình bày ở phần trước). Tuy nhiên, để xác định như thế nào là đủ chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát thì lại cần dẫn chiếu đến những quy định tương ứng về việc quyết định những chính sách tài chính, kinh doanh trong pháp luật về doanh nghiệp. Tùy theo từng hình thức tổ chức doanh nghiệp mà mức vốn đủ để chi phối các vấn đề tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp là khác nhau. Như vậy, pháp luật về doanh nghiệp có vai trò làm rõ hơn những vấn đề mà luật Cạnh tranh chưa quy định chi tiết về các hành vi sáp nhập, hợp nhất và mua lại.
Các quy định liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh, tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn góp, mua bán cổ phần trong pháp luật về doanh nghiệp. Điều 44 quy định: trừ trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ, thành viên CT TNHH hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác như sau: (i) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện; (ii) Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán. Với nhiệm vụ bảo đảm quyền tự do kinh doanh và thiết lập trật tự trong việc thực hiện quyền kinh doanh, các chế định nói trên bảo đảm quyền quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh trên thị trường. Quan hệ giữa các thủ tục đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp được xác định như sau:
(i) Nếu việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại thuộc nhóm không chịu sự kiểm soát của Luật cạnh tranh thì chỉ phải làm các thủ tục về đăng ký kinh doanh, chuyển nhượng vốn, mua bán cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp mà không phải thực hiện bất cứ thủ tục gì tại cơ quan QLCT.
(ii) Nếu việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại thuộc nhóm phải thông báo (công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 300/0 đến 500/0 trên thị trường liên quan) thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan QLCT trước khi tiến hành sáp nhập, hợp nhất và mua lại. Sau khi được cơ quan QLCT trả lời bằng văn bản rằng hoạt động trên không thuộc trường hợp bị cấm thì doanh nghiệp mới được tiến hành các thủ tục sáp nhập, hợp nhất và mua lại .theo pháp luật doanh nghiệp (Khoản 3 Điều 152, Khoản 3 Điều 153 Luật Doanh nghiệp; Điều 20 và 24 Luật Cạnh tranh).
(iii) Nếu thuộc trường hợp bị cấm (công ty hợp nhất, công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường liên quan), đương nhiên không được tiến hành bất cứ thủ tục gì, trừ khi được miễn trừ ( Điều 152 và 153 Luật Doanh nghiệp; Điều 18 Luật Cạnh tranh).
Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp cũng có các quy định hỗ trợ cho quá trình kiểm soát tập trung kinh tế đối với hành vi sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp, như sau:
(i) Các quy định về nghĩa vụ thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn của công ty TNHH, thông báo tiến độ góp vốn cổ phần của công ty cổ phần (điều 39, 84 Luật doanh nghiệp).
(ii) Nghĩa vụ đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc có cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cố phần trở lên (điều 86 Luật doanh nghiệp). . .
(iii) Những quy định trên không chỉ tạo điều kiện cho việc quản lý doanh nghiệp mà còn có thể cung cấp nhiều thông tin cần thiết để xác minh hiện tượng tập trung kinh tế được thuận tiện, nhanh chóng.
4. Luật Đầu tư
Luật Đầu tư được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua vào ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 có một số nội dung liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp như:
Các quy định về hình thức đầu tư, Điều 21 Luật Đầu tư có quy định các hình thức đầu tư trực tiếp, trong đó có việc mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần cửa nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực ngành nghề do Chính phủ quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường (Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/09/2006 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư). Điều 25 cũng khẳng định điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật Đầu tư, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đối với những 'ngành nghề kinh doanh có điều kiện (như tài chính, ngân hàng, viễn thông, giáo dục …) thì nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên (Khoản 4 Điều 29).
Các quy định về thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thủ tục thẩm tra đầu tư được thiết kế để thực hiện vai trò quản lý nhà nước về đầu tư. Từ Điều 42 đến Điều 50 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định về việc đăng ký đầu tư và thẩm tra dự án đầu tư; Điều 56 quy định về Thủ tục đầu tư trực tiếp theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện dự án đầu tư.
Trong pháp luật đầu tư chỉ có một số quy định đề cập đến vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế dưới góc độ Luật Cạnh tranh: " Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam phải: . . . tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung tinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp… " (Khoản 2 Điều 10 Nghị định 108/2006/NĐ-CP) .
5. Luật Chứng khoán:
Luật Chứng khoán được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007. Luật Chứng khoán cũng có các điều khoản liên quan đến tập trung kinh tế thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Điều 29 quy định việc báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn: “1. Tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng phải báo cáo công ty đại chúng, ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán nới cổ phiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày trở thành cổ đông lớn … 4. Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng áp dựng đối với nhóm người có liên quan sở hữu từ năm phần trăm trở lên - số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành."
Điều 32 quy định về chào mua công khai, theo đó các tổ chức, cá nhân chào mua công khai số cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng phải gửi đăng ký chào mua đến ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Điều 69 quy định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được sự chấp thuận của ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
6. Luật các Tổ chức tín dụng:
Luật các Tổ chức tín dụng đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1998 và được sửa đổi vào năm 2004 với nội dung quy định tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác ở Việt Nam.
Theo Điều 34, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản. Ngoài ra, một số quy định liên quan giúp hỗ trợ cho hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế, như: tổ chức được cấp giấy phép có thể bị Ngân hàng nhà nước thu hồi giấy phép khi chia, sáp nhập, hợp nhất. phá sản (Điều 29); tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện chuyển nhượng cổ phần có ghi tên quá tỷ lệ quy định của Ngân hàng nhà nước, hoặc khi thay đổi tỷ lệ cổ phần của các cổ đông lớn (10) (Điều 31).
7. Các văn bản dưới luật:
a. Các quy định về mua cổ phần doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài:
Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/09/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định tất cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính, quốc tịch, nơi cư trú đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp, trừ các
trường hợp:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp đặc thù áp dụng quy định của các luật chuyên ngành và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp 1 000/0 vốn nhà nước.
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam).
Theo Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/09/2005 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, và thông tư số 90/2005/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 17/10/2005 hướng dẫn thi hành Quyết định 238: Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nắm giữ:
- Tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức niêm yết đăng ký giao dịch trên trung tâm giáo dịch chứng khoán.
- Tối đa 49% tổng số chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết, đăng ký giao dịch của một quỹ đầu tư chứng khoán. (đối với trái phiếu: không giới hạn tỷ lệ nắm giữ).
Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập Công ty chứng khoán hoặc Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tối đa là 49% vốn điều lệ.
Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn thảo Nghị định về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài theo hướng tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài mua lại cổ phần của nhau, như: quy định rõ ràng thủ tục pháp lý tiến hành sáp nhập, thống nhất quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các giao dịch mua bán hiện đang được quy định khác nhau trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán.
b. Các quy định về chuyển đổi, giao, bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
Theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, đối tượng được tham gia mua cổ phần là các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư chiến lược (nhà đầu tư có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp). Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua được trong thời hạn tối thiểu 03 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, mọi hoạt động mua, bán cổ phần, nhận hay sử dụng cổ tức và các khoản thu chi khác từ đầu tư mua cổ phần đều phải thông qua tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đưa ra định nghĩa bán doanh nghiệp, giao doanh nghiệp, các nguyên tắc bán, giao doanh nghiệp nhà nước, cũng như quyền, nghĩa vụ của các đối tượng được mua hay nhận giao doanh nghiệp và thủ tục tiến hành việc bán, giao doanh nghiệp nhà nước.
c. Quy định về việc sáp nhập, hợp nhất của tổ chức tín dụng:
Ngày 15/07/1998, Thống đốc Ngân hàng nhả nước đã ký Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN ban hành Quy chế sáp nhập, hợp nhất, qua lại Tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam. Quy chế 241 đã khẳng định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng cổ phần phải được Thống đốc Ngân hàng nhà nước chấp thuận, cũng như đưa ra các điều kiện và trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất và mua lại. Tuy nhiên, Quy chế 241 mới chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng cổ phần và đã có nhiều bất cập. Do vậy, để tạo hành lang pháp lý cho việc sáp nhập hợp nhất, mua lại của tất cả các loại hình tổ chức tín dụng, vào thời điểm hiện tại Ngân hàng nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng trên cơ sở kế thừa Quy chế 241 , phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh cũng như kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn. Theo Bản dự thảo lần thứ ba của Thông tư này sẽ có 02 trường hợp sáp nhập, hợp nhất là tự nguyện và theo chỉ định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Với quan điểm cho rằng các tổ chức tín dụng đều là công ty cùng loại" nên dự thảo đã đưa ra định nghĩa về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng phù hợp với Luật Doanh nghiệp. Để hạn chế các giao dịch nội gián do những cá nhân có liên quan biết trước thông tin sáp nhập, hợp nhất; đồng thời gắn trách nhiệm của cán bộ quản trị điều hành chủ chốt. dự thảo đã quy định một số trường hợp tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp như: thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành. Dự thảo cũng quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Theo đó, các tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất trước tiên phải thông báo cho cơ quan QLCT theo quy định của Luật cạnh tranh, sau đó mới lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét