Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

TÌNH HÌNH NỢ CÔNG VÀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM

Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Campuchia hay những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ công cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lý tốt, nếu không thì khủng hoảng nợ công có thể xảy ra với bất cứ quốc gia nào tại bất cứ thời điểm nào và để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Trong khi đó, nợ công của Việt Nam hiện nay đang ở mức 54,3% GDP với tốc độ tăng trưởng nợ hàng năm trên 15%. Với tốc độ này, nợ công của Việt Nam sẽ vượt 100% GDP, một con số đáng báo động đối với một nền kinh tế nhỏ đang phát triển và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ. Do đó, bài viết này sẽ tập trung phân tích rõ hơn tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam để từ đó đưa ra dự báo về tình hình nợ công của Việt Nam cũng như một số đề xuất về chính sách nhằm quản lý có hiệu quả nợ công ở Việt Nam.
1. Tình hình nợ công ở Việt Nam
Việt Nam mở cửa kinh tế được 25 năm và đã  đạt được những bước phát triển vượt bậc. Chỉ trong vòng 10 năm, GDP của Việt Nam đã tăng lên gấp 3 lần, từ 32,7 tỷ USD năm 2001 lên 102 tỷ USD năm 2010 (Biểu đồ 4). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế của Việt Nam vẫn là nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới; nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ là chủ yếu. Do đó, hiện tại và trong tương lai gần, việc tăng vay nợ chính phủ nói riêng và nợ công nói chung là một nhu cầu tất yếu vì Việt
Nam vẫn rất cần sự hỗ trợ về mặt tài chính (tức là vay nợ và viện trợ phát triển chính thức) từ các tổ chức đơn phương, đa phương trên thế giới để phát triển nền kinh tế hơn nữa.
Quy mô nợ công
Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công  của Việt Nam năm 2001 mới là 11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 144 USD. Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương đương 54,3% GDP và hiện tại, Việt Nam được xếp vào nhóm nước có mức nợ công trên trung bình. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã tăng gấp gần 5 lần với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm (Biểu đồ 1). Nếu tiếp tục với tốc độ này thì chỉ trong vòng 5 năm nữa, đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ vượt quá 100% GDP như hai nước thành viên EU mới lâm vào khủng hoảng nợ công gần
đây là Hy Lạp (133,6%), Ailen (129,2%). Nợ công đạt trên 100% GDP là một con số không nhỏ đối với một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam.

Cơ cấu nợ công
Theo khoản 2 Điều 1 Luật Quản lý nợ công của Việt Nam, nợ công bao gồm tất cả các khoản nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006  – 2010 gồm nợ chính phủ chiếm 78,1%, còn lại là nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 61,9%; nợ trong nước chiếm 38,1%. Trong nợ nước ngoài, ODA chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2009, nợ công của Việt Nam gồm nợ chính phủ
chiếm 79,2%, nợ được chính phủ bảo lãnh chiếm 17,6% và nợ chính quyền địa phương chiếm 3,1%; trong nợ chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 60%, trong đó có 85% là ODA……
ĐỌC TOÀN VĂN BÀI VIẾT TẠI ĐÂY

Nguồn: TẠP CHÍ NGÂN HÀNG SỐ 14 NĂM 2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét